Giáo án Tiết : 122 dấu gạch ngang

I/ MỤC TIÊU :

1- Kiến thức :

- Hiểu về hình thức và công dụng của dấu gạch ngang.

2- Kĩ năng :

- Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.

3- Thái độ :

- Yêu tiếng Việt

II/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

v Tham khảo các tài liệu:

o Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.

o Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.

o Bảng phụ.

2. Học sinh:

v Học tốt bài cũ.

v Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết : 122 dấu gạch ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14/04/08 Tiết : 122 DẤU GẠCH NGANG I/ MỤC TIÊU : 1- Kiến thức : - Hiểu về hình thức và công dụng của dấu gạch ngang. 2- Kĩ năng : - Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. 3- Thái độ : - Yêu tiếng Việt II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Tham khảo các tài liệu: Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7. Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II. Bảng phụ. 2. Học sinh: Học tốt bài cũ. Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (15 phút) ĐỀ SỐ 1 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8.0 đ) Hãy khoanh tròn vào 1 chữ cái đứng đầu câu trả lời em cho là đúng nhất. 1. Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” được viết theo hình thức nào? A. Truyện ngắn B. Tả cảnh C. Bút kí D. Tùy bút 2. Dòng nào đúng nhất về nội dung mà văn bản “Ca Huế trên sông Hương” muốn đề cập đến? A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương. B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế. C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế. D. Cả 3 ý trên. 3. Phương tiện nào được dùng để tổ chức đêm ca Huế trên sông Hương? A. Thuyền rồng. B. Tàu thủy C. Xuồng máy D. Thuyền gỗ 4. Theo em, cách nghe ca Huế có gì độc đáo so với nghe qua băng ghi âm? A. Được nghe,trực tiếp nhìn các ca công chơi đàn.B. Được nói chuyện với các ca công. C. Được chơi các nhạc cụ. D. Được nghe đi nghe lại nhiều lần. 5. Vì sao có thể nói ca Huế vừa sôi nổi, vui tươi, vừa trang trọng uy nghi? A. Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian. B. Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian, nhạc cung đình. C. Ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng. D. Ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình. 6. Phép liệt kê có tác dụng gì? A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật, hiện tượng. B. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng. C. Diễn tả sự tương phản giữa các sự vật, hiện tượng. D. Diễn tả sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng. 7. Phép liệt kê trong câu” Sách của Lan để khắp mọi nơi trong nhà: trên giường, trên bàn học, trên giá sách, trên bàn cơm, trên ghế … “ có tác dụng gì? A. Nói lên tính chất khẩn trương của hành động. B. Nói lên sự bề bộn của sự vật. C. Nói lên sự phong phú của sự vật. D. Tính quyết liệt của hành động. 8. Theo em, mục nào dưới đây có thể thiếu trong văn bản hành chính? A. Họ và tên, chức vụ của người nhận hay cơ quan nhận văn bản. B. Nội dung văn bản. C. Quốc hiệu, tiêu ngữ. D. Họ và tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản. B. PHẦN TỰ LUẬN (2.0đ) Em hiểu thế nào là phép liệt kê? Cho ví dụ? YCHS: trả lời theo ghi nhớ SGK/105. Cho ví dụ đúng. ĐỀ SỐ 2 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8.0 đ) Hãy khoanh tròn vào 1 chữ cái đứng đầu câu trả lời em cho là đúng nhất. 1. Dòng nào sau đây nhận định đúng về chèo? A. Là loại kịch, hát múa dân gian. B. Kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu. C. Được nảy sinh và phổ biến ở Băc Bộ. D. Cả 3 ý trên. 2. Vở chèo “Quan Âm Thị Kính” được chia làm mấy phần? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 3. Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng? nằm ở phần thứ mấy của vở chèo? A. Phần thứ hai B. Phần thứ nhất C. Phần thứ tư D. Phần thứ ba 4. Theo em, vì sao Thị Kính lại bị Sùng bà khinh rẻ, coi thường. A. Gia đình Sùng bà quyền quí, giàu sang, Thị Kính là “con nhà cua ốc” nghèo hèn. B. Thị Kính là người con dâu lẳng lơ. C. Thị Kính là người con dâu đánh đá, nanh nọc. D. Thị Kính có ý giết chồng. 5. Thiện Sĩ là người chồng như thế nào? A. Thiếu bản lĩnh, nhác gan, nhu nhược. B. Dũng cảm đứng ra bênh vực cho Thị Kính. C. Nhận ra cái sai của cha mẹ và khuyên can. D. Đứng ra minh oan cho Thị Kính. 6. Phép liệt kê có tác dụng gì? A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật, hiện tượng. B. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng. C. Diễn tả sự tương phản giữa các sự vật, hiện tượng. D. Diễn tả sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng. 7. Phép liệt kê trong câu” Nhà Lan có rất nhiều loại hoa. Nào là hoa huệ, hoa hồng, hoa hướng dương, hoa, hoa cúc … “ có tác dụng gì? A. Sự giàu có của nhà Lan. B. Nói lên sự khác nhau giữa các loài hoa. C. Nói lên sự phong phú của các loài hoa. D. Nói lên sự tương phản giữa các loài hoa. 8. Theo em, mục nào dưới đây có thể thiếu trong văn bản hành chính? A. Họ và tên, chức vụ của người nhận hay cơ quan nhận văn bản. B. Nội dung văn bản. C. Họ và tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản. D. Kí tên. B. PHẦN TỰ LUẬN (2.0đ) Em hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng? Lấy một ví dụ minh họa? YCHS: Nêu đủ 3 công dụng treo ghi nhớ SGK/122 Cho ví dụ đúng. 3. Bài mới: (24 phút) Giới thiệu bài mới: (1 phút) Trong câu, ngoài những thành phần của câu hay cỉa cụm từ như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ hay phụ ngữ … còn có những bộ phận đwocj dùng để chú thích, giải thích thêm cho những từ ngữ trong câu hoặc cho cả câu. Sự có amựt của ccs bộ phận này khiến ý nghĩa của câu trở nên rõ ràng hơn, chính xác hơn. Dấu gạch ngang được dùng như một phương tiện để đánh dấu các bộ phận này. TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC 8’ 7’ 8’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang. * GV:Treo bảng phụ ghi các ví dụ SGK/129. GV: Gọi HS đọc ví dụ. H1: Trong các ví dụ trên, có dùng loại dấu gì? H2: Dấu gạch ngang được dùng trong các câu có tác dụng gì? H3: Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết dấu gạch ngang có những công dùng gì? * GV: Sơ kết các ý trả lời và chốt lại 3 công dụng của dấu gạch ngang theo ghi nhớ SGK. H4: Đăït một câu có dùng dấu gạch nối? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân biệt dấu gạch ngang và dấu ngang cách. H5: Trong ví dụ c – mục 1, dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va– ren được dùng để làm gì? H6: Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang? H7: Ta cần phân biệt dấu gạch nối và dấu gạch ngang như thế nào? * GV chốt lại phần ghi nhớ SGK/130. * Bài tập: Đặt dấu gạch ngang và dấu gạch nối vào vị trí thích hợp: a. Ra đi ô là phương tiện thông tin đại chúng hữu hiệu. b. Thầy Hoàng người thầy chủ nhiệm tôi năm lớp 6 đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm vừa rồi. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập. H5: Yêu cầu của bài tập 1? * GV gọi HS đọc các đoạn văn. H6: Em hãy nêu công dụng của dấu gạch ngang trong bài tập 1? H7: Yêu cầu bài tập 2? H8: Em hãy nêu công dụng của các dấu gạch nối trong các ví dụ trên? * GV cho HS thảo luận nhóm làm bài tập 3 SGK. Củng cố: Em hãy nêu các công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối? HS theo dõi. HS đọc. TL: Trong các ví dụ trên có dùng các loại dấu: dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm lửng, dấu chấm than, dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu ngoặc đơn, dấu gạch nối và dấu gạch ngang. TL: a. Dấu gach ngang để đánh dấu bộ phận giải thích. b. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật (lời thoại). c. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu liệt kê công dụng của dấu chấm lửng. d. Dấu gạch ngang dùng để nối các bộ phận trong liên danh (tên ghép) cuộc hội kiến Va-ren và Phan Bội Châu. TL: Các công dụng của dấu gạch ngang: + Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. + Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. + Nối các từ nằm trong một liên danh. TL: Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam sáng ngời trong lòng quân chúng nhân dân ta. TL: Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài (có thể là từ mượn) : Va-rn, ra-đi-ô. Lê-ô-na đờ Van-xi,…. TL: Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang. TL: Dấu gạch nối không phải là dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. Hình thức: dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. a. Ra-đi-ô là phương tiện thông tin đại chúng hữu hiệu. b. Thầy Hoàng – người thầy chủ nhiệm tôi năm lớp 6 đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm vừa rồi. BT1: Nêu công dụng của dấu gạch ngang. HS đọc. a, b. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. c. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích. d. e. Nối cá từ trong một liên danh. BT2 : Công dụng của dấu gạch nối: Dùng để nối các tiếng trong một tên riêng nước ngoài. HS thảo luận nhóm làm bài tập 3. a. Sùng bà – một con người độc ác, - đã tàn nhẫn đuổi Thị Kính ra khỏi nhà. b. Lam – học sinh lớp 7A1 vừa đạt giải thưởng Quang Trung. I.Công dụng của dấu gạch ngang: 1. Ví dụ: 2. Ghi nhớ: Các công dụng của dấu gạch ngang: + Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. + Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. + Nối các từ nằm trong một liên danh. II .Phân biệt dấu gạch ngang và dấu ngang cách: * Ghi nhớ: Dấu gạch nối không phải là dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. Hình thức: dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. III. Luyện tập: BT1:Nêu công dụng của dấu gạch ngang. BT2: Công dụng của dấu gạch nối: BT3: Viết đoạn văn. 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (2 phút) Đọc soạn bài “Ôn tập Tiếng Việt.” Bài tập về nhà: BT1:Viết một đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối. (Nói về nhân vật Thị Kính) BT2: Đăït dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp và xác định công dụng của dấu gạch ngang trong các câu sau: a. Con cái các chính khách trên thế giới họ sống ra sao? b. Tháng ba năm đó, đương mùa hoa bưởi nở, lại có một đôi chim ri lảng vảng đến vườn biết có phải những gã chim cũ. c. Bom toàn ném và đạn toàn bắn vào bệnh viện và trường học lại vẫn trường học và bệnh viện. d. Chỉ có con bé con tại sao nó lại cứ thế ? Cứ giật mình liên tiếp. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTIET 122.doc