Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021

1.Kiến thức:

- Biết được nét đẹp truyền thống của dân tộc, thêm yêu quê hương đất nước mỗi dịp tết đến xuân về.

2. Năng lực:

-Biết giao tiếp ứng xử khi mua bán, kĩ năng sử dụng và quản lý tài chính.

3. Phẩm chất:

- Hình thành phẩm chất trung thực, chăm chỉ, thật thà.

3. Phẩm chất:

- Có thói quen biết tiết kiệm, ý thức tự lực, tự chủ.

 

docx35 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 1A1 TUẦN 22 Từ ngày 01/2/2021 đến ngày 05/ 02/ 2021 Thứ Buổi Tiết ppct Môn Tên bài Hai 01/02/2021 Sáng 1 HĐTN Sinh hoạt dưới cờ: Hội chợ xuân 1 Tiếng Việt Bài 4: Quạt cho bà ngủ 2 Tiếng Việt Bài 4: Quạt cho bà ngủ Ôn TV Quạt cho bà ngủ Chiều 1 TN&XH Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi 1 Đạo đức Không nói dối 1 GDTC Ba 02/02/2021 Sáng 3 Tiếng việt Bài 5: Bữa cơm gia đình 4 Tiếng việt Bài 5: Bữa cơm gia đình 1 Toán Bảng các số từ 1 đến 100 1 Ôn TV Bữa cơm gia đình Chiều 5 Tiếng việt Bài 5: Bữa cơm gia đình 6 Tiếng việt Bài 5: Bữa cơm gia đình Ôn TV Bữa cơm gia đình Tư 03/02/2021 Sáng 2 HĐTN Bài 15: Sắp xếp nhà cửa gọn gàng đón Tết (t2) 7 Tiếng việt Bài 6: Ngôi nhà 8 Tiếng việt Bài 6: Ngôi nhà 2 Toán Luyện tập chung Chiều Ôn toán 1 Mĩ thuật CĐ 7. Hoa quả (t1) 2 GDTC Năm 04/02/2021 Sáng 3 Toán Luyện tập chung 2 TN&XH Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi 9 Tiếng việt Ôn tập 10 Tiếng việt Ôn tập Chiều Ôn TV Ôn tập Ôn TV Ôn tập Ôn Toán Sáu 05/02/2021 Sáng 11 Tiếng Việt Luyện tập, thực hành củng cố các kĩ năng. 12 Tiếng Việt Luyện tập, thực hành củng cố các kĩ năng. 3 HĐTN SHL: Sơ kết tuần 1 Nhạc Hát: Gà gáy. Vận dụng –Sáng tạo: Dài -ngắn. TUẦN 23 Thứ hai ngày 01 tháng 02 năm 2021 TIẾT 1: HĐTN: CHỦ ĐỀ 6: VUI ĐÓN XUÂN HỘI CHỢ XUÂN I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Biết được nét đẹp truyền thống của dân tộc, thêm yêu quê hương đất nước mỗi dịp tết đến xuân về. 2. Năng lực: -Biết giao tiếp ứng xử khi mua bán, kĩ năng sử dụng và quản lý tài chính. 3. Phẩm chất: - Hình thành phẩm chất trung thực, chăm chỉ, thật thà. 3. Phẩm chất: - Có thói quen biết tiết kiệm, ý thức tự lực, tự chủ. II. CHUẨN BỊ: Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: * Hoạt động 1: Chào cờ - GV tổ chức cho hs xếp hàng theo đơn vị lớp đúng vị trí đã được phân chia. - GV tổ chức cho HS chào cờ, hát quốc ca đội ca và hô đáp khẩu hiệu Đội. - Gv lớp trực tuần nhận xét thi đua. - GV mời đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần tới. Hoạt động 2: Thành lập các gian hàng GV tổ chức cho học sinh trang trí kê dọn gian hàng thuận lợi cho việc bày bán hàng hóa. *Hoạt động 3: Hội chợ xuân - GV tổ chúc cho hs tham gia hội chợ xuân. -YC hs chia sẻ một số cảm xúc của bản thân khi tham gia hội chợ xuân. + Em có thích hội chợ xuân của trường mình không? Vì sao? + Em được tham gia những hoạt động nào trong hội chợ? + Qua hội chợ xuân em học được những điều gì? 2. Đánh giá: - GV đánh giá thái độ học sinh khi tham gia hoạt động. - Dặn HS chuẩn bị cho tuần sau. - Chỉnh đốn hàng ngũ. - HS tham gia. -HS thực hiện theo khẩu lệnh. -HS lắng nghe. - HS thực hiện. -HS tham gia -HS chia sẻ - Lắng nghe. TIẾT 2,3: TIẾNG VIỆT Bài 4: QUẠT CHO BÀ NGỦ I MỤC TIÊU Giúp HS : 1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một bài thơ ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ ; nhận biết một số tiếng củng vẫn với nhau , củng cố kiến thức về văn ; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vấn và hình ảnh thơ ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát . 2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại các tiếng cùng vần mới tìm được; viết sáng tạo một câu ngắn. 2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . 4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : yêu thương , quý trọng ông bà và người thân trong gia đình nói chung , khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân ; khả năng làm việc nhóm . II. CHUẨN BỊ 1. Kiến thức ngữ văn GV nắm được đặc điểm văn , nhịp và nội dung của bài thơ Quạt cho bà ngủ ; nghĩa của các từ ngữ khó trong bài thơ ( ngẩn năng , thiu thiu , lim dim ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này . 