I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm ước chung, bội chung.
2.Kỹ năng:
- Tìm được các ước chung, một số bội chung của hai hoặc ba số trong những trường hợp đơn giản.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: Bài soạn, sgk,.
2. Học sinh: Đọc trước bài học.
2 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án số học 6 tuần 10 tiết 29: Ước chung và bội chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2011
Tuần: 10
Tiết: 29 ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm ước chung, bội chung.
2.Kỹ năng:
- Tìm được các ước chung, một số bội chung của hai hoặc ba số trong những trường hợp đơn giản.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: Bài soạn, sgk,...
2. Học sinh: Đọc trước bài học.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (10 phút)
- Nêu cách tìm ước của một số tự nhiên lớn hơn 1?
Tìm Ư(4); Ư(6); Ư(12)
- Nêu cách tìm bội của một số ?
Tìm B(4); B(6) ; B(3)
- GV cho HS nhận xét bài làm của 2 HS và đặt vấn đề vào bài mới.
- HS1 nêu cách tìm ước của một số.
Ư(4) = {1; 2; 4}
Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
- HS 2 nêu cách tìm bội của một số.
B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24...}
B(6) = {0; 6; 12; 18; 24;...}
B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; 24;...}
Hoạt động 2: Ước chung. (13 phút)
- GV viết lại tập hợp các ước của 4 và 6.
Ư(4)={1; 2; 4}
Ư(6)={1; 2; 3; 6}
- Nhận xét xem trong các ước của 4 và các ước của 6 có những số nào vừa là ước của 4 vừa là ước của 6?
- Số 1 và số 2 được gọi là ước chung của 4 và 6.
Vậy thế nào là ước chung của hai hay nhiều số ?
- GV giới thiệu kí hiệu tập hợp các ước chung của 4 và 6.
ƯC(4; 6) = {1; 2}
- GV nhấn mạnh:
x Î ƯC(a, b) nếu a M x và b M x
- Yêu cầu Hs làm ?1
Khẳng định sau đúng hay sai?
a/ 8 Î ƯC(16, 40) b/ 8 Î ƯC (32, 28)
- GV giới thiệu:
x Î ƯC(a, b, c) nếu a M x, b M x và c M x
- Số 1 và số 2 .
- HS đọc phần đóng khung (SGK) trang 51.
- HS làm:
a) 8 Î ƯC(16, 40) đúng
b) 8 Î ƯC (32, 28) sai. Vì 8 Ï Ư(28)
- HS ghi bài.
Hoạt động 3: Bội chung. (13 phút)
-GV viết lại tập hợp các bội của 4 và 6.
B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24;...}
B(6) = {0; 6; 12; 18; 24;...}
- Số nào vừa là bội của 4 và 6.
- Các số 0; 12; 24;… vừa là bội của 4 vừa là bội của 6. Ta nói chung là các bội chung của 4 và 6.
- Vậy thế nào là bội chung của hai hay nhiều số?
- GV giới thiệu kí hiệu tập hợp các bội chung của 4 và 6.
BC(4,6) ={0; 12; 24; …}
- GV nhấn mạnh :
x Î BC(a,b) nếu x M a và x M b
- GV yêu cầu HS làm ?2
Điền số vào ô vuông để được một khẳng định đúng?
6 Î BC(3, *)
- GV giới thiệu:
x Î BC(a, b, c,) nếu x M a, x M b và x M c
- Số 0; 12; 24;…
- HS đọc phần đóng khung (SGK) trang 52.
- HS nghe giảng và ghi bài.
- HS: có thể điền các số sau: 1, 2, 3, 6
-HS nghe giảng và ghi bài.
Hoạt động 4: Củng cố. ( 7 phút)
- Cho HS làm Bài tập 134/53(SGK)
- HS lên bảng làm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. (2 phút)
- Học thuộc định nghĩa ước chung, bội chung.
- Làm các bài tập: 135/53 (SGK)
File đính kèm:
- tiet 29.doc