Giáo án Thể dục Lớp 7 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

- Những điều cần chú ý khi tập luyện TDTT.

- Sức khỏe và dinh dưỡng phần I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng:

+ HS nắm được những lợi ích của tập luyện thể dục thể thao, khi nào không

nên luyện tập và những điều cần tránh sau khi tập luyện

+ Hiểu rõ sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của người tập TDTT.

2. Thái độ:

+ Giáo dục thái độ yêu thích môn học.

3. Định hướng năng lực.

a. Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực đặc thù:

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

- Phòng học của lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra đầu giờ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

pdf12 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 7 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng: 08/09/2020 Tiết 1: LÝ THUYẾT - Những điều cần chú ý khi tập luyện TDTT. - Sức khỏe và dinh dưỡng phần I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỹ năng: + HS nắm được những lợi ích của tập luyện thể dục thể thao, khi nào không nên luyện tập và những điều cần tránh sau khi tập luyện + Hiểu rõ sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của người tập TDTT. 2. Thái độ: + Giáo dục thái độ yêu thích môn học. 3. Định hướng năng lực. a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN - Phòng học của lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ I. Những điều cần chú ý khi tập luyện TDTT. Những lợi ích của tập luyện thể dục thể thao – Giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não: Qua các nghiên cứu trên đối tượng là nam giới, các nhà khoa học thấy nguy cơ bị tai biến mạch máu não giảm chỉ còn chưa đến 1/6 ở những người tập thể dục nặng so với những người có lối sống tĩnh tại. – Giảm 50% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 đối với những người tập thể dục đều đặn ít nhất 5 lần/ tuần so với những người chỉ tập duy nhất 1 lần/ tuần. – Hạ thấp rõ rệt tỷ lệ mắc các bệnh mạch vành, bao gồm cả nhồi máu cơ tim nặng, bệnh tăng huyết áp và làm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch, làm giảm mức độ rối loạn mỡ máu. – Việc tập các môn thể dục thể thao và việc nâng, vác các vật nặng vừa phải sẽ làm tăng khối lượng bộ xương và ngăn chặn bệnh loãng xương ở phụ nữ. – Ít bị bệnh ung thư đại tràng hơn, riêng ở phụ nữ thì cũng ít bị ung thư tử cung, ung thư buồng trứng hơn so GV: Giảng giải thuyết trình. HS: Tóm tắt ghi vở 2 với những người không tập. – Làm giảm tỷ lệ bị trầm cảm, mang lại sự vui tươi yêu đời, tăng khả năng đáp ứng với các stress và khả năng lao động tốt hơn. – Thể dục thể thao còn có tác dụng rất tốt đối với nhiều người bệnh và được coi là một phương pháp chữa bệnh với tên gọi là vận động trị liệu. Tập luyện thể dục thể thao có nhiều lợi ích, tuy nhiên nếu không tập luyện đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe bản thân. Vì vậy, mọi người cần biết những điều cần tránh khi rèn luyện: Khi nào không nên luyện tập – Khi ốm, nhất là khi bị cảm lạnh: Bởi khi đó, việc luyện tập sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với hệ miễn dịch, kéo dài thời gian bị bệnh. Khi cơ thể mệt mỏi bạn sẽ rất khó để tập chuyên cần và tập trung. – Khi chưa hồi phục sức khỏe: Bạn không nên vội vàng luyện tập thể dục ngay sau khi mới khỏi ốm hay mới phẫu thuật. Nếu cảm thấy cơ thể đủ sức tập luyện trở lại, bạn cũng nên tập nhẹ nhàng và tăng dần mức độ. Hãy bắt đầu với cường độ bằng một nửa so với khi bạn sung sức nhất. – Khi cảm thấy căng thẳng, stress: Đôi khi bạn cảm thấy không hứng thú với việc luyện tập. Vậy đừng ép cơ thể, hãy nghỉ ngơi và thư giãn. – Khi không biết sử dụng thiết bị luyện tập: Không nên luyện tập trong trường hợp