2. Phương tiện dạy học Tranh minh hoạ có trong sgK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp , máy chiếu , màn hình , bảng thông minh III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ôn và khởi động - Ôn : HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ | bài học đó . - Khởi động + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi . a . Em thấy cảnh gì trong tranh ? b . Khi người thân bị ốm , em thường làm gì ? + Một số ( 2 3 ) HS trả lời câu hỏi . Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác , + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài thơ Quạt cho bà ngủ . HS nhắc lại HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi 2. Đọc - GV đọc mẫu cả bài thơ . Chú ý đọc diễn cảm , ngắt nghỉ đúng nhịp thơ . - HS đọc từng dòng thơ + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS ( ngấn nắng , thiu thiu , lim dim ) . + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2 , GV hướng dẫn HS cách đọc , ngắt nghỉ đúng dòng thơ , nhịp thơ . HS đọc từng khổ thơ + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ , 2 lượt . + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ ( ngắn nắng : dấu vết của ánh nắng in trên tường ; thiu thiu : vừa mới ngủ , chưa say ; lim dim : mắt nhắm chưa khít , còn hơi hẻ . VD : mắt lim dim . ) . - HS đọc từng khổ thơ theo nhóm . + Một số HS đọc khổ thơ , mỗi HS đọc một khổ thơ . Các bạn nhận xét , đánh giá . - HS đọc cả bài thơ + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ . - HS đọc từng dòng thơ -Luyện đọc theo hướng dẫn -Đọc nối tiếp từng khổ thơ CN -Luyện đọc nhóm 4. Đại diện nhóm thể hiện- nhận xét -1- 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ . - ĐT 3. Tìm tiếng cùng vấn với mỗi tiếng trắng , vườn , thơm - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm , cùng đọc lại bài thơ và tim tiếng ngoài bài cùng vấn với một số tiếng trong bài : trắng , vườn , thơm . - GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả , GV và HS nhận xét , đánh giá HS làm việc nhóm - Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. - HS viết những tiếng tìm được vào vở . TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4. Trả lời câu hỏi GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi a , Vì sao bạn nhỏ không muốn chích choẻ hót nữa ? b . Bạn nhỏ làm gì trong lúc bà ngủ ? c . Em nghĩ gì về bạn nhỏ trong bài thơ ? GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời . Các bạn nhận xét , đánh giá . GV và HS thống nhất câu trả lời . ( a . Vì cần giữ yên lặng để bà ngủ ; b . Bạn nhỏ quạt cho bà ; c . Bạn nhỏ là người rất yêu thương bà / Bạn nhỏ biết quan tâm chăm sóc khi bà bị ổn . ) HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi. - HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi . -Các nhóm trình bày 5. Học thuộc lòng GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu khổ thơ thứ hai và thứ ba . Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ . - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ bằng cách xoá / che dấn một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoả ! che hết , HS nhở và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dẫn . Chủ ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này . HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá 6. Hát một bài hát về tình cảm bà cháu - GV cho HS nghe bài hát ( 2 – 3 lần ) . GV hướng dẫn HS hát , HS tập hát . + HS hát theo từng đoạn của bài hát . + HS hát cả bài . 