I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết được tính chất của đẳng thức a = b thì a + c = b + c, nếu a + c = b + c
thì a = b, nếu a = b thì b = a.
- HS nắm được quy tắc chuyển vế.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng tính toán
- Biết vận dụng đúng quy tắc chuyển vế để làm bài tập.
- Biết vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức: Nếu a = b thì a + c = b + c và
ngược lại, nếu a = b thì b = a
3. Thái độ
- Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học.
4. Định hướng năng lực:
a Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự
quản lí, năng lực hợp tác.
b Năng lực đặc thù:
- Năng lực tính toán, năng lực mĩ thuật, thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Giáo án, phấn mầu.
2. HS: Ôn tập lại các t/c của phép cộng các số tự nhiên
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 59: Quy tắc chuyển vế - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 22/11/2019 (Lớp 6A2)
TIẾT 59: QUY TẮC CHUYỂN VẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết được tính chất của đẳng thức a = b thì a + c = b + c, nếu a + c = b + c
thì a = b, nếu a = b thì b = a.
- HS nắm được quy tắc chuyển vế.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng tính toán
- Biết vận dụng đúng quy tắc chuyển vế để làm bài tập.
- Biết vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức: Nếu a = b thì a + c = b + c và
ngược lại, nếu a = b thì b = a
3. Thái độ
- Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học.
4. Định hướng năng lực:
a Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự
quản lí, năng lực hợp tác.
b Năng lực đặc thù:
- Năng lực tính toán, năng lực mĩ thuật, thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Giáo án, phấn mầu.
2. HS: Ôn tập lại các t/c của phép cộng các số tự nhiên.
III.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não, khăn phủ bàn.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
Không kiểm tra
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Từ bài toán trên, ta có A = B. Ở đây, ta đã dùng dấu “=” để chỉ sự bằng nhau của hai
biểu thức A và B và khi viết A = B, ta được một đẳng thức. Mỗi đẳng thức có hai vế,
biểu thức A ở bên trái dấu “=” gọi là vế trái. Biểu thức B ở bên phải dấu “=” gọi là vế
phải.
Hãy cho biết vế trái và vế phải của đẳng thức sau:
a) x – 2 = - 3 b) x + 8 = (- 5) + 4
Vậy đẳng thức có tính chất gì? Từ A + B + C = D => A + B = D – C dựa vào
quy tắc nào (chiếu lên bảng phụ)? Bài học hôm nay ta cùng nghiên cứu.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Nội dung Hoạt động của GV và HS
- Phương pháp : Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
- Kĩ thuật : Động não, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Năng lực: Giải quyết vấn đề, tự học, giao tiếp, hợp tác, năng lực tư duy sáng tạo.
1. Tính chất của đẳng thức
?1/SGK/85
Tính chất của đẳng thức
Nếu a = b thì a + c = b + c
Nếu a + c = b + c thì a = b
Nếu a = b thì b = a
2. Ví dụ
Tìm số nguyên x, biết :
x – 2 = -3
Giải.
x- 2 = -3
x – 2 + 2 = -3 + 2
x = -3 + 2
x = -1
?2/SGK/86 :
Tìm số nguyên x, biết: x + 4 = -2
Giải.
x + 4 = -2
x + 4 + (-4) = -2 + ( -4)
x = -2 + (-4)
3. Quy tắc chuyển vế
* Qui tắc (Sgk)
Ví dụ: Tìm số nguyên x, biết
a) x – 2 = - 7
x = - 7 + 2
x = - 5
b) x – ( - 5) = 1
x + 5 = 1
x = 1 – 5
x = - 4
c) x + 8 = (-5) + 4
x + 8 = -1
x = -1 – 8
x = -9
Nhận xét: Phép trừ là phép toán ngược của
phép cộng.
- Y/c HS thảo luận nhóm bàn để trả lời
câu hỏi ?1
? Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời cho
vào hoặc bớt đi ở cả hai bên đĩa cân hai
vật như nhau thì cân có vẫn thăng bằng
nữa không
- GV giới thiệu các tính chất như SGK
- Giới thiệu cách tìm x, vận dụng các tính
chất của bất đẳng thức vào VD(SGK)
? Ta đã vận dụng tính chất nào
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm ?2 và
đại diện lên trình bày
- Từ các bài tập trên, muốn tìm x ta đã
phải chuyển các số sang một vế. Khi
chuyển vế dấu của các số hạng thay đổi
thế nào ?
- GV nx và chốt lại
- GV giới thiệu qui tắc chuyển vế
- HS nhắc lại quy tắc
- Y/c HS làm ví dụ sau
- GV hướng dẫn học sinh cách làm
- HS làm việc cá nhân
- HS trình bày
- GV nhận xét và chốt
- Y/c HS làm bài tập ?3 là ý c của ví dụ
theo nhóm
- HS trình bày
- HS nhận xét
- GV nhận xét và chốt
? Phép trừ và cộng các số nguyên có quan
hệ gì
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Kết hợp trong giờ
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc chuyển vế. Lưu ý khi chuyển vế nếu số hạng
có hai dấu đứng trước thì ta làm thế nào ?
- Y/c HS làm Bài 61; 62 (SGK – T.87)
Bài 61: (SGK – T.87)
a) x = -8 b) x = -3
Bài 62: (SGK – T.87)
a) a = 7 hoặc a = -7 b) a + 2 = 0 hay a = -2
5. Dặn dò
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Tìm số nguyên x biết:
a) +2 – x = 0
b) - 3 = - x
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà học quy tắc
- BTVN: 63, 66, 67, 68 (SGK-T) Bài 123; 127;130; 132/ SBT
- Chuẩn bị tốt tiết sau: Luyện tập
File đính kèm:
- giao_an_so_hoc_lop_6_tiet_59_quy_tac_chuyen_ve_nam_hoc_2019.pdf