Giáo án Tiết : 118 trích đoạn nỗi oan hại chồng (theo đỗ bình trị – hoàng hữu yên)

I/ MỤC TIÊU :

1- Kiến thức :

- Nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật) của đoạn trích: Nỗi oan hại chồng.

2- Kĩ năng :

- Phân tích lời thoại trong chèo .

3- Thái độ :

- Rèn luyện nhân cách cho HS.

II/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

v Tham khảo các tài liệu:

o Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.

o Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.

o Bình giảng Ngữ văn 7.

2. Học sinh:

v Học tốt bài cũ.

v Đọc văn bản “Quan Âm Thị Kính” trích đoạn“Nỗi oan hại chồng” soạn bài theo câu hỏi SGK.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết : 118 trích đoạn nỗi oan hại chồng (theo đỗ bình trị – hoàng hữu yên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/03/08 Tiết : 118 Trích đoạn NỖI OAN HẠI CHỒNG (Theo Đỗ Bình Trị – Hoàng Hữu Yên) I/ MỤC TIÊU : 1- Kiến thức : - Nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật) của đoạn trích: Nỗi oan hại chồng. 2- Kĩ năng : - Phân tích lời thoại trong chèo . 3- Thái độ : - Rèn luyện nhân cách cho HS. II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Tham khảo các tài liệu: Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7. Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II. Bình giảng Ngữ văn 7. 2. Học sinh: Học tốt bài cũ. Đọc văn bản “Quan Âm Thị Kính” trích đoạn“Nỗi oan hại chồng” soạn bài theo câu hỏi SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) H1: Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? Em biết gì về nhân vật Thị Kính và Sùng bà? YCTL: Các nhân vật: - Thiện Sĩ – Thị Kính – Sùng Bà – Sùng Ông – Mãng Ông (cha Thi Kính). - Hai nhân vật chính tạo nên xung đột là Sùng bà và Thị Kính. * Thị Kính: Thuộc loại nhân vật nữ chính, xuất thân ttrong một gia đình nông dân bình thường, là người vợ, người con dâu trong một gia đình khá giả trong XHPK VN ngày xưa. * Sùng Bà: Thuộc loại vai “mụ ác”, đại diện cho mẹ chồng cay nghiệt, tàn nhẫn, khắt khe với con dâu chính là đại diện cho giai cấp địa chủ giàu có ở nông thôn. 3. Bài mới: (37 phút) Giới thiệu bài mới: (1 phút) Trong tiết trước các em đã đi vào tìm hiểu thế nào là loại chèo – Đây là thể loại mới các em bắt đầu học trong chương trình Ngữ Văn 7. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng là một trong những kịch tính gay cấn trong vở chèo. Chúng ta đã tìm hiểu chung về các nhân vật trong đoạn, cụ thể hơn về các nhân vật này, ta sẽ tìm hiểu trong tiết 118. TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC 30’ 06’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS Tìm hiểu văn bản. * GV gọi HS kể tóm tắt đoạn trích. * Nhân vật Sùng bà: H1: Em hãy liệt kê và nhận xét những hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính? * Gợi ý: + Sùng bà có những hành động như thế nào đối với Thị Kính? + Nhận xét? + Bà có những lời nói khoe khoang về nhà mình như thế nào? Còn về nhà Thị Kính thì ra sao? * GV: Mỗi lần mụ cất lời Kính thêm một tội, không cần hiểu rõ sự tình, không cần biết phải, trái. Mụ đuổi Thị Kính vì lí do khác hơn là lí do cho rằng Thị Kính giết chồng mình. H2: Em hãy tìm thêm những lời lẽ của Sùng bà đối với Thị Kính? H3: Em có những nhận xét gì về lời lẽ của Sùng bà? (Nâng cao) * GV: Thị Kính tuy có đủ đức hạnh như lễ giáo phong kiến qui định nhưng vẫn không được Sùng bà chấp nhận vì người phụ nữ này không có nguồn gốc “cao quí”, không môn đăng hổ đối với gia đình bà. Bà lấy mình làm chuẩn mực tỏ rõ phép nhà, mụ là người tạo ra “luật” và “lệ” trong gia đình. * Thị Kính kêu oan: H4: Trong đoạn trích, Thị Kính mấy lần kêu oan? Kêu oan với những ai? H5: Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới được mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó? * GV: Năm lần kêu oan của Thị Kính đều hướng về những người thân yêu nhất, 4 lần đầu đều vô ích, càng kêu oan thì nỗi oan càng dày. Giữa gia đình chồng, người con dâu, người vợ đức hạnh hoàn toàn cô độc. Chỉ đến lần cuối cùng kêu oan với Mãng ông – cha đẻ mình mới nhận được sự cảm thông. H6: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông làm điều gì tàn ác? H7: Theo em, xung đột trong đoạn trích này thể hiện đỉnh điểm ở chỗ nào? H8: Qua cử chỉ và ngôn ngữ nhân vật, em hãy phân tích nhân vật Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà? H9: Việc Thị Kính quyết tâm trá hình làm nam tử bước đi tu hành có ý nghĩa gì? (Tích cực và hạn chế). (Nâng cao) * GV: Hành động của Thị Kính là sự chịu đựng, sự nhẫn nhục không có dấu tranh. * GV chốt phần ghi nhớ. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập. * GV: Cho HS thảo luận nhóm – cử đại diện nhóm trả lời – các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa – bổ sung. H10: Em hãy phân biệt “Oan Thị Kính” và “Oan Thị Mầu”? Hoạt động củng cố : GV gọi HS đọc phần ghi nhớ. Em có những suy nghĩ gì về hình ảnh nhân vật Thị Kính qua đoạn trích? HS tóm tắt. TL: * Hành động: + Dúi đầu Thị Kính xuống + Bắt Thị Kính ngửa mặt lên + Dúi tay đẩy Thị Kính ngã xuống, không cho Thị Kính phân bua, nói rõ sự tình… Hành động thô bạo, tàn nhẫn. * Ngôn ngữ: + Giống nhà bà giống phượng giống công (tuồng bay mèo mã gà đồng). + Trứng rồng lại nở ra rồng (Liu điu lại nở ra dòng liu điu). + Nhà bà đây cao môn lệch tộc (mày là con nhà cua ốc). Bà khoe khoang, hãnh diận, vênh váo nhà bà, dòng họ bà; bà miệt thị, khinh bỉ, xỉ vả, coi thường nhà Thị Kính. TL: Cái con mặt sứa gan lim này, mày định giết con bà à? + Thôi câm đi, lại còn dám mở mồm nữa à? + Gái say trai lập chí giết chồng. + Gái trơ như mặt thớt. + Ngựa bất kham. TL: Lời lẽ thoát khỏi quan hệ mẹ chồng – nàng dâu. Thay vào đó là là quan hệ giai cấp, thứ bậc. Bộc lộ thái độ trấn áp tàn nhẫn, phủ phàng, giọng cao kì, khinh thị người nghèo khổ. TL: Thị Kính 5 lần kêu oan: + Giời ơi! Mẹ ơi! Oan cho con lắm mẹ ơi! Càng bị vu thêm tội. + Oan cho con lắm mẹ ợi! Bị xỉ vả. + Oan thiếp lắm chàng ơi! Thờ ơ, bỏ mặc. + Mẹ xét tình cho con, oan cho con lame mẹ ơi! Bị đẩy ngã. + Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi! Được cảm thông nhưng bất lực. TL: Lần thứ năm – lần cuối cùng kêu oan với cha mới được cảm thông, nhưng người cho cũng đành bó tay, bất lực trước hành động của nhà họ Sùng. TL: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn dựng ra màn kịch tà