Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 49+50 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối.

2. Kỹ năng

- Bước đầu vận dụng được các tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên để tính nhanh và tính hợp lí.

3. Thái độ

- Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Phấn màu.

2. Học sinh

- Ôn tập về tính chất của phép cộng số tự nhiên.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

 1. Phương pháp:

- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.

 2. Kĩ thuật:

- Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 49+50 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 19/11/2019 (6A2,4) TIẾT 49: TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối. 2. Kỹ năng - Bước đầu vận dụng được các tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên để tính nhanh và tính hợp lí. 3. Thái độ - Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Phấn màu. 2. Học sinh - Ôn tập về tính chất của phép cộng số tự nhiên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: - Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: *) HS1: - Tính (-5) + (-7) - Muốn cộng hai số nguyên âm ta làm thế nào? *) HS2: - Tính (-5) + 7 - Muốn cộng hai số nguyên khác dấu ta làm thế nào? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính chất của phép cộng số tự nhiên? + Yêu cầu HS thực hiện các phép tính: a) (-35) + 16; 16 + (-35) b) [(-3) + 4] + 2; (-3) + [4 + 2] GV: Liệu các tính chất của phép cộng trong N có còn đúng trong Z nữa không? => Bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS làm ?1 ? Nhận xét kết quả của các phép cộng khi hoán đổi vị trí các số hạng trong tổng - HS trả lời câu hỏi của GV ? Phép cộng các số nguyên có tính chất giao hoán không - HS trả lời câu hỏi của GV ? Nêu tính chất giao hoán, viết dạng tổng quát. - HS trả lời 1 . Tính chất giao hoán ?1 a, (-2) + (-3) = -5 (-3) + (-2) = -5 Vậy (-2) + (-3) = (-3) + (-2) b, (-5) + (+7) = +2 (+7) + (-5) = +2 Vậy (-5) + (+7) = (+7) + (-5) c, (-8) + (+4) = - 4 (+4) + (-8) = - 4 Vậy (-8) + (+4) = (+4) + (-8) *) Tổng quát: a + b = b + a ? Phép cộng các số nguyên có tính chất kết hợp không - Yêu cầu HS làm ?2 ? Em có nhận xét về kết quả phép tính thu được ? Nêu tính chất kết hợp của phép cộng các số nguyên - HS trả lời câu hỏi của GV - GV: Kết quả trên cũng đúng với trường hợp cộng nhiều số nguyên. Đây cũng là nhấn mạnh của chú ý trong SGK. 2. Tính chất kết hợp ?2 *) Tổng quát (a + b) + c = a + (b + c) *) Chú ý: SGK ? Tính tổng sau: (+2) + 0; (-4) + 0 ? Tổng của một số nguyên với 0 là số nào ? Vậy ta nói phép cộng các số nguyên có tính chất gì - GV khẳng định: Phép cộng các số nguyên có tính chất cộng với số 0, giới thiệu dạng tổng quát như sau 3. Cộng với số 0 *)Tổng quát: a + 0 = 0 + a = a - Yêu cầu HS đọc thông tin về số đối SGK - Giới thiệu kí hiệu số đối của một số. ? Hai số đối nhau có tổng bằng bao nhiêu - GV: Vậy phép cộng các số nguyên có tính chất cộng với số đối - GV: Ngược lại, nếu tổng của hai số nguyên bằng 0 thì chúng là hai số đối nhau - Yêu cầu HS làm ?3 theo nhóm - HS: HĐ theo nhóm 4. Cộng với số đối Số đối của số nguyên a kí hiệu là -a. Vậy - (-a) = a *)Tổng quát: a + (-a) = 0 *) Nếu a + b = 0 thì b = -a và a = -b ?3. Các số nguyên x thoả mãn điều kiện -3 < x < 3 là: -2; -1; 0; 1; 2 Tổng của chúng là: (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 = ++ 0 = 0 + 0 + 0 = 0 HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Yêu cầu học sinh làm vào vở các bài tập 36, 37 SGK Bài 36 (SGK-Tr78): a) 126 + (-20) + 2004 + (-106) = {[(-20) + (-106)] + 126 } + 2004 = 2004 b) (-199) + (-200) + (-201) = [(-199) + (-201) ] + (-200) = (-400) + (-200) = -600 Bài 37 (SGK-Tr78): Các số nguyên x thoả mãn điều kiện -4 < x < 3 là: -3; -2; -1; 0; 1; 2 Tổng của chúng là: (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 = ++ 0 + (-3) = 