Giáo án Tiếng việt, làm văn, lý luận văn học 11

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân.

- Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết.

 

doc17 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng việt, làm văn, lý luận văn học 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
{{{ & {{{ TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân. - Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân: ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung, bao gồm những đơn vị ngôn ngữ chung (âm, tiếng, từ, ngữ cố định,) và các quy tắc thống nhất về việc sử dụng các đơn vị và tạo lập các sản phẩm (cụm từ, câu, đoạn, văn bản,). Còn lời nói cá nhân là những sản phẩm được cá nhân hóa tạo ra khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ chung để giao tiếp. - Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng: trong lời nói cá nhân vừa có yếu tố chung của ngôn ngữ xã hội, vừa có nét riêng, có sự sáng tạo của cá nhân. - Sự tương tác: ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi, phát triển. 2. Kĩ năng - Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói. - Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân (tiêu biểu là các nhà văn có uy tín) trong lời nói. - Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội. - Bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng cá nhân. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Những nét chung của ngôn ngữ xã hội trong lời nói cá nhân: âm, tiếng, từ, ngữ cố định, quy tắc và phương tiện ngữ pháp chung, - Những nét riêng, sự sáng tạo của cá nhân khi dung ngôn ngữ chung: giọng nói, vốn từ, sự chuyển đổi ngĩa cho từ, việc tạo ra từ mới, - Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân: đó là quan hệ giữa phương tiện và sản phẩm, giữa cái chung và cái riêng. Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, ngôn ngữ cung cấp vật liệu và các quy tắc để tạo ra lời nói. Còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ, tạo sự biến đổi và phát triển cho ngôn ngữ. 2. Luyện tập - Nhận diện và phân tích những biểu hiện của cái chung thuộc ngôn ngữ xã hội trong lời nói. - Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói. - Sử dụng ngôn ngữ cho đúng những chuẩn mực và quy tắc chung, tránh các lỗi do vi phạm quy tắc chung. - Sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, sáng tạo, có nét riêng mà vẫn tuân thủ quy tắc chung. 3. Hướng dẫn tự học -Tìm thêm những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong đời sống. Ví dụ: quan hệ giữa một mô hình thiết kế chung của một kiểu áo với những sản phẩm cụ thể (những cái áo khác nhau về màu sắc, số đo,). ————& —–—– PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận. - Biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Các nội dung cần tìm hiểu trong một đề văn nghị luận. - Cách xác lập luận điểm, luận cứ cho bài văn nghị luận. - Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn nghị luận. - Một số vấn đề xã hội, văn học. 2. Kĩ năng - Phân tích đề văn nghị luận. - Lập dàn ý bài văn nghị luận. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Tích hợp các nội dung của bài học với các văn bản học được học trong chương trình hoặc một số vấn đề xã hội quen thuộc. - Thông qua thực hành để nắm bắt kiến thức cơ bản: + Vấn đề trọng tâm, thao tác nghị luận chính, phạm vi tư liệu cần huy động trong một đề văn nghị luận. + Việc lập dàn ý bao gồm: xác định luận điểm, luận cứ, sắp xếp luận điểm, luận cứ, theo một trình tự lô gic, chặt chẽ. 2. Luyện tập - Luyện tập phân tích đề văn nghị luận. - Luyện tập xây dựng dàn ý bài văn nghị luận. 3. Hướng dẫn tự học Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. ————& —–—– THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích. - Biết phân tích một vấn đề xã hội hoặc văn học. