Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 42: Làm quen với số nguyên âm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết và đọc đúng số nguyên âm thông qua các ví dụ thực tiễn.

- Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng N.

- Bước đầu biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng nhận biết và đọc đúng số nguyên âm. Biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.

3. Thái độ

- Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Nhiệt kế có chia độ âm, hình vẽ biểu diễn độ cao.

2. Học sinh

- Ôn tập về tập hợp số tự nhiên.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

 1. Phương pháp:

- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.

 2. Kĩ thuật:

- Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 42: Làm quen với số nguyên âm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 01/11/2019 (6A2,4) CHƯƠNG II: SỐ NGUYÊN TIẾT 42: LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết và đọc đúng số nguyên âm thông qua các ví dụ thực tiễn. - Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng N. - Bước đầu biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng nhận biết và đọc đúng số nguyên âm. Biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số. 3. Thái độ - Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Nhiệt kế có chia độ âm, hình vẽ biểu diễn độ cao. 2. Học sinh - Ôn tập về tập hợp số tự nhiên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: - Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động + Quan sát bảng nêu nhiệt độ ở một vài thành phố (về mùa đông): Bắc Kinh -20C Mát –xcơ-va -70C Pa-ri 00C Hà Nội 180C + Em hãy nói xem các số in đậm có gì khác với các số em đã biết? - GV: Yêu cầu 2 HS lên thực hiện 2 phép tính: 35 - 16; 16 - 35 => Bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Trong chương này chúng ta sẽ làm quen với 1 loại số mới (số nguyên âm). Các số nguyên âm cùng với số tự nhiên sẽ lập thành tập hợp các số nguyên, trong đó phép trừ luôn thực hiện được. Ta đi xét các ví dụ. - Yêu cầu HS thực hiện phần đóng khung ở đầu bài và trả lời - GV: Giới thiệu số nguyên âm - GV: Giới thiệu ví dụ 1 cùng với nhiệt kế - Nhiệt độ nước đá đang tan là bao nhiêu? Nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu ? - GV: Giới thiệu cách viết nhiệt độ dưới 00C - GV: Yêu cầu HS đọc ?1 - GV: Vậy ở phần đóng khung đầu bài học -30C nghĩa là gì? Vì sao lại có dấu “-” đằng trước? - GV: Giới thiệu ví dụ 2: độ cao dưới mực nước biển - GV: Yêu cầu HS làm ?2 - HS : Thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận. - GV: Giới thiệu ví dụ 3 - Tiền nợ - Yêu cầu HS làm ?3 cá nhân - GV: Người ta dùng số âm để biểu diễn nhiệt độ dưới 00C, độ cao dưới mực nước biển, tiền nợ, ... 1. Các ví dụ * Các số: -1; -2; -3; ...( đọc là âm 1, âm 2, âm 3... hoặc trừ 1, trừ 2, trừ 3...) gọi là số nguyên âm Ví dụ 1: (SGK) VD: Nhiệt độ 3 độ dưới 00C được viết -30C (đọc là âm ba độ C hoặc trừ ba độ C) ?1 - Nhiệt độ ở Hà Nội là 180C - Nhiệt độ ở Bắc Kinh là âm hai độ C (hoặc trừ hai độ C) ?2 + Độ cao của đỉnh núi Phan xi păng là 3143m + Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là âm 30m hoặc trừ 30m ?3 + Ông Bảy có âm (trừ) 150 000 đồng + Bà Năm có 200 000 đồng + Cô Ba có âm (trừ) 30 000 đồng - Yêu cầu 1HS lên bảng vẽ tia số (chú ý: tia số phải có gốc, chiều, đơn vị) - GV vẽ tia đối của tia số và ghi các số -1; -2; -3 ... từ đó giới thiệu gốc, chiều dương, chiều âm của trục số. - Yêu cầu HS làm ?4 2. Trục số Ta biểu diễn các số nguyên âm trên tia đối của tia số. Như vậy ta được một trục số. + Điểm 0 là điểm gốc + Chiều từ trái sang phải là chiều dương (chiều mũi tên) + Chiều từ phải sang trái là chiều âm Chú ý: (SGK) ?4 Điểm A biểu diễn số -6 B(-2) ; C(1) ; D(5) HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Yêu cầu HS nhắc lại cách đọc và viết số nguyên âm? Bài tập 1 (SGK) Câu a: Các nhiệt kế: a) -30C đọc là âm (trừ) ba độ C. b) -20C đọc là âm (trừ) hai độ C. c) 00C đọc là không độ C. d) 20C đọc là hai độ C. e) 30C đọc là ba độ C. Câu b: Trong hai nhiệt kế a và b, nhiệt độ ở nhiệt kế b cao hơn. Bài tập 2 (SGK) a) Độ cao của đỉnh núi E-vơ-rét...là 8848 mét. b) Độ cao của đáy vực Ma-ri-an... là âm (trừ) 11 524 mét. - Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ trục số? Bài tập 4 (SGK) -10 4 1 0 -5 3 2 -8 -7 -9 -6 HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - GV: Trong thực tế người ta dùng số nguyên âm khi nào ? Cho ví dụ. - HS: Dùng số nguyên âm để chỉ nhiệt độ dưới 00C; chỉ độ sâu dưới mực nước biển; chỉ số nợ; chỉ thời gian trước công nguyên; - GV cho HS làm bài tập 5 (SGK/68). - HS làm bài tập 5/SGK theo hướng dẫn của GV: + Một HS lên bảng vẽ trục số. + Một HS khác xác định hai điểm cách điểm 0 là 2 đơn vị (2 và - 2). + Một HS tiếp theo xác định 2 cặp điểm cách đều 0. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Lấy một số ví dụ về số nguyên âm biểu thị nhiệt độ dưới 00C; chỉ số nợ; chỉ thời gian trước công nguyên.... V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Làm các bài tập: 3 (SGK/68) và các bài tập 4; 5; 6 (SBT/87). - Tập vẽ thành thạo trục số. - Xem trước bài: Tập hợp các số nguyên. - Ôn lại tập hợp các số tự nhiên. Ôn lại cách viết số nguyên âm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_so_hoc_lop_6_tiet_42_lam_quen_voi_so_nguyen_am_nam_h.doc