0 + 0 + 0 + (-3) = - 3 HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - GV: Nhiệt độ lúc 7 giờ của phòng ướp lạnh là -10oC. Sau 1 giờ nhiệt độ tại đó đã giảm 20C và sau 1 giờ nữa nhiệt độ tăng 70C. Hỏi lúc 9 giờ nhiệt độ của phòng ướp lạnh là bao nhiêu? - HS làm bài tập : ( -10) + (- 2) + 7 = -50C HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo 1)Tính nhanh: a) 2 + (-25) + 41 + (-2) + 25 + (-41) b) (-22) + (-14) + 17 + (-24) + 13 + 30 2)Tính tổng của các số nguyên x, biết a)-22 < x < 23 b)-36 < x < 34 V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài theo SGK. - Làm bài 38, 41 (SGK). - Tiết sau luyện tập. Ngày giảng: 22/11/2019 (6A2,4) TIẾT 50: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối. 2. Kỹ năng: - Vận các tính chất của phép cộng các số nguyên để thực hiện phép tính, rút gọn biểu thức. - Áp dụng phép cộng số nguyên vào bài toán thực tế. 3. Thái độ - Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Phấn màu. 2. Học sinh - Ôn tập về tính chất của phép cộng số tự nhiên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: - Thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Phát biểu các tính chất cơ bản của phép cộng hai số nguyên? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Ai nhanh hơn? - Điền số thích hợp vào chỗ chấm () a) (-235) + 15 = b) (-46) + 46 = c) (-157 ) + (-233) d) x + (-57) = biết x = 12 e) 56 + (-65) = GV khen thưởng cho HS trả lời nhanh nhất. => Bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS làm bài 37 (SGK) ? Tìm các số nguyên x thoả mãn -4 < x < 3 HS: Trả lời ? Hãy tính tổng các số vừa tìm. - Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét, sửa sai nếu có - Yêu cầu HS làm bài 39 (SGK) - Yêu cầu 2HS lên bảng làm, mỗi HS làm một phần. - Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét, sửa sai nếu có - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu bài 41 SGK - Yêu cầu HS lên bảng thực hiện - Yêu cầu HS nhận xét. - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn và cử đại diện trả lời Dạng 1. Thực hiện phép tính Bài 37 (SGK-Tr78) a) Các số nguyên x thoả mãn điều kiện -4 < x < 3 là: -3; -2; -1; 0; 1; 2 Tổng của chúng là: (-3) + (-2) + (-1) +0 + 1 + 2 =++0+ (-3) = 0 + 0 + 0 + (-3) = - 3 Bài 39 (SGK-Tr79) a) =(1+5+9)+[(-3)+(-7)+(-11)] = 15 + (-21) = -6 b) =[(-2)+4]+[(-6)+8]+[(-10)+ 12] = 2 + 2 + 2 = 6 Bài 41 (SGK-Tr79) a) (-38) + 28 = -10 b) 273 + (-123) = 155 c) 99 + (-100)+101 = 100 Bài 42 (SGK-Tr79) a) 217 + = + = 0 + 20 = 20 b) (-9) + (-8) + ...+ (-1) + 0 + 1+... + 8 + 9 = = 0 + 0 + ....+ 0 + 0 = 0 - Yêu cầu HS làm bài 38 ? Chiếc diều của bạn Minh bay cao bao nhiêu mét. ? Sau một lúc độ cao của diều tăng mấy mét ? Sau đó giảm mấy mét. ? Sau 2 lần thay đổi độ cao của chiếc diều là bao nhiêu. Dạng 2. Bài toán thực tế Bài 38 (SGK-Tr79) - Sau 2 lần thay đổi độ cao của chiếc diều là. 15 + 2 + (-3) = 14 (m) HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu bài 43 ? Vận tốc của hai ca nô là 10 km/h và 7 km/h nghĩa là gì ? Vận tốc của hai ca nô là 10 km/h và -7 km/h nghĩa là gì ? Vậy sau 1h chúng cách nhau bao nhiêu Bài 43 (SGK-Tr79) Giải: a) Vận tốc của hai ca nô là 10 km/h và 7 km/h nghĩa là chúng đi về hướng B Vậy 1h chúng cách nhau là: (10 – 7) . 1 = 3 (km) b) Vận tốc hai ca nô là 10 km/h và -7 km/h, nghĩa là ca nô thứ nhất đi về hướng B và ca nô thứ hai đi về hướng A (ngược chiều) nên sau một giờ chúng cách nhau là: (10+7).1 = 17 (km) HOẠT ĐỘNG 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Có hai số nguyên mà tổng của chúng nhỏ hơn mỗi số hạng hay không? Lấy ví dụ minh họa. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài theo SGK. - Làm bài tập 30, 34 (SBT/10) – 104 abc (SBT/18). - Tiết sau: Phép trừ hai số nguyên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_so_hoc_lop_6_tiet_4950_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.doc