bạn không biết rõ tính năng cũng như cách sử dụng của các thiết bị. – Khi say rượu: Khi bị say rượu, bạn sẽ khó làm chủ được tinh thần cũng như hành động khi tập. Để nhanh chóng cải thiện tình trạng, bạn nên uống đủ lượng nước giúp bổ sung và cân bằng cơ thể. Những điều cần tránh sau khi tập luyện • Không nên lập tức nghỉ ngơi: Nếu ngừng nghỉ đột ngột, tuần hoàn máu chưa kịp thích nghi, máu dồn về các cơ bắp trong khi các cơ bắp thì co lại khiến máu không được lưu thông, huyết áp giảm, xuất hiện hiện tượng thiếu máu tạm thời ở não dẫn tới biểu hiện: lo lắng hoang mang, thở dốc, đầu đau hoa mắt, mặt mũi trắng bệch hoặc choáng, sốc và đột nhiên ngất xỉu. • Không đi tắm ngay: Nếu tắm nước lạnh thì huyết quản sẽ lập tức co lại do bị kích thích đột ngột, ảnh 3 hưởng tới tuần hoàn máu, đồng thời làm giảm sức đề kháng. Nếu tắm nước nóng sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu dưới da trong khi cơ bắp vẫn đang đòi hỏi khiến không đủ máu cho tim và não. Kết quả là người bị nhẹ thì đầu đau hoa mắt, nặng thì choáng sốc. •Không ăn quá nhiều đồ ngọt: Một số người cảm thấy sau khi vận động ăn đồ ngọt hoặc uống nước đường thì sẽ “sảng khoái”. Thực ra, đó chỉ là cảm giác tạm thời. Đường khi vào cơ thể sẽ làm tiêu hao phần lớn vitamin vì thế sẽ có cảm giác mệt mỏi, ăn uống không ngon, ảnh hưởng đến sự phục hồi của cơ thể. Sau khi vận động, tốt nhất nên ăn những thực phẩm chứa vitamin như: rau xanh, gan, trứng • Không uống bia rượu: Sau khi vận động, các chức năng của cơ thể đều ở trạng thái mệt mỏi, lúc này uống bia rượu sẽ làm cho chất cồn nhanh ngấm vào máu, gây tổn thương gan và dạ dày lớn gấp nhiều lần so với lúc bình thường. Nếu thành thói quen sẽ dẫn tới mỡ gan, xơ gan, viêm dạ dày, lở loét dạ dày, Ngoài ra, uống quá nhiều bia sau khi vận động sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu, nguyên nhân dẫn tới viêm khớp./. 2. 1. Sức khoẻ dinh dưỡng ( Phần A ) - Ai cũng biết tập TDTT hay thể hình đương nhiên tốt cho sức khoẻ, nhưng nếu không kết hợp được 1 chế độ dinh dưỡng phù hợp, thì việc gây ra hậu quả là có đấy. Trước hết, ai cũng hiểu rằng việc tập thể thao sẽ làm hao tổn một lượng năng lượng, sức lực đáng kể. Vì cơ địa (đặc điểm cơ thể) của mỗi người rất khác nhau và sự thích nghi của mỗi cá thể cũng rất khác nhau, đó là chưa kể đến tính đặc thù riêng của mỗi môn thể thao, cường độ hoạt động, những bộ phận cơ thể, cơ bắp nào được dùng nhiều dùng ít cho môn tập đó. Tính đặc thù của môn thể thao đó sẽ liên quan tới mức độ tiêu thụ năng lượng, tính chất tiêu thụ năng lượng, loại nào sẽ bị hao tổn nhiều, trên cơ sở đó ta sẽ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với môn tập đó và với mỗi cá thể. Vì vậy, trước khi bắt đầu luyện tập bạn nên kiểm tra thể lực nhất là đối với một số người chơi những môn thể thao đòi hỏi sức lực nhiều. Tuy mỗi người tìm và áp dụng cho mình một chế độ dinh dưỡng riêng nhưng cơ bản cần áp dụng những nguyên tắc sau: * Trước và trong khi tập: Không nên nhịn đói khi tập vì nếu bạn để đói sẽ có ? Làm thế nào bù đắp được và giúp người tập TDTT duy trì được sức khỏe thích nghi với môn thể thao mà mình tập? Có một công thức hoặc một “phác đồ” chung để giải quyết vấn đề này không? Câu trả lời là “Không”. 