Giáo án số học 6 tuần 10 tiết 28: Luyện tập

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Khắc sâu kiến thức về phân tích một số ra thừa số nguyên tố, biết tìm ước nguyên tố của một số hay tìm các ước của một số được viết ở dạng phân tích ra thừa số nguyên tố.

2.Kỹ năng:

- Có kỹ năng vận dụng các dấu hiệu chia hết để phân tích một số ra thừa số nguyên tố thành thạo.

II. Phương tiện dạy học:

1. Giáo viên: Sgk, bài soạn.

2. Học sinh: Học và làm bài ở nhà.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án số học 6 tuần 10 tiết 28: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2011 Tuần: 10 Tiết: 28 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Khắc sâu kiến thức về phân tích một số ra thừa số nguyên tố, biết tìm ước nguyên tố của một số hay tìm các ước của một số được viết ở dạng phân tích ra thừa số nguyên tố. 2.Kỹ năng: - Có kỹ năng vận dụng các dấu hiệu chia hết để phân tích một số ra thừa số nguyên tố thành thạo. II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Sgk, bài soạn. 2. Học sinh: Học và làm bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: (5 phút) - Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì ? Áp dụng phân tích số 60 ra thừa số nguyên tố ? - GV nhận xét và cho điểm. - Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố. 60 = 2.2.3.5 = 22.3.5 - HS nhận xét bài làm của bạn. Hoạt động 2: Luyện tập. (24 phút) Bài tập 127/ 50 (SGK): Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi cho biết mỗi số đó chia hết cho những số nguyên tố nào? a) 225 b) 1800 c) 1050 d) 3060 - GV nhận xét bài làm của HS. Bài tập 131: Sgk/tr 50 a) Tích của hai số tự nhiên bằng 42. Tìm mỗi số. Hai số cần tìm quan hệ như thế nào với 42 ? b) Tích của hai số tự nhiên a và b bằng 30. Tìm a và b, biết rằng a < b Bài tập 132: Sgk/tr 50 - GV số túi cũng như số bi trong mỗi túi phải có quan hệ như thế nào với 28? - HS dưới lớp làm vào vở nháp gọi 4HS lên bảng làm: a) 225 = 3.3.5.5 = 32.52 225 chia hết cho các số nguyên tố: 3; 5 b) 1800 = 23.32.52 1800 chia hết cho các số nguyên tố: 2;3; 5 c) 1050 = 2.3.52.7 1050 chia hết cho các số nguyên tố: 2; 3; 5; 7 d) 3060 = 22.32.5.17 3060 chia hết cho các số nguyên tố: 2; 3; 5; 17 - HS nhận xét bài làm của bạn - HS đọc đề bài sgk . Hai số cần tìm là ước của 42 a) Ư(42) = {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42} Vậy hai số cần tìm là: 1 và 42 hoặc 2 và 21; 3 và 14; 6 và 7. b) a và b là các ước của 30 và a.b = 30, a <b Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30} vậy a = 1 và b = 30 hoặc a = 2 và b = 15; a = 3 và b = 30; a = 5 và b = 6. - HS đọc đề bài sgk Số túi cũng như số bi trong mỗi túi là ước của 28. Ư(28) = {1; 2; 4; 7; 14; 28} vậy Tâm có thể xếp 28 viên bi vào 1; 2; 4; 7; 14 hoặc 28 túi để số bi trong mỗi túi đều bằng nhau. Hoạt động 3: Kiểm tra 15 phút. (15 phút) ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Câu 1:(4 điểm) Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố: 84 77 Câu 2: (6 điểm) Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi cho biết mỗi số đó chia hết cho những số nguyên tố nào? 96 2130 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: a) 84 = 2.2.3.7 1đ = 22.3.7 1đ b) 77 = 7.11 2đ Câu 2: a) 96 = 2.2.2.2.2.3 1đ = 25.3 1đ Các ước nguyên tố của 96 là: 2; 3 1đ b) 64 = 2.3.5.71 2đ Các ước nguyên tố của 2130 là: 2; 3; 5; 71 1đ Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. (1 phút) - Xem lại lý thuyết và các dạng bài tập đã làm, xem trước bài ước chung và bội chung.

File đính kèm:

  • doctiet 28.doc
Giáo án liên quan