7. Củng cố GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . GV tóm tắt lại những nội dung chính . GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS . HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào ) . TIẾT 4: ÔN TIẾNG VIỆT QUẠT CHO BÀ NGỦ I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - Phát triển kĩ năng đọc Đọc được yêu cầu của các bài tập trong bài. -. Phát triển kĩ năng viết Viết được bài thơ có nội dung phù hợp với bức tranh; Làm bài tập phân biệt ch/tr, ươn/ương; ai/ay; uôt/uôc; Viết được câu về bà. - Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập. -Phát triển phẩm chất , mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân. * Phát triển phẩm chất và năng lực chung : yêu thương , biết ơn cha mẹ ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân ; khả năng làm việc nhóm II. CHUẨN BỊ: Vở bài tập tiếng việt.,vở viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Khởi động. Gv cho hs hát *Gv cho hs đọc lại bài học buổi sáng. 2. Luyện tập thực hành. Bài 1 / 16 -Cho HS quan sát tranh và hướng dẫn HS chon khổ thơ phù hợp -GV nhận xét, chữa bài: Bàn tay bé nhỏ Vẫn quạt thật đều Ngấn nắng thiu thiu Đậu trên tường trắng. Bài 2: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống GV HD làm bài -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. -GV nhận xét tuyên dương, chữa bài: Vườn - muốt - trái - trĩu Bài 3: Viết một câu về bà: - GV hướng dẫn -GV thu vở nhận xét. GV nhận xét HS, tuyên dương. 3. Vận dụng - Dặn HS về nhà học bài, hoàn thiện các BT chưa hoàn thành vào VBT, chuẩn bị bài tiếp theo. - Nhận xét, tuyên dương HS. -Hs đọc yêu cầu. -HS làm theo HD -HS chữa bài -Hs đọc yêu cầu -Hs thảo luận nhóm đôi -Hs đại diện nhóm trình bày -Hs đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở BUỔI CHIỀU: TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI GV được phân công soạn-dạy TIẾT 2: ĐẠO ĐỨC GV được phân công soạn-dạy TIẾT 3: GDTC GV chuyên soạn – dạy _____________________________________________________ Thứ ba, ngày 02 tháng 02 năm 2021 TIẾT 1,2: TIẾNG VIỆT Bài 5 :BỮA CƠM GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU Giúp HS : 1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , có yếu tố thông tin , có lời thoại ; đọc đúng vẫn cong và tiếng , từ ngữ có vấn này ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát . 2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn . 3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . 4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : yêu thương , gắn bó với gia đình , người thân ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân ; khả năng làm việc nhóm . II CHUẨN BỊ 1. Kiến thức ngữ văn - GV nắm được đặc điểm của VB tự sự , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , có yếu tố thông tin , có lời thoại ; nội dung của VB Bữa cơm gia đình ; cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện - GV nắm được đặc điểm phát âm , cấu tạo vần ong ; nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB ( liên hoan , quây quần ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này . 2. Kiến thức đời sống - GV nắm được ngày 4/5/2001 , Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72 / 2001 / QĐ - TTg về Ngày Gia đình Việt Nam ( ngày 28 tháng 6 hằng năm ) . Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hoá nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống của gia đình Việt Nam , là dịp để các gia đình giao lưu , chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hoá , hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kì công nghiệp hoá , hiện đại hoá và hội nhập quốc tế . 3. Phương tiện dạy học Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp , máy chiếu , màn hình , bảng thông minh . III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ôn và khởi động - Ôn : HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó . - Khởi động : + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời và nói về những gì quan sát được trong tranh . + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn HS nhắc lại HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời và nói về những gì quan sát được trong tranh. + Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi . Các HS khác có thể bổ sung 2. Đọc - GV đọc mẫu toàn VB . Giáo viên hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vấn mới + GV đưa từ xoong lên bảng và hướng dẫn HS đọc . GV đọc mẫu vần oang và từ xoong + YC HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ tuy không chứa vần mới nhưng có thể khó đối với HS : liên hoan , quây quần , tuyệt . + YC HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài . ( VD : Ông bà trông em bé / để mẹ nấu ăn ; Chỉ thích ngày nào cũng là Ngày Gia đình Việt Nam . ) - HS đọc đoạn + GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến nhà mình liên hoan con ạ , đoạn 2 : phần còn lại ) . + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt . GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài ( liên hoan : cuộc vui chung có nhiều người tham gia nhận một dịp gì đó , quây quất : tụ tập lại trong một không khí thân mật , đầm ấm ) . + HS đọc đoạn theo nhóm . + GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi . + HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ chứa vần mới trong VB ( xoong ) -HS luyện phát âm từ ngữ có vấn mới - Một số ( 2 - 3 ) HS đánh vần , đọc trơn , sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần . HS đọc câu + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. - Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2. - Luyện đọc theo hướng dẫn -HS đọc đoạn CN-N +Luyện đọc theo nhóm + 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB . TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi a . Ngày Gia đình Việt Nam là ngày nào ? b . Vào ngày này , gia đình Chỉ làm gì ? c . Theo em , vì sao Chỉ rất vui ? - GV và HS thống nhất câu trả lời . ( a . Ngày Gia đình Việt Nam là ngày 28 tháng 6 ; b . Vào ngày này , gia đình Chi liên hoan ; c . Câu trả lời mở , VD : Bữa cơm thật tuyệt , cả nhà quây quần bên nhau . ) -GV cùng HS thống nhất câu trả lời. HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi - HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi . -Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình . Các nhóm khác nhận xét , đánh giá . 4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi ở mục 3 - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b ( có thể trinh chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát ) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở ( Vào ngày này , gia đình Chi liên hoan ) . - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng của Chi ; đặt dấu chấm , dấu phẩy đúng vị trí . GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS . -HS quan sát và viết câu trả lời TIẾT 3 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu , GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả , các bạn nhận xét đánh giá . GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh . ( Buổi tối , gia đình em thường quây quần bên nhau . ) - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS . HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu 6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh . Yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dùng các từ ngữ đã gợi ý . GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh . - HS và GV nhận xét . HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh TIẾT 4 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7. Nghe viết - GV đọc to cả hai câu ( Ngày nghỉ lễ , gia đình Chi quây quần bên nhau . Chi thích ngày nào cũng vậy . ) GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết . + Chữ dễ viết sai chính tả : quây quần , ngày - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách . Đọc và viết chính tả : + GV đọc từng câu cho HS viết . Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm từ ( Ngày nghỉ lễ / gia đình Chi quây quần bên nhau . Chi thích ngày nào cũng vậy : ) . Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần . GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết của HS . + Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi . + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS . + Viết lùi đầu dòng . Viết hoa chữ cái đầu cầu và tên riêng của Chi , kết thúc câu có dấu chấm HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách . HS viết + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi . 8. Chọn chữ phù hợp thay bông hoa GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu . GV nêu nhiệm vụ . -Nhận xét- chữa bài. HS thực hiện yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp . Một số ( 2 – 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của tử ngữ được ghi trên bảng ) - Một số HS đọc to các từ ngữ . Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần . 9. Trò chơi : Cây gia đình - Chuẩn bị cho trò chơi : Hai bảng phụ , mỗi bảng có vẽ một cây xanh . Treo trên cây là những quả chín , HS có nhiệm vụ gắn thẻ tử chỉ các thành viên trong gia đình vào những quả đó ( không yêu cầu sắp xếp theo cấp bậc thân tộc ) . Một số thẻ tử ; ông nội , bà nội , ông ngoại , bà ngoại , bố , mẹ , anh , chị , em trai , em gái , tôi và một số thẻ từ gây nhiễu : bạn , chúng tớ , họ , bác sĩ , hoạ sĩ , ca sĩ , giáo viên , đầu bếp . Cách chơi : GV gắn hai bảng phụ lên bảng lớp . Hai đội tham gia chơi . Mỗi đội có 10 người ( theo thứ tự 1 , 2 , 3 ... ) . GV phát hộp thẻ từ cho mỗi đội . Khi nghe hiệu lệnh , HS số 1 của mỗi đội lên gắn thẻ từ vào bảng của đội mình . HS số 1 về chỗ . HS số 2 tiếp tục lên bảng gắn thẻ . Cứ thế cho đến hết . Đội chiến thắng là đội gắn thẻ từ nhanh , đúng và đẹp . Số HS còn lại chú ý quan sát kết quả của hai đội để nhận xét . HS tham gia trò chơi 10. Củng cố GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . GV tóm tắt lại những nội dung chinh . . GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học . - GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS . HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào ) TIẾT 3: TOÁN Bài 23: BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được số 100 (99 thêm 1 là 100, 100 = 10 chục). Đọc, viết được số 100. Biết lập bảng các số từ 1 đến 100. 2. Phát triển năng lực: - Thông qua việc so sánh, phân tích thứ tự số, hình thành bảng các số từ 1 đến 100, đếm các số tự nhiên theo “quy luật”...( cách đều 2). HS được phát triển tư duy logic, phân tích, tổng hợp. 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bộ đồ dùng học toán 1, trong đó có các thẻ 1 chục que tính và que tính lẻ để hình thành số 100 (thay các túi quả như SGK). - HS: Bộ đồ dùng học toán 1, Bảng các số từ 1 đến 100. III. Các hoạt động dạy - học: TIẾT 1 Hoạt động của GV 1. Khởi động:  - Tổ chức trò chơi “Bắn tên” với sự điều khiển của lớp trưởng: HS đọc số lớn hơn 90 - GV dẫn vào bài mới. 2. Khám phá: Hình thành số 100 - GV cho HS quan sát tranh và hỏi: + Có mấy túi cà chua? + Có mấy túi đựng 10 quả? + Có mấy túi đựng 9 quả? + Vậy có tất cả bao nhiêu quả cà chua? + Có 99 quả cà chua, cô bỏ thêm 1 quả nữa vào Hoạt động của HS - HS tham gia chơi - HS lắng nghe - HS quan sát + 10 túi cà chua + Có 9 túi đựng 10 quả + Có 1 túi đựng 9 quả + Có tất cả 99 quả cà chua túi thì cô được bao nhiêu quả cà chua? - GV nhắc lại: 99 thêm 1 là 100. - GV viết số 100 lên bảng + 100 đọc là một trăm + 100 gồm 10 chục - Yêu cầu HS đọc và viết số 100 3. Hoạt động * Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu - Bạn Rô – bốt lỡ tay xóa một số số trong bảng các số từ 1 đến 100. Các em hãy giúp bạn điền các số còn thiếu nhé ! - Gọi HS nối tiếp nêu các số còn thiếu - GV nhận xét. - GV mở rộng : + Các số trong cùng 1 hàng thì số bên trái như thế nào so với số bên phải ? + Các số trong cùng 1 cột thì số ở trên như thế nào so với số ở dưới ? - Trong bảng các số từ 1 đến 100, các số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. Các số trong cùng 1 hàng thì số bên trái bé hơn số bên phải. Các số trong cùng 1 cột thì số ở trên bé hơn số ở dưới. GIẢI LAO * Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu - GV yêu cầu HS, quan sát bảng số ở bài 1, thảo luận nhóm 2 và đọc: a. Các số có 2 chữ số giống nhau b. Các số tròn chục bé hơn 100 c. Số lớn nhất có 2 chữ số. - GV treo bảng phụ và tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. Cách chơi : - Lớp chia thành 2 đội A và B. Các đội thi đua nhau lên điền tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Mỗi bạn chỉ được điền 1 số. Đội nào điền nhanh và đúng hơn sẽ giành chiến thắng. - Nội dung bảng phụ như sau: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Trong bảng các số từ 1 đến 100: a. Các số có 2 chữ số giống nhau là b. Các số tròn chục bé hơn 100 là c. Số lớn nhất có 2 chữ số là d. Số bé nhất có 2 chữ số là - Lưu ý : thứ tự câu ở hai bảng khác nhau. - GV nhận xét, tyên bố đội thắng cuộc. * Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân câu a - Gọi HS trả lời. - GV nhận xét, kết luận. +Em hãy so sánh 51 và 53? + 51 thêm vào bao nhiêu đơn vị thì được số 53? + Vậy muốn tìm số tiếp theo trong dãy số ta phải thêm vào mấy đơn vị? - Như vậy các số trong dãy b cách đều 2 đơn vị. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc số còn thiếu ở câu b, c. - GV chữa bài, nhận xét + Em hãy đếm “cách đều 2” những dãy số sau: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, , 18, 20, , , , 28, 30. 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, , 17, 21, , , , 29, 31. - Đây cũng là cách người ta đánh số nhà ở hai bên dãy phố đó các em à! * Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm ra hình thích hợp - GV chữa bài, nhận xét và tuyên dương nhóm hoạt động tốt. 4. Vận dụng - Em hãy đếm các bạn trong lớp bằng cách cách đều 2. + Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? -Về nhà em cùng người tập đếm thêm, đếm bớt. - 100 quả cà chua - HS đọc và viết số theo yêu cầu của GV - Tìm số còn thiếu trong các số từ 1 đến 100 - HS dựa vào thứ tự các số để tìm các số còn thiếu trong bảng: 16,27,29,34,37,43,48,54,57,63,64, 72,76,77,88,96,98 + Các số trong cùng 1 hàng thì số bên trái bé hơn số bên phải. + Các số trong cùng 1 cột thì số ở trên bé hơn số ở dưới. - HS lắng nghe. - Quan sát bảng các số từ 1 đến 100 và đọc:... - HS quan sát bảng số và tìm ra : a. số có hai chữ số giống nhau: 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99 b. Các số trong chục bé hơn 100: 10. 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 c. Số 99. - HS tham gia chơi. - HS lắng nghe - Số? - HS đếm liên tiếp các số rồi tìm số còn thiếu. - HS trả lời: a. 33, 35, 36, 38 - HS lắng nghe. - 51 < 53 - 51 thêm vào 2 đơn vị thì được 53 + 2 đơn vị - HS lắng nghe - HS nối tiếp đọc b. 55, 59, 61, 67 c. 88, 90, 94, 98 - HS lắng nghe - HS nối tiếp nhau đọc số. - Tìm hình thích hợp đặt vào dấu “?” trong bảng - HS thảo luận tìm hình thích hợp - Đại diện nhóm nêu kết quả: hình B - HS khác nhận xét TIẾT 4: ÔN TIẾNG VIỆT BỮA CƠM GIA ĐÌNH(2t) I.MỤC TIÊU: Giúp HS: * Phát triển kĩ năng đọc Đọc được yêu cầu của các bài tập trong bài. *. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động chép lại cho đúng chính tả , điền từ ngữ đúng vào chỗ trống , sắp xếp từ ngữ và viết lại câu, Viết được từ, câu phù hợp với tranh *. Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập. * Phát triển phẩm chất , mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân. * Phát triển phẩm chất và năng lực chung : yêu thương , biết ơn cha mẹ ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân ; khả năng làm việc nhóm - Cảm nhận được tình cảm ấm áp của gia đình được thể hiện qua tranh và tình huống nói theo tranh, từ đó gắn bó hơn với gìa đình và người thân quen II. CHUẨN BỊ: Vở bài tập tiếng việt.,vở viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Khởi động. Gv cho hs hát *Gv cho hs đọc lại bài học buổi sáng. 2. Luyện tập thực hành. Bài 1 :sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết lại cho đúng -GV hướng dẫn HS -GV nhận xét, chữa bài: a)Bà thường kể chuyện cho cháu nghe. b)Hai bố con thường xem bóng đá với nhau. Bài 2: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống GV HD làm bài -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. -GV nhận xét tuyên dương, chữa bài: chúc - rán- phúc Bài 3: -GV yêu cầu nêu quy tắc chính tả -HD hs làm bài -GV cùng lớp chữa bài Bài 4: viết một câu phù hợp với tranh - GV hướng dẫn -GV thu vở nhận xét. GV nhận xét HS, tuyên dương. 3. Vận dụng - Dặn HS về nhà học bài, hoàn thiện các BT chưa hoàn thành vào VBT, chuẩn bị bài tiếp theo. - Nhận xét, tuyên dương HS. -Hs đọc yêu cầu. -HS làm theo HD -HS chữa bài -Hs đọc yêu cầu -Hs thảo luận nhóm đôi -Hs đại diện nhóm trình bày -HS nêu yêu cầu bài -HS nêu -HS làm bài theo nhóm -Hs đại diện nhóm trình bày -Hs

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_1_tuan_23_nam_hoc_2020_2021.docx
Giáo án liên quan