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Thao tác phân tích và mục đích của phân tích. - Yêu cầu và một số cách phân tích trong văn nghị luận. 2. Kĩ năng - Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản. - Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước. - Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung và hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của sự vật, hiện tượng, từ đó thấy được giá trị của chúng. - Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa các đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích,); đồng thời đi sâu vào từng yếu tố, khía cạnh, chú ý đến mối quan hệ giữa các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất. 2. Luyện tập - Nhận diện và phân tích sự phù hợp của thao tác phân tích trong văn bản. - Triển khai đoạn văn/bài văn theo thao tác phân tích. Ví dụ: viết đoạn văn phân tích bàn về sự tự tin trong cuộc sống; viết đoạn văn phân tích một hình ảnh thơ đặc sắc; viết bài văn phân tích vẻ đẹp của một tác phẩm văn học, 3. Hướng dẫn tự học Tập viết các đoạn văn vận dụng thao tác phân tích. ¹¹¹¹¹ & ¹¹¹¹¹¹ THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỔ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nâng cao những kiến thức cần thiết về thành ngữ, điển cố: đặc điểm cơ bản về cấu tạo, về ý nghĩa và cách dùng; - Nâng cao kĩ năng cảm nhận và phân tích thành ngữ, điển cố, thấy được sự giàu đẹp của từ vựng tiếng Việt; - Có kĩ năng sử dụng thành ngữ, điển cố khi cần thiết. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Thông qua thực hành, ôn luyện và nâng cao những kiến thức về: + Thành ngữ: là những cụm từ cố định, được hình thành trong lịch sử và tồn tại dưới dạng sẵn có, được sử dụng nguyên khối, có ý nghĩa biểu đạt và chức năng sử dụng tương đương với từ, nhưng có giá trị hình tượng và biểu cảm rõ rệt, mang lại cho lời nói những sắc thái thú vị. Tiêu biểu cho tiếng Việt là thành ngữ so sánh (ví dụ: “nhanh như sóc”), thành ngữ đối lập (ví dụ: “chân ướt chân ráo”), thành ngữ thường (ví dụ: “nói vã bọt mép”). + Điển cố: là những sự vật, sự việc trong sách vở đời trước, hoặc trong đời sống văn hóa dân gian, được dẫn gợi trong văn chương, sách vở đời sau nhằm thể hiện những nội dung tương ứng. Về hình thức, điển cố không có hình thức cố định mà có thể biểu hiện bằng từ, ngữ, hoặc câu, nhưng về ý nghĩa thì điển cố có đặc điểm hàm súc, ý vị, có giá trị tạo hình và biểu cảm. 2. Kĩ năng - Nhận diện thành ngữ và điển cố trong lời nói. - Cảm nhận và phân tích giá trị biểu hiện và giá trị nghệ thuật của thành ngữ, điển cố trong lời nói, câu văn. -Biết sử dụng thành ngữ, điển cố thông dụng khi cần thiết sao cho phù hợp với ngữ cảnh và đạt được hiệu quả giao tiếp. - Sửa lỗi dùng thành ngữ, điển cố. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Nhớ lại (hoặc xem lại) những kiến thức về thành ngữ đã học ở SGK Ngữ văn 7. - Thông qua so sánh cách nói (viết) có dùng thành ngữ, điển cố với cách nói (viết) dùng từ ngữ thông thường để nhận ra thành ngữ, điển cố và tác dụng của chúng. 2. Luyện tập - Nhận diện và phân tích giá trị biểu đạt của thành ngữ, điển cố trong lời nói nghệ thuật. - Dùng thành ngữ, điển cố bằng cách đặt câu với thành ngữ hay điển cố; luyện tập về nghĩa của từ trong sử dụng thông qua các bài tập về lựa chọn từ, về chuyển trường nghĩa, về sửa lỗi dùng từ không đúng nghĩa, 3. Hướng dẫn tự học - Sưu tầm và tìm hiểu nghĩa của thành ngữ nói về sự nói năng và lời nói của con người. Ví dụ: “Nói thánh nói tướng”. - Sưu tầm và tìm hiểu những điển cố trong Truyện Kiều. Ví dụ: liễu Chương Đài. ————& —–—– THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được vai trò của TTLLSS; - Biết vận dụng TTLLSS khi viết một đoạn văn, bài văn NL. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Mục đích và tác dụng của TTLLSS. - Yêu cầu về một số cách SS. 2. Kĩ năng - Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách SS trong các VB. - Viết các đoạn văn SS phát triển một ý cho trước. - Viết một bài văn bàn về một vấn đề XH hoặc VH có sử dụng TT chính là SS. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Mục đích của TTLLSS là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác. Việc SS có tác dụng làm nổi bật tính chất, đặc điểm, giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng. - Có hai cách SS: SS tương đồng và SS tương phản. - SS phải dựa trên cùng một tiêu chí, chung một bình diện; SS phải đi đôi với nhận xét, đánh giá thì sự SS mới trở nên sâu sắc. 2. Luyện tập - Nhận diện và phân tích sự phù hợp của TTSS trong một số VB (trong SGK hoặc được cung cấp). - Triển khai đoạn văn/ bài văn theo TTSS. Ví dụ: viết đoạn văn NLSS bàn về vấn đề “cho” và “nhận”; viết bài văn bàn về tiếng cười trong thơ NK và TX, 3. Hướng dẫn tự học Tập viết đoạn văn vận dụng TTSS. ¹¹¹¹¹ & ¹¹¹¹¹¹ NGỮ CẢNH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Biết nói và viết phù hợp với ngữ cảnh giáo tiếp, đồng thời có kĩ năng lĩnh hội, phân tích nội dung và hình thức ngôn ngữ của ngôn ngữ trong quan hệ với ngữ cảnh. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Khái niệm ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm của ngôn ngữ đó. - Các nhân tố của ngữ cảnh: + Các nhân vật giao tiếp (ngưới nói/viết – người nghe/đọc) với những đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, nhận thức, + Bối cảnh ngoài ngôn ngữ: bối cảnh văn hóa (bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lí, văn hóa, nếp sống, phong tục, tập quán trong cộng đồng,), bối cảnh tình huống (thời gian, không gian, sự việc, hiện tượng, khi diễn ra hoạt động giao tiếp) và hiện thực được lời nói, câu văn, đề cập tới. + Văn cảnh: tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng hiện diện trong văn bản, đi trước hoặc đi sau yếu tố ngôn ngữ đang được xem xét. - Vai trò của ngữ cảnh: + Đối với người nói (viết) và quá trình tạo lập văn bản: ngữ cảnh là cơ sở cho sự lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và các phương tiện ngôn ngữ (từ, ngữ, câu,). + Đối tượng người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản: ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung và hình thức của văn bản. 2. Kĩ năng - Các kĩ năng thuộc quá trình tạo lập văn bản (lựa chọn đề tài, triển khai đề tài, kĩ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, kĩ năng kết cấu văn bản,). - Các kĩ năng thuộc quá trình lĩnh hội văn bản (lĩnh hội từ, câu, văn bản trong ngữ cảnh, kĩ năng phân tích, bình giá các yếu tố ngôn ngữ trong ngữ cảnh,). - Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản, III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Hình thành sự liên thông về kiến thức với các bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, Văn bản, Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở SGK Ngữ văn 10. - Các khái niệm ngữ cảnh, các nhân tố của ngữ cảnh cần được thực hành thông qua sự tìm hiểu, phân tích ngữ liệu thực tế, qua thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ. Thông qua ngữ liệu hình thành kiến thức (dựa theo hệ thống câu hỏi trong bài). - Để nhận ra vai trò của ngữ cảnh, cần so sánh, đối chiếu hai trạng thái: lời nói (câu văn) tách khỏi ngữ cảnh và đặt trong ngữ cảnh cụ thể. Khi có sự chi phối hoặc hỗ trợ của ngữ cảnh những phương diện hay sắc thái trong nội dung, phương tiện trong hình thức ngôn ngữ của văn bản đều có cơ sở để lĩnh hội và phân tích thỏa đáng. 2. Luyện tập - Nhận biết và phân tích sự chi phối của ngữ cảnh đối với nội dung của văn bản (bài tập 1,2,4 trong SGK). - Nhận biết và phân tích sự chi phối của ngữ cảnh đối với việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ, hình ảnh trong văn bản (bài tập 3 trong SGK). - Lĩnh hội văn bản căn cứ vào ngữ cảnh sử dụng của nó (bài tập 5 trong SGK). 3. Hướng dẫn tự học - Liên hệ với phần văn học để thấy hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử tác giả chính là ngữ cảnh ảnh hưởng chi phối nội dung và hình thức ngôn ngữ của tác phẩm. - Muốn lĩnh hội (đọc – hiểu) tốt tác phẩm văn học, cần có những hiểu biết cần thiết về tác giả và hoàn cảnh ra đời cảu tác phẩm (ngữ cảnh) để làm căn cứ giải mã tác phẩm. ¹¹¹¹¹ & ¹¹¹¹¹¹ VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Củng cố kiến thức, kĩ năng cơ bản về thao tác lập luận phân tích và so sánh; - Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Khái niệm, mục đích, tác dụng của thao tác lập luận, phân tích và so sánh. 2. Kĩ năng - Nhận diện và phân tích vai trò của sự kết hợp thao tác phân tích, so sánh qua các văn bản. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Củng cố các kiến thức, kĩ năng về thao tác phân tích, so sánh qua việc tìm hiểu, phân tích các văn bản cụ thể. 2. Luyện tập - Các bài luyện tập nhằm rèn luyện hai kĩ năng: nhận diện, phân tích tác dụng của sự kêt hợp các thao tác nghị luận và vận dụng để tạo lập các đoạn văn, bài văn nghị luận. Ví dụ: viết đoạn văn/bài văn bàn về các sắc thái của tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương, - Lựa chọn thực hành luyện tập và một số bài tập trong SGK theo hai hướng trên. 3. Hướng dẫn tự học - Viết đoạn văn (bài văn) có sự vận dụng hai thao tác lập luận trên. ¹¹¹¹¹ & ¹¹¹¹¹¹ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được khái niệm ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ báo chí; các đặc trưng cơ bản của PCNN báo chí, phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác; - Có kĩ năng lĩnh hội và phân tích văn bản thông dụng thuộc PCNN báo chí; - Bước đầu làm quen với một số loại văn bản báo chí ở mức đơn giản: tin ngắn, phỏng vấn, quảng cáo, II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Hiểu biết sơ bộ về một số loại báo chí, phân biệt theo phương tiện (báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử), theo định kì xuất bản (nhật báo, tuần báo, nguyệt báo, niên báo,), theo lĩnh vực (báo Văn nghệ, Khoa học đời sống, Kinh tế, Pháp luật, Giáo dục và thời đại,). - Ngôn ngữ báo chí: ngôn ngữ được dùng trong các thể loại chủ yếu của báo chí (bản tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, tiểu phẩm,), với chức năng cơ bản là thông báo tin tức thời sự và dư luận xã hội theo một chính kiến nhất định. - Các đặc trưng cơ bản của PCNN báo chí: tính thời sự cập nhật, tính thông tin ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn. - Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ: từ ngữ đa dạng, không hạn chế ở lĩnh vực nào, mà tùy thuộc thể loại và nội dung bài báo; câu văn có kết cấu đa dạng, thường ngắn gọn; sử dụng thường xuyên các biên pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn, nhất là ở các tits báo. 2. Kĩ năng - Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu (bản tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, tiểu phẩm) và các loại báo chí khác nhau về phương tiện, định kì, lĩnh vực, đối tượng. - Nhận biết và phân tích những biểu hiện về ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí, phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác. - Phân tích đặc điểm của PCNN báo chí về từ ngữ, câu văn, biện pháp tu từ. - Bước đầu biết viết một tin ngắn, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Từ thực tế tiếp xúc hàng ngày, hình thành khái niệm NNBC thông qua các loại báo. Chú ý: không phải mọi bài đăng trên báo đều thuộc NNBC, chỉ những bài nào mang đặc trưng cơ bản của PCNNBC mới thuộc NNBC (bản tin, phóng sự, phỏng vấn,). Để xác định NNBC cần chú ý chức năng chủ yếu của BC: thông tin thời sự theo một chính kiến nhất định, phản ánh dư luận xã hội về một sự kiện thời sự. - Trong ba đặc trưng cơ bản của PCNNBC, đặc trưng chủ yếu là tính thời sự cập nhật. Cần so sánh với các đặc trưng cơ bản PCNNSH và PCNNNT để nhận ra sự khác biệt. - Về đặc điểm của phương tiện NNBC trong PCNNBC, cần chú ý đến việc sử dụng thường xuyên các phép tu từ (nhất là ở thể loại phóng sự, tiểu phẩm) và nghệ thuật đặc tít báo (cần sáng tạo, hấp dẫn, độc đáo). 2. Luyện tập - Nhận diện một số thể loại tiêu biểu (bản tin, phóng sự) của NNBC trên một tờ báo viết (bài tập 1,2 trong SGK). - Nhận biết và phân tích những đặc trưng cơ bản của PCNNBC thể hiện ở một bài báo (bài tập 1 trong SGK). - Viết một tin ngắn về tình hình học tập ở lớp, một phóng sự ngắn về một vấn đề hay hiện tượng mà xã hội đang quan tâm ((bài tập 3 trang 131, bài tập 2 trong SGK). 