4 nguy cơ hạ đường huyết mà biểu hiện thường thấy là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu hoặc buồn nôn. Dù tập ngoài trời hay trong nhà, dù là tập nhẹ hay những bài tập tương đối nặng, có nhịp độ nhanh thì bạn cũng tránh ăn ngay trước giờ tập vì điều đó không những gây khó chịu khi tập, ảnh hưởng đến dạ dày mà còn giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể. Một lời khuyên cần thiết là bạn phải uống đủ nước khi tập luyện – Nên ăn trước khi tập luyện khoảng 2, 3 tiếng và ăn các thực phẩm có nhiều hydrat carbon có trong gạo, mì, phở, ngũ cốc. – Khi tham gia các hoạt động TDTT, bạn cần chú ý tới việc tăng cường vitamin có trong rau xanh, hoa quả, vỏ ngoài của ngũ cốc hay các loại vitamin có trong thịt, cá, gan, trứng – Cũng phải đặc biệt chú ý tới các chất khoáng như: sắt, canxi, magie để bảo đảm sức khỏe. – Một lời khuyên cần thiết là bạn phải uống đủ nước. Luyện tập hoặc chơi thể thao trong thời tiết nóng nực có thể gây mất nước qua mồ hôi từ 2-2,5 lít/giờ. Vì vậy, trước khi luyện tập 20 phút, bạn nên uống khoảng 400-600 ml nước. Nước uống tốt nhất là có pha thêm 4- 8% đường và cho thêm ít muối, không nên uống nước quá ngọt sẽ làm ảnh hưởng tới việc tiêu hóa ở dạ dày. Trong khi luyện tập bạn vẫn phải uống nước đều đặn với lượng nhỏ khoảng 100-200ml/lần và mỗi lần cách nhau khoảng 20 phút (điều này tùy thuộc cường độ bạn tập luyện có mất nhiều mồ hôi hay không). 4. Củng cố : 5. Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc bài. - Luyện tập chạy bền hàng ngày. ` 5 Tiết 2: LÝ THUYẾT - Phòng tránh chấn thương trong hoạt động TDTT (tiếp theo). - Một số qui định khi học tập bộ môn. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: + HS biết một số nguyên nhân cơ bản để xảy ra chấn thương và cách phòng tránh chấn thương trong hoạt động TDTT, nắm được một số qui định khi học tập bộ môn. + HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế để phòng tránh chấn thương trong hoạt động TDTT. 2. Thái độ: - Giáo dục thái độ yêu thích môn học. 3. Định hướng năng lực. a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN - Phòng học của lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: - Nêu nội dung chương trình môn TD lớp 7? - Nêu ý nghĩa của việc phòng tránh chấn thương trong hoạt động TDTT? 3. Bài mới: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ III. Phòng tránh chấn thương trong hoạt động TDTT. 1. Ý nghĩa của việc phòng tránh chấn thương trong hoạt động TDTT : Mục đích cơ bản và quan trọng nhất khi tham gia tập luyện TDTT là nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực của mỗi người. Thế nhưng do không biết hoặc biết nhưng coi thường, không chịu tuân theo những nguyên tắc, phương pháp khoa học trong hoạt động TDTT, nên người tập đã để xảy ra chấn thương như: - Xây xát nhẹ. - Choáng, ngất. - Tổn thương cơ. - Bong gân. - Nêu ý nghĩa của việc phòng trách chấn thương? - Vậy nguyên nhân, cách phòng trách chấn thương như thế nào? - Theo em nguyên nhân gây ra chấn thương đó là gì ? - Giáo viên dạy và phân tích nguyên nhân và cách phòng trách chấn thương, kết hợp ra câu hỏi cho HS trả lời. 6 - Tổn thương khớp hoặc sai khớp. - Giập hoặc gãy xương. - Chấn động não hoặc cột sống. a. Một số nguyên nhân: - Không thực hiện đúng một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện TDTT + Nguyên tắc hệ thống + Nguyên tắc tăng tiến + Nguyên tắc vừa sức - Không đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện TDTT như: + Địa điểm, phương tiện + Trang phục tập luyện không phù hợp + Môi trường ánh sáng, không khí , nhiệt độ. + Ăn uống quá nhiều trước hoặc sau khi tập. - Không tuân thủ nội qui thi đấu b. Cách phòng tránh: - Trước khi tập phải khởi động kĩ . Sau khi tập phải thả lỏng hồi tĩnh. - Truớc khi tập GV phải tổ chức dọn sân bãi. - Mỗi HS cần tạo cho mình một nếp sống lành mạnh, tập luyện TDTT th- ường xuyên. IV. Một số qui định khi tập luyện bộ môn. - Có ý thức tự giác tập luyện bộ môn. - Có tác phong nhanh nhẹn, tính kỉ luật trong hoạt động TDTT, có thói quen giữ gìn vệ sinh chung. - Biết vận dụng kiến thức đã học vào nếp sống sinh hoạt hằng ngày để giữ gìn sức khoẻ. - Thực hiện nếp sống lành mạnh, không hút thuốc lá, không uống rượu, không dùng các chất kích thích nh ma tuý.v..v. - Trang phục, đi giày tất đầy đủ trong các giờ học. - Khởi động trước các buổi tập có tác dụng như thế nào? - Theo em cần tập luyện theo nguyên tắc tăng tiến, nguyên tắc vừa sức như thế nào? - Vậy tập luyện thể dục theo em nghĩ cần có những qui định như thế nào để bảo đảm an toàn? - Giáo viên nêu một số qui định trong giờ học thể dục. 4. Củng cố : - Nêu nguyên nhân, cách phòng trách chấn thương? - Nêu một số qui định khi tập luyện bộ môn? 5. Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc bài. 7 - Luyện tập chạy bền hàng ngày. Ngày giảng: 15/ 09/ 2020 Tiết 3: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ + CHẠY NHANH - ĐHĐN: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng và điểm số; Đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay đằng sau. - Chạy nhanh: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi; Học chạy đạp sau. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: + ĐHĐN: HS thực hiện tương đối tốt kĩ thuật tập hợp hàng dọc, dóng hàng và điểm số. Thực hiện đúng kỹ thuật, tư thế động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ quay phải, quay trái, quay sau . + Chạy nhanh: HS thực hiện được một số động tác chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi. Nắm được kỹ thuật và bước đầu thực hiện được kỹ thuật chạy đạp sau. 2. Thái độ: + HS tích cực, nghiêm túc trong tập luyện. + Rèn luyện ý thức vệ sinh, giữ gìn vệ sinh sân tập. + GD ý thức yêu thích môn học. 3. Định hướng năng lực. a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, phát triển các tố chất thể lực cho học sinh. b. Năng lực đặc thù: Phát triển tố chất linh hoạt, sức nhanh cho học sinh II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Sân thể dục của trường. - Phương tiện: Còi, vạch sân. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Nhận lớp: - HS tập trung ổn định tổ chức. Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu của giờ học. - GV kiểm tra trang phục và sức khỏe HS. 2. Khởi động: - Bài thể dục phát triển chung. - Xoay các khớp. - Ép dọc, ép ngang. - Gập thân... 8’ 2l x 8n + ĐỘI HÌNH NHẬN LỚP x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x + ĐỘI HÌNH KHỞI ĐỘNG x x x x x x x x x x x x x x x ∆ - Cán sự điều khiển. 8 - GV quan sát, sửa sai. B. PHẦN CƠ BẢN 1. ĐHĐN: - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng và điểm số. - Ôn luyện đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay đằng sau. * Củng cố: Hô khẩu lệnh và thực hiện kĩ thuật động tác quay trái, quay phải, quay đằng sau? 2. Chạy nhanh: - Ôn một số động tác: + Chạy bước nhỏ. + Chạy nâng cao đùi. - Học mới: Chạy đạp sau. 32’ + ĐỘI HÌNH TẬP LUYỆN x x x x x x x x x x x x x x - GV phân tích kĩ thuật kết hợp thị phạm bên cạnh đó hướng dẫn HS cách đều khiển, khẩu lệnh hô. - HS quan sát, nghe, tiếp thu. - HS tập luyện tích cực. - GV điều khiển, quan sát, sửa sai. + ĐỘI HÌNH TẬP LUYỆN x x x x x Nhóm 1 x x x x x Nhóm 2 - Sau 1 thời gian GV chia lớp thành từng nhóm nhỏ. - Các nhóm tự ôn, cán sự điều khiển. - GV quan sát, đôn đốc, sửa sai. - GV gọi 2 HS thực hiện. - HS khác quan sát, nhận xét. - GV quan sát, nhận xét, đánh giá. + ĐỘI HÌNH TẬP LUYỆN x x x x x x x x x x x x x x x x x x (x) - GV làm mẫu và phân tích toàn bộ kỹ thuật, động tác. - HS quan sát, nghe, thực hiện. - HS tập luyện tích cực, cán sự điều khiển. - GV quan sát, đôn đốc, sửa sai. 9 - Trò chơi: “ Chạy tiếp sức”. * Củng cố: Thực hiện kĩ thuật chạy đạp sau? + ĐỘI HÌNH TRÒ CHƠI x x x x x x x x x x x x x x x - GV phân tích tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - HS chơi trò chơi nhiệt tình, vô tư, đúng luật. - GV điều khiển, làm trọng tài. - GV gọi 2HS thực hiện. - HS khác quan sát, nhận xét. - GV quan sát, nhận xét, đánh giá. C. PHẦN KẾT THÚC 1. Hồi tĩnh: - HS thực hiện các động tác vươn thở kết hợp thả lỏng toàn thân. 