Giáo án Tiết 29: Qua đèo ngang ( bà huyện Thanh Quan)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

- Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo. Nỗi buồn, cô đơn, nhớ nước, thương nhà. Bước đầu hiểu được về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

- Đọc và phân tích theo bố cục bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt.

B. CHUẨN BỊ:

· HS trả lời các câu hỏi trong sgk.

· Gv chuẩn bị các tư liệu có liên quan. Phóng to hình ảnh Đèo Ngang trong sgk,tr.103

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: đọc thuộc bài thơ: Bài ca Côn Sơn. Nét NT nổi bật của bài thơ là gì? Tác giả muốn gửi gắm tình cảm gì trong bài thơ đó?

3. Bài mới: Giới thiệu bài: Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như : Cao Bá Quát có bài Đăng Hoành Sơn, Nguyễn Khuyến có bài Qua Hoành Sơn nhưng tiêu biểu, đựơc nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cái hay của bài thơ này nhé.

 

 

docx5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 29: Qua đèo ngang ( bà huyện Thanh Quan), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8 Ngày soạn: 05/10/2013 Ngày dạy: 11/10/2013 Qua Đèo Ngang. (Bà Huyện Thanh Quan) Tiết : 29 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo. Nỗi buồn, cô đơn, nhớ nước, thương nhà. Bước đầu hiểu được về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. - Đọc và phân tích theo bố cục bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt. B. CHUẨN BỊ: HS trả lời các câu hỏi trong sgk. Gv chuẩn bị các tư liệu có liên quan. Phóng to hình ảnh Đèo Ngang trong sgk,tr.103 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: đọc thuộc bài thơ: Bài ca Côn Sơn. Nét NT nổi bật của bài thơ là gì? Tác giả muốn gửi gắm tình cảm gì trong bài thơ đó? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như : Cao Bá Quát có bài Đăng Hoành Sơn, Nguyễn Khuyến có bài Qua Hoành Sơn … nhưng tiêu biểu, đựơc nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cái hay của bài thơ này nhé. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1: Dựa vào chú thích em hãy nêu một vài nét nổi bật về tác giả? - Là một trong 3 nữ sĩ nổi tiếng của thơ ca trung đại Việt Nam (Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm và Bà). Bà Huyện Thanh Quan sáng tác khơng nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nơm, theo thể Đường luật. Hiện cịn gồm những bài sau: 1. Thăng Long thành hồi cổ 2. Qua chùa Trấn Bắc. 3. Chiều hơm nhớ nhà. 4. Nhớ nhà. 5. Tức cảnh chiều thu. 6. Cảnh đền Trấn Võ. 7. Cảnh Hương sơn - Chồng bà là quan tri huyện của huyện Thanh Quan, Tỉnh Thái Bình, nên mọi người gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. - Bà mất ở tuổi 43 (chồng bà cũng qua đời ở tuổi 43). Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây, nhưng sau này sĩng giĩ đã làm sạt lở khơng cịn tăm tích. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Dưới thời vua Minh Mạng, bà được vời vào kinh đơ Huế, giữ chức Cung Trung Giáo Tập (Nữ quan dạy nghi lễ) để dạy nghi lễ cho các cơng chúa và cung phi. Trên đường đi vào Huế nhận chức, khi dừng chân nghỉ tại Đèo Ngang bà đã viết nên thi phẩm tuyệt tác này. - Cĩ nhiều thi sĩ đã làm thơ về cảnh Đèo Ngang, nhưng bài thơ của Bà HTQ vẫn được coi là hay nhất. GV: hướng dẫn HS đọc: giọng nhẹ nhàng, chậm chậm, ngắt đúng nhịp, đượm chút buồn man mác để gợi được niềm tâm sự của nhà thơ. Càng về cuối giọng càng ai hoài, khắc khoải, nhỏ dần. Gv đọc một lần cho hs đọc lại gv nhận xét. Gv cho hs tự tìm hiểu từ khó sgk. 1. Đèo Ngang : thuộc dãy núi Hồnh Sơn, một nhánh của dãy núi Trường Sơn, chạy thẳng ra biển, phân chia địa giới hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Em hãy xác định bố cục của bài thơ? - Phần 1. 