3. Hướng dẫn tự học - Khi nghe đài hoặc ti vi, chú ý đến mục tin tức thời sự và nhận định về đặc điểm của NNBC thể hiện ở mục đó; - Liên hệ đến các bài làm văn thuộc thể loại bản tin, quảng cáo, phỏng vấn để tích hợp kiến thức và kĩ năng. ————& —–—– MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: TRUYỆN, THƠ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được một số thể loại văn học thơ, truyện. - Cảm nhận được văn bản thơ, truyện căn cứ vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình. - Truyện tiêu biểu cho loại tự sự. 2. Kĩ năng - Nhận biết đặc trưng các thể loại thơ, truyện. - Phân tích, bình giá tác phẩm thơ, truyện theo đặc trưng thể loại. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình, là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, chú trọng đến cái đẹp, cái thi vị trong đời sống tâm hồn con người, là tiếng nói của tình cảm con người, của những rung động trái tim trước cuộc sống. - Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, phản ánh sự thật đời sống trong tính khách quan; thường có cốt truyện, nhân vật và số phận nhân vật, sự kiện và tình tiết, hoàn cảnh và môi trường, không gian và thời gian. - Biết thêm về các loại thơ và yêu cầu đọc thơ, các loại truyện và yêu cầu đọc truyện. 2. Luyện tập - Phân tích một bài thơ hoặc truyện ngắn căn cứ vào những đặc trưng thể loại vừa học. - Có bài thơ giàu yếu tố tự sự và truyện ngắn giàu yếu tố trữ tình không? Nêu ví dụ.. 3. Hướng dẫn tự học - Nắm vững đặc trưng của thể loại thơ, truyện. - Nhớ các loại thơ, truyện và yêu cầu đọc thơ, truyện. {{{ & {{{ BẢN TIN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được yêu cầu cơ bản của bản tin, cách viết bản tin; - Biết viết bản tin về những sự kiện xảy ra trong đời sống. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Mục đích, yêu cầu của viết bản tin. - Cách viết một bản tin thông thường và những sự kiện diễn ra trong đời sống. 2. Kĩ năng - Phân tích đặc điểm của một số bản tin. - Viết bản tin đơn giản, đúng quy cách về một sự việc, hiện tượng trong nhà trường hoặc xã hội. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Bản tin là một thể loại cơ bản của báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống. Bản tin có nhiều loại: tin ảnh, tin chữ,...trong tin chữ có: tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp, - Để viết một bản tin thông thường về những sự kiện diễn ra trong đời sống cần khai thác, lựa chọn các sự kiện, đặt tiêu đề, sắp xếp các phần nội dung, 2. Luyện tập - Các bài luyện tập nhằm rèn luyện hai kĩ năng: nhận diện, phân tích các đặc điểm của bản tin và vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bản tin về một sự kiện trong đời sống. Ví dụ: viết bản tin về giải bóng đá giữa các trường THPT trong thành phố. - Lựa chọn thực hành luyện tập một số bài tập được đưa ra trong SGK theo hai hướng trên. 3. Hướng dẫn tự học Luyện tập thêm về viết các bản tin từ những sự kiện gần gũi trong học tập và đời sống. {{{ & {{{ PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống. - Hiểu được những yêu cầu cơ bản và cách thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn; - Biết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về một vấn đề quen thuộc. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Mục đích của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn; - Yêu cầu đặt ra với người phỏng vấn và được phỏng vấn. 2. Kĩ năng - Nhận diện và phân tích các nội dung, yêu cầu của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn qua các ví dụ. - Thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về những vấn đề gần gũi trong đời sống. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu kiến thức cơ bản - Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là cuộc hỏi – đáp có mục đích nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về chủ đề được quan tâm. - Người phỏng vấn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi phỏng vấn, cần lựa chọn những cách thức có hiệu quả nhất để khai thác và phản ánh các thông tin khi tiến hành và trình bày bài phỏng vấn. Người được phỏng vấn cần cung cấp các thông tin một cách trung thực. 2. Luyện tập - Luyện tập về cách chuẩn bị và thực hiện cuộc phỏng vấn từ vai người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Ví dụ: phỏng vấn về một số vấn đề: trang phục tuổi học đường; tình bạn, tình yêu tuổi học đường; lựa chọn nghề nghiệp tương lai. 3. Hướng dẫn tự học Tập xây dựng các tình huống để thực hành phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. {{{ & {{{ NGHĨA CỦA CÂU I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. - Nhận biết và phân tích được hai thành phần nghĩa của câu; biết diễn đạt được nghĩa sự việc và nghĩa tình thái bằng câu thích hợp với ngữ cảnh. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu. - Khái niệm nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ biến trong câu. - Quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu. 2. Kĩ năng - Nhận diện và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu. - Tạo câu thể hiện hai thành phần nghĩa thích hợp. - Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu kiến thức cơ bản - Từ sự so sánh những câu tương đương, theo câu hỏi trong sách, dần dần nhận ra hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc (còn gọi là nghĩa miêu tả, nghĩa biểu hiện,) và nghĩa tình thái. Có thể gợi ra sự tương đương với hai phương diện trong nghĩa của từ: nghĩa biểu hiện sự vật, khái niệm và nghĩa biểu cảm (so sánh các từ: cho, tặng, biếu, hiến, thí,). - Về nghĩa sự việc: + Qua ngữ liệu, phân biệt một số loại nghĩa sự việc mà câu thường biểu hiện: hành động, quá trình, trạng thái, tính chất, quan hệ,; + Trong câu, nghĩa sự việc thường được biểu hiện nhờ các thành phần như vị ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, bổ ngữ, (thường gọi là các thành phần nằm trong khung câu). - Về nghĩa tình thái: + Nghĩa tình thái của câu là lĩnh vực phức tạp, gồm nhiều phương diện. Bài học chỉ giới hạn ở hai nội dung dễ nắm nắt: (1) thái độ, sự đánh giá của người nói (viết) đối với sự việc được đề cập đến trong câu và (2) thái độ, tình cảm của người nói (viết) đối với người nghe (đọc). + Nghĩa tình thái thường được thể hiện trong câu nhờ các từ ngữ tình thái hoặc được hòa nhập trong các từ ngữ biểu hiện nghĩa sự việc 2. Luyện tập - Nhận diện và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu; loại sự việc, loại nghĩa tình thái được biểu hiện và phương tiện ngôn ngữ để biểu hiện. Để dễ nhận ra, nên dùng thao tác so sánh, đối chiếu. - Lựa chọn phương tiện ngôn ngữ thích hợp để biểu hiện nghĩa tình thái thích hợp với thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được để cập đến hoặc thích hợp với thái độ của người nói đối với người nghe. Cần nắm rõ sự việc mà câu đề cập để chọn từ ngữ tình thái thích hợp. - Đặt câu có dùng từ ngữ tình thái thể hiện thích hợp sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc được đề cập. Cần nắm vững nghĩa và cách dùng từ ngữ tình thái. 3. Hướng dẫn tự học - Liên hệ, so sánh với nghĩa của từ (nghĩa biểu hiện sự vật, khái niệm + nghĩa biểu cảm) để thấy được sự tương ứng của hai thành phần nghĩa ở từ và câu. Ví dụ: chết/ hi sinh/ toi, - Dùng một câu cốt lõi rồi thêm vào các từ tình thái để dễ nhận ra hai thành phần nghĩa. Ví dụ: hình như/ chắc chắn/ có lẽ/ quả thật/ , + Mọi người đã đến. {{{ & {{{ THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ. - Biết cách lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Yêu cầu sử dụng thao tác lập luận bác bỏ; - Một số vấn đề xã hội và văn học. 2. Kĩ năng - Nhận diện và chỉ ra tính hợp lí, nét đặc sắc của các cách bác bỏ trong các văn bản. - Viết các đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến (về vấn đề xã hội hoặc văn học) với các cách bác bỏ phù hợp. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Bác bỏ là dùng lĩ lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lạc hoặc thiếu chính xác, từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe, người đọc. - Các cách bác bỏ: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận, - Khi bác bỏ cần nêu tác hại,chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của luận điểm, luận cứ, lập luận. 2. Luyện tập - Tích hợp với một số bài học của phần Đọc văn (đưa ra một số ý kiến trái ngược về một văn bản để tranh luận bác bỏ những ý kiến sai, bảo vệ những ý kiến đú

File đính kèm:

  • docTV,LV,LLVH.doc