Giáo án Tiết 125: tiếng việt nghĩa tường minh và hàm ý

I. Mức độ cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.

- Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.

- Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.

- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.

- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.

- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.

- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.

3. Thái độ:

- Tự ý thực việc sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý trong nói và viết.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tình huống, bảng phụ.

- HS: Soạn bài theo yêu cầu.

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp.

2. Bài cũ: Chỉ ra các phép liên kết trong những trường hợp sau đây:

a/ Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích.

b/ Nhĩ nhìn mãi đám khách nhưng vẫn không tìm thấy cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo đâu cả.

Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi đến được hàng cây bằng lăng bên kia đường.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 125: tiếng việt nghĩa tường minh và hàm ý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 04 .3 .2014 Ngày dạy: Tiết 125: Tiếng việt NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý I. Mức độ cần đạt: 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý. - Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu. - Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hằng ngày. - Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý. - Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu. - Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể. - Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp. 3. Thái độ: - Tự ý thực việc sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý trong nói và viết. II. Chuẩn bị: - GV: Tình huống, bảng phụ. - HS: Soạn bài theo yêu cầu. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: Chỉ ra các phép liên kết trong những trường hợp sau đây: a/ Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích. b/ Nhĩ nhìn mãi đám khách nhưng vẫn không tìm thấy cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo đâu cả. Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi đến được hàng cây bằng lăng bên kia đường. (Nguyễn Minh Châu). 3. Bài mới: H: Hai cách diễn đạt sau có gì khác nhau? - Bây giờ là 11 giờ. - Bây gìờ đã 11 giờ rồi. -> Cách diễn đạt thứ nhất đựơc hiểu theo nghĩa tường minh, cách thứ hai được hiểu theo hàm ý. Vậy thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? HĐ của GV và HS Néi dung kiÕn thøc cÇn ®¹t HĐ1: Hướng dẫn HS phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý . - Gọi HS đọc ví dụ SGK/74,75. - Dùng bảng phụ ghi lại hai câu nói của anh thanh niên. H: Qua câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? H: Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái? - Lý do của anh: ngại ngùng, muốn che giấu tình cảm của mình... H:Câu nói “Ồ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” có ẩn ý gì không? -> Mục đích của anh là thông báo việc cô để quên chiếc khăn mùi soa. Nội dung này được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - Kết luận:Câu nói thứ nhất của anh thanh niên chứa hàm ý. Vậy thế nào là hàm ý? - Nhận xét, hoàn chỉnh khái niệm về hàm ý. H: Câu nói thứ hai của anh thanh niên được hiểu theo nghĩa tường minh. Thế nào là nghĩa tường minh? - Nhận xét, hoàn chỉnh khái niệm và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.. - GV đưa ra tình huống: Nam đang chơi ngoài sân, bỗng mẹ bảo: - Trời sắp mưa rồi đấy! H: Điều mà người mẹ muốn nói trong câu trên là gì? (HS trả lời theo suy nghĩ). - Có thể là: Hãy vào nhà đi hoặc ra lấy quần áo vào. - Yêu cầu HS lấy ví dụ (theo hình thức đối thoại). - HS khác lắng nghe và nhận xét. GV nhận xét, kết luận. - GV lưu ý HS: Hàm ý có những đặc tính nhất định: + Hàm ý có thể giải đoán được : Người nghe có năng lực thì có thể đoán ra hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý + Hàm ý có thể chối bỏ được : Người nói không chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói của mình. - Hoăc hàm ý được nhiều người dùng và dùng một cách phổ biến gọi là hàm ý chung. VD: Có người nói với mẹ Hải: - Hôm nay Hải không đi chơi điện tử (Câu này có hàm ý : Những ngày khác Hải thường hay đi chơi điện tử). Hàm ý được người giải đoán gắn với tình huống cụ thể gọi là hàm ý dùng riêng. Loại hàm ý này khi tách khỏi tình huống cụ thể sẽ không giải đoán được hoặc bị hiểu sai lệch. H: Hãy nhắc lại thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập . - Yêu cầu HS đọc lại đọan trích ở mục I. H: Câu nào cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy? - HS thảo luận cặp và phát biểu ý kiến. -> Câu “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy”. Đặc biệt là cụm từ tặc lưỡi cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên. Đây là cách dùng “hình ảnh” để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật. H:Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc mùi soa? - Hướng dẫn HS về nhà làm. - Gọi HS đọc đoạn trích, chú ý câu in đậm (bài tập 2). H:Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích trên là gì? - HS thảo luận cặp và trả lời. - Nhận xét và kết luận. - Gọi HS đọc đoạn trích SGK/75,76 (bài tập 3). H: Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày ý kiến - GV nhận xét và kết luận. - Gọi HS đọc đoạn trích SGK/76 (bài tập 4), chú ý các câu in đậm. H: Những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không? - Yêu cầu HS thảo luận cặp và trả lời câu hỏi. - Nhận xét và kết luận: Những câu in đậm không chứa hàm ý. Câu in đậm thứ nhất là câu nói lảng (Ông Hai muốn về không phải vì trời nắng mà vì không muốn nghe mọi người bàn tán về làng chợ Dầu của ông). Câu in đậm thứ hai là câu nói dở dang (Vì bà Hai muốn kể với chồng về tin đồn về làng mình nhưng không dám nói thẳng ra điều đó). I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý: 1. Ví dụ: (SGK/74,75) - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! -> Anh rất tiếc vì thời gian còn quá ít. => Hàm ý - “Ồ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” -> Thông báo việc cô để quên chiếc khăn mùi soa. => Nghĩa tường minh 2. Kết luận: * Ghi nhớ (SGK/75) II. Luyện tập: 1. Đọc lại đoạn trích... a. - Câu “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy” cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên. - Cụm từ “tặc lưỡi” giúp cho ta nhận ra điều ấy. 2. Hãy cho biết hàm ý ... - Hàm ý của câu “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá”. -> Ông họa sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy. 3. Tìm câu chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý... Câu “Cơm chín rồi!” có chứa hàm ý, đó là “Ông vô ăn cơm đi!”. 4. Cho biết những câu in đậm… Những câu in đậm không chứa hàm ý, vì: + Câu in đậm thứ nhất: là câu nói lảng (nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn). + Câu in đậm thứ hai là câu nói dở dang. *Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh làm bài tập củng cố: Câu 1: Câu nào sau đây có chứa hàm ý? A. Lão chỉ tẩm ngẩm thế chứ cũng ra phết chứ chả vừa đâu : Lão vừa xin tôi một ít bả chó. B. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão. C. Cuộc đời quả thực một thêm đáng buồn. D. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy. Câu 2: Câu in đậm sau đây chứa hàm ý gì? Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào; thầy giáo nói với học sinh đó : Bây giờ là mấy giờ rồi? A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ. B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút. C. Phê bình học sinh đó đi học không đúng giờ. D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ. => Đáp án : 1A, 2C *. Hướng dẫn tự học: - Học bài, xem lại các bài tập đã làm. - Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo): + Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi SGK + Nắm được điều kiện sử dụng hàm ý. - Làm bài tập phần Luyện tập.

File đính kèm:

  • docNghia tường minh ham ý.doc