4 câu thơ đầu: Khung cảnh Đèo Ngang buổi chiều tà. - Phần 2. 4 câu cuối: Tâm trạng của nữ sĩ khi dừng chân tại Đèo Ngang. Bài thơ được viết theo thể loại nào? Em biết gì về thể thơ này? Gv giới thiệu về thể thơ về nhịp, vần, luật bằng trắc, đối. Mỗi bài cĩ 8 câu, mỗi câu cĩ 7 chữ. Chỉ cĩ một vần được gieo ở cuối câu thơ và hiệp vần với nhau ở các câu. Bài thơ thường đi theo bố cục: Đề (2 câu đầu); Thực (2 câu tiếp); Luận (2 câu 5, 6); Kết (2 câu cuối) (Tuy nhiên tùy từng nội dung cĩ thể chia bài thơ theo bố cục như đã chọn ở trên). Bước tới đèo Ngang bĩng xế tà Cỏ cây chen lá, đá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sơng, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lịng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại, trời non nước Một mảnh tình riêng, ta với ta . HĐ 2: GV: Cho học sinh đọc 4 câu thơ đầu. Cảnh Đèo Ngang được gợi tả bằng những chi tiết nào: Không gian, thời gian, con người, cảnh vật? - Cảnh đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế tà với cỏ, cây, hoa, lá, đá, chen nhau mọc. - Trời, non, nước, thì bao la rộng lớn. - Sự sống của con người thì ít ỏi, thưa thớt. - Có chút âm thanh vang vọng thì lại là tiếng chim khoắc khoải, buồn thương. Em hình dung như thế nào về cảnh đèo Ngang? Khung cảnh ấy dễ gợi tâm trạng gì trong lòng người? - Nét tả thực gợi sự rậm rạp, um tùm rộng lớn nhưng hoang sơ, cô tịch, vắng lặng, trống trải, tiêu điều ở Đèo Ngang. - Cảnh ấy dễ gợi trong lòng người tâm trạng buồn man mác. Những biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng để tả cảnh Đèo Ngang? Tả thực; điệp từ “chen” - Từ láy gợi hình: lom khom, lác đác: gợi tả hình dáng vất vả, nhỏ nhoi, thưa thớt của người và vật. - Dùng lượng từ vài, mấy chỉ sự ít ỏi. - Đảo trật tự cú pháp: nhấn mạnh sự sống và hoạt động của con người ở đèo Ngang. - Phép đối tương hỗ: Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sơng, chợ mấy nhà. Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trên? Dù là những câu thơ tả cảnh nhưng cũng đã hé mở phần nào trạng thái tâm hồn của nhà thơ, vậy biện pháp NT gì được nữ sĩ sử dụng ở đây? - Nữ thi sĩ đã sử dụng một thủ pháp nghệ thuật rất quen thuộc trong thơ cổ đó là biện pháp : Tả cảnh ngụ tình. => Chỉ bằng vài nét chấm phá, nữ thi sĩ giống như một họa sĩ tài ba đã vẽ lên bức tranh Đèo Ngang có hình khối, có đường nét, có màu sắc và vô cùng chân thực, sống động, giúp ta hình dung về cảnh Đèo Ngang rộng lớn nhưng hoang sơ, heo hút, quạnh quẽ, xa lạ, gợi nỗi buồn trong lòng người lữ thứ xa quê. Nhà thơ bộc lộ tâm sự gì qua 2 câu thơ này? “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc. Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. BPNT gì được sử dụng ở đây? Tác dụng của BPNT đó? - Âm thanh của tiếng chim quốc và tiếng chim đa đa -> Một nét động trong bức tranh đèo Ngang. -> Nghệ thuật ẩn dụ, dùng điển tích, chơi chữ: mượn tiếng chim để bày tỏ lòng người. - Làm nổi bật hai trạng thái cảm xúc của người con xa xứ: - Diễn tả tâm trạng nhớ quê nhà, nhớ nước. - Tạo nhạc điệu cân đối cho lời thơ. Em hãy chỉ ra các biểu hiện đối ý, đối thanh và nêu tác dụng của phép đối trong 2 câu thơ này? -> Đối ý qua tâm trạng: nhớ – thương; nước – nhà; đau lòng – mỏi miệng -> khắc họa đậm nét tâm trạng nhớ, thương. -> Đối thanh qua lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình: - cuốc cuốc = quốc = nước; - gia gia = nhà; - quốc gia = nước nhà. Em có nhận xét gì về cách bày tỏ tâm trạng của nhà thơ trong 2 câu này so với cách biểu hiện trong khổ thơ trước đó? - Khổ trước -> tình cảm, tâm trạng bộc lộ gián tiếp (mượn cảnh để ngụ tình) - 2 câu luận -> nữ sĩ bộc bạch tình cảm trực tiếp qua những từ giàu sắc thái biểu cảm: “nhớ, thương và đau”. Em hình dung được gì về