2. Củng cố: 3. Xuống lớp: 5’ + ĐỘI HÌNH THẢ LỎNG - HS thả lỏng tích cực. - GV nhận xét giờ học và giao BT về nhà cho HS. + ĐỘI HÌNH XUỐNG LỚP x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x ∆ ∆ 10 Ngày giảng: 17/ 09/ 2020 Tiết 4: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ + CHẠY NHANH + CHẠY BỀN - ĐHĐN: Ôn như nội dung tiết 3; Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số (Điểm số từ 1 đến hết và điểm số theo chu kì 1 – 2). - Chạy nhanh: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau. Học: Ngồi xuất phát. - Chạy bền: Học nhảy dây bền. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: + ĐHĐN: HS thực hiện tương đối tốt kĩ thuật tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau. Biết điểm số từ 1 đến hết và điểm số theo chu kì 1 – 2. + Chạy nhanh: HS thực hiện được một số động tác như chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau. Nắm được cách thực hiện và bước đầu thực hiện được kỹ thuật ngồi xuất phát. + Chạy bền: HS biết cách nhảy dây và nhảy liên tục hết thời gian đề ra. 2. Thái độ: + HS tích cực, nghiêm túc trong tập luyện. + Rèn luyện ý thức vệ sinh, giữ gìn vệ sinh sân tập. + GD ý thức yêu thích môn học. 3. Định hướng năng lực. a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, phát triển các tố chất thể lực cho học sinh. b. Năng lực đặc thù: Phát triển tố chất linh hoạt, sức nhanh cho học sinh II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Sân thể dục của trường. - Phương tiện: Còi, vạch sân, dây nhảy, đồng hồ bấm giây. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Nhận lớp: - HS tập trung ổn định tổ chức. Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu của giờ học. - GV kiểm tra trang phục và sức khỏe HS. 2. Khởi động: - Bài thể dục phát triển chung. 8’ 2l x 8n + ĐỘI HÌNH NHẬN LỚP x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x + ĐỘI HÌNH KHỞI ĐỘNG x x x x x 11 - Xoay các khớp. - Ép dọc, ép ngang. - Gập thân... x x x x x x x x x x ∆ - Cán sự điều khiển. - GV quan sát, sửa sai. B. PHẦN CƠ BẢN 1. ĐHĐN: + Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. + Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số. + Ôn luyện đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay đằng sau. * Củng cố: Thi biểu diễn giữa các nhóm. 2. Chạy nhanh: - Ôn một số động tác: + Chạy bước nhỏ. + Chạy nâng cao đùi. + Chạy đạp sau. - Học mới: Ngồi xuất phát. 32’ + ĐỘI HÌNH TẬP LUYỆN x x x x x Nhóm 1 x x x x x Nhóm 2 - GV phân tích lại kĩ thuật kết hợp thị phạm bên cạnh đó hướng dẫn học sinh cách đều khiển, khẩu lệnh hô... - Sau 1 thời gian GV chia lớp thành các nhóm nhỏ tự ôn. - Cán sự nhóm điều khiển. - GV quan sát, đôn đốc, sửa sai. - Các nhóm HS thực hiện. - Nhóm khác quan sát, nhận xét. - GV quan sát, nhận xét, đánh giá. + ĐỘI HÌNH TẬP LUYỆN x x x x x x x x x x x x x x x - HS tập luyện tích cực. - Cán sự điều khiển. - GV quan sát, sửa sai. - GV phân tích kỹ thuật, thị phạm. - HS quan sát, tiếp thu, thực hiện. - Cán sự điều khiển. - GV quan sát, sửa sai. - GV gọi 2 HS thực hiện. - HS khác quan sát, nhận xét. 12 * Củng cố: Thực hiện kỹ thuật ngồi xuất phát? 3. Chạy bền: - Học mới: Nhảy dây bền. - GV quan sát, nhận xét, đánh giá. - GV phân tích cách thực hiện, thị phạm. - HS quan sát, tiếp thu, thực hiện. - GV điều khiển, quan sát, sửa sai. - Học sinh hoạt động độc lập, thực hiện kỹ thuật. C. PHẦN KẾT THÚC 1. Hồi tĩnh: - HS thực hiện các động tác vươn thở kết hợp thả lỏng toàn thân. 2. Củng cố: 3. Xuống lớp: 5’ + ĐỘI HÌNH THẢ LỎNG - HS thả lỏng tích cực. - GV nhận xét giờ học và giao BT về nhà cho HS. + ĐỘI HÌNH XUỐNG LỚP x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x ∆ ∆

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_the_duc_lop_7_tiet_1_den_4_truong_thcs_muong_than.pdf