ác, lừa Mãng ông sang ăn cử cháu ngoại, thực ra là bắt Mãng ông sang nhận con gái về, vợ chồng lão có thú vui làm đièu ác, làm cho cha con của Mãng ông phải nhục nhữ, ê chề và thay đổi quan hệ thông gia bằng hành động vũ phu. (Dúi Mãng ông ngã rồi bỏ vào nhà.) TL: Đây là chỗ xung đột kịch lên cao nhất. Thị Kính bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau, nỗi oan ức, nỗi đau bị chồng bỏ rơi, vợ chồng tan vỡ, cha đẻ bị cha chồng khinh bỉ. (Cha con ôm khóc là bi kịch trên sân khấu.) TL: Cử chỉ của Thị Kính trước khi ra khỏi nhà: Theo cha, dừng lại than thở quay nhiòn từ cái kỉ, đến sách, thúng khâu, cầm chiếc áo khâu dở bóp chặt … Đây là bằng chứng của tình cảm chung thủy, hiền dịu của người vợ. Giờ tất cả coi là dấu vết của sự thất tiết, một sự đảo lộn trắng đen thật đột ngột, ghê gớm, không thể ngờ. TL: Cảnh Thị Kính lạy cha lạy mẹ giả trai bước vào cửa phật trong sự đau khổ: * Tích cực: muốn sống để tỏ rõ sự đoan chính, muốn cho nỗi oan sẽ được giải. * Tiêu cực: cho rằng mình khổ là do duyên kiếp, do phận ham duyên ôi nên tìm vào cửa phật để tu tầm. Đó là con đường lựa chọn khá phổ biến của nhiều phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến. HS thảo luận nhóm – cử đại diện nhóm trả lời – các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa – bổ sung. TL: “ Oan Thị Kính” là nỗi oan cùng cực, bế tắc, không còn cách thanh minh, giải thoát. “Oan Thị Mầu” không oan, oan giả vờ để giăng bẫy, lừa bịp trắng trợn. II/ Tìm hiểu văn bản: (tiếp) 3.Nhân vật Sùng bà: * Hành động: + Dúi đầu Thị Kính xuống + Bắt Thị Kính ngửa mặt lên + Dúi tay đẩy Thị Kính ngã xuống, không cho Thị Kính phân bua… thô bạo, tàn nhẫn. * Ngôn ngữ: + Giống nhà bà giống phượng giống công (mèo mã gà đồng). + Trứng rồng lại nở ra rồng (Liu điu lại nở ra dòng liu điu). + Nhà bà đây cao môn lệch tộc (mày là con nhà cua ốc). Bà khoe khoang, hãnh diận, vênh váo nhà bà, dòng họ bà; bà miệt thị, khinh bỉ, xỉ vả, coi thường nhà Thị Kính. 4. Sự kêu oan của Thị Kính: Thị Kính 5 lần kêu oan: + Giời ơi! Mẹ ơi! Oan cho con lắm mẹ ơi! Càng bị vu thêm tội. + Oan cho con lắm mẹ ơi! Bị xỉ vả. + Oan thiếp lắm chàng ơi! Thờ ơ, bỏ mặc. + Mẹ xét tình cho con, oan cho con lame mẹ ơi! Bị đẩy ngã. + Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi! Được cảm thông nhưng bất lực. 5. Kết cục: - Sùng bà đuổi Thị Kính ra khỏi nhà. -Sùng ông dúi ngã Mãng ông. Sự tàn nhẫn của gia đình họ Sùng. - Cử chỉ của Thị Kính trước khi ra khỏi nhà: Theo cha, dừng lại than thở quay nhìn từ cái kỉ, đến sách, thúng khâu, … Đây là bằng chứng của tình cảm chung thủy, hiền dịu của người vợ. - Cảnh Thị Kính giả trai bước vào cửa phật: * Tích cực: muốn sống để tỏ rõ sự đoan chính, muốn cho nỗi oan sẽ được giải. * Tiêu cực: cho rằng mình khổ là do duyên kiếp, do phận ham duyên ôi nên tìm vào cửa phật để tu tầm. Đó là con đường lựa chọn khá phổ biến của nhiều phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến. III/ Luyện tập: 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) Học tốt bài cũ. Soạn bài “Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy” RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docV7-T118.doc