I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Biết cộng hai số nguyên cùng dấu. Trọng tâm là hai số nguyên âm.
2.Phẩm chất
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Năng lực
a) Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù:HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học .
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bài soạn.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về giá trị tuyệt đối của số nguyên a.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời
2 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 45: Cộng hai số nguyên cùng dấu - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 08/12/2020
Tiết 45
CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Biết cộng hai số nguyên cùng dấu. Trọng tâm là hai số nguyên âm.
2.Phẩm chất
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Năng lực
a) Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù:HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học .
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bài soạn.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về giá trị tuyệt đối của số nguyên a.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các nhận xét về so sánh 2 số nguyên âm ?
? Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động:
Làm thế nào tìm được tổng của hai số nguyên âm ?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- HS hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu
? Nêu quy tắc cộng hai số nguyên dương và lấy VD
- GV theo dõi giúp đỡ.
- HS chia sẻ kết quả.
- HS khác nhận xét bổ xung
- GV cùng HS chốt kết quả
1. Cộng hai số nguyên dương
Cộng hai số nguyên dương là cộng hai số tự nhiên khác 0 .
VD
(+2) + (+4) = 4 + 2
= 6
- HS hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu
?1
- GV theo dõi giúp đỡ.
- HS chia sẻ kết quả.
- HS nhận xét bổ xung
- GV cùng HS chốt kết quả quy tắc.
2. Cộng hai số nguyên âm
Ví dụ: SGK
?1:
(- 4) + (-5) = - 9
= 4 + 5 = 9
? Muốn cộng hai số nguyên âm ta làm thế nào
- YC HS hoạt động nhóm bàn trong 5 phút làm ?2
- Yêu cầu hai HS lên bảng trình bày.
GV cho hs nhận xét chéo giữa các nhóm chốt lại kiến thức cơ bản của bài
* Quy tắc: (SGK - 75)
- Ví dụ:
(-17)+ (- 54) = - (17 + 54)
= -71
?2:
a) (+37) + (+81) = 37 + 81
= 118
b) (-23) + (-17) = - (23 + 17)
= - 40
Hoạt động 3: Luyện tập
- Nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên dương, nguyên âm.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm cặp làm Bài 23 SGK – 75
- Sau đó các nhóm kiểm tra chéo lẫn nhau
Bài 23: SGK - 75
a) 2763 + 152 = 2915 b) (-7) + (-14) = - (7 + 14) = - 21
c) (-35) + (-9) = - (35 + 9) = - 44
Hoạt động 4: Vận dụng
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân làm bài 24 SGK – 75
a) (- 5) + (- 248) = - (5 + 248) = - 253
b) 17 + = 17 + 33 = 50 c) = 37 + 15 = 52
- Một số HS lên bảng chữa bài.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo.
- GV HS làm bài 26 SGK – 75
- GV gợi ý nhiệt độ trong phòng giảm 70C tức là tăng bao nhiêu độ c
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU
- Xem lại các ví dụ và bài tập đã làm, học thuộc quy tắc cộng hai số nguyên âm.
- Học bài theo SGK
- Làm các bài tập 25,26 (SGK - 75)
- Đọc trước bài mới: Cộng hai số nguyên khác dấu.
File đính kèm:
- giao_an_so_hoc_lop_6_tiet_45_cong_hai_so_nguyen_cung_dau_nam.docx