cảnh Đèo Ngang qua câu thơ “Dừng chân đứng lại trời, non, nước? - Cảnh Đèo Ngang hiện lên với: trời, non, nước -> gợi một không gian mênh mông, bao la, bát ngát mà xa lạ. Trong bối cảnh không gian đó, con người sẽ cảm thấy mình như thế nào? - Con người sẽ cảm thấy cô đơn, lẻ loi, rợn ngợp. Biện pháp NT nào được tác giả sử dụng ở đây? Tác dụng của nó? - BPNT tương phản: không gian rộng lớn > Gợi sự cô đơn, lẻ loi . Vậy em hiểu thế nào là “tình riêng ta với ta”? Tình riêng: Tâm sự sâu kín, chỉ một mình mình biết, mình hay. - Ta với ta: Mình đối diện với chính mình. - Tâm sự sâu kín không thể chia sẻ cùng ai, kết tụ lại trong lòng thành mảnh tình riêng “ta với ta”. Em có nhận xét gì về giọng điệu ở 2 câu thơ cuối và cách sử dụng đại từ “ta” của nhà thơ? - Giọng thơ với âm hưởng, nhịp điệu như một tiếng thở dài, ngậm ngùi, nuối tiếc. “Ta với ta”: điệp từ “ta” được sử dụng ở ngôi thứ nhất số ít. 2 từ mà lại chỉ một con người -> cùc t¶ nçi buån thÇm lỈng c« ®¬n ®Õn tét cïng cđa người l÷ thø. Qua phân tích, em hiểu được gì về con người của Bà Huyện Thanh Quan? Tổng kết lại những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? Giá trị nghệ thuật của những BPNT đĩ? - Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình. - Sáng tạo trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác: phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, chơi chữ, tương phản, giọng thơ, từ láy, từ đồng âm khác nghĩa, gợi hình, gợi cảm. - Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả. - Thể thơ Đường Luật sang trọng được sử dụng điêu luyện. Em hãy nêu giá trị nội dung của bài thơ? I. TÁC GIẢ TÁC PHẨM: 1 . Tác giả: (1805-1848) - Tên thật là Nguyễn Thị Hinh quê ở Hà Nội sống vào khoảng cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. - Là một trong 3 nữ sỉ nổi tiếng của thơ ca trung đại Việt Nam mang đậm phong cách hoài cổ, để lại 5-7 bài thơ. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: - Được sáng tác trên đường đi vào Huế nhận chức, khi dừng chân nghỉ tại Đèo Ngang bà đã viết nên thi phẩm tuyệt tác này. b. Đọc – hiểu chú thích: - Hướng dẫn đọc: - Lưu ý chú thích 1: Đèo Ngang c. Bố cục - Thể loại: Ø Bố cục: 2 phần Ø Thể loại: - Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật. Gieo vần 1, 2, 4, 6, 8, độc vần, vần chân, vần bằng. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Bức tranh Đèo Ngang: => Tô đậm khung cảnh Đèo Ngang. Ở đây xuất hiện bóng dáng, hoạt động của con người nhưng ít ỏi, âm thầm, lặng lẽ, thưa thớt, càng làm cho cảnh vật tăng thêm phần heo hút, quạnh vắng. - Làm nổi bật hai trạng thái cảm xúc của người con xa xứ: - Diễn tả tâm trạng nhớ quê nhà, nhớ nước. Bà nhớ nhà, nhớ quê hương. Một nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai. Điệp từ “ta” được sử dụng ở ngôi thứ nhất số ít. 2 từ mà lại chỉ một con người -> cùc t¶ nçi buån thÇm lỈng c« ®¬n ®Õn tét cïng cđa người l÷ thø. - Bà là người phụ nữ có tâm hồn nhạy cảm, tài sắc vẹn toàn lại giàu tình cảm, tràn đầy tâm huyết với đất nước, với gia đình. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: => Tạo cho bài thơ nét độc đáo, sức sống vĩnh cửu với thời gian và trong lòng nhiều thế hệ người yêu thơ. 2. Nội dung: - Thể hiện tâm trạng cơ đơn thầm lặng, nỗi niềm hồi cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ. - Khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều tà hùng vĩ nhưng hoang sơ, buồn, tiêu điều, xơ xác. Nỗi buồn cô đơn. Sâu thẳm mang nặng nỗi sầu nhân thế mà không thể chia sẻ cùng ai của nhà thơ. 3. Củng cố: - Nhắc lại toàn bộ nội dung bài. - Nắm được biện pháp nghệ thuật. 4. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ; Soạn bài : “ Bạn Đến Chơi Nhà”

File đính kèm:

  • docxQua đèo Ngang. Hương.docx