A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Củng cố các quy tắc phép trừ, quy tắc phép cộng các số nguyên.
- Rèn luyện kỹ năng trừ số nguyên: biến trừ thành cộng, thực hiện phép cộng;kĩ năng tìm số hạng chưa biết của một tổng; thu gọn biểu thức.
- Rèn cách sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, thước thẳng.
- HS: Ôn các quy tắc cộng, trừ các số nguyên.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tiết 50-58, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17.
Ngày soạn: 24.12.07.
Ngày giảng:
Tiết 50. luyện tập.
A. mục tiêu BàI HọC:
- Củng cố các quy tắc phép trừ, quy tắc phép cộng các số nguyên.
- Rèn luyện kỹ năng trừ số nguyên: biến trừ thành cộng, thực hiện phép cộng;kĩ năng tìm số hạng chưa biết của một tổng; thu gọn biểu thức.
- Rèn cách sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ.
B. chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, thước thẳng.
- HS: Ôn các quy tắc cộng, trừ các số nguyên.
C. các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
6A: 6B: 6C:
II. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HS1: - Phát biểu quy tắc phép trừ số nguyên? Viết công thức tổng quát?
- Thế nào là hai số đối nhau?
Chữa bài tập 49 (SGK – 82).
HS2: Chữa bài tập 52 (SGK – 82)
+ Tóm tắt đề bài
+ Bài giải
Học sinh lên bảng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.
1.Dạng 1. Thực hiện phép tính.
Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng, làm 2 phần bài tập 51 (SGK - 82).
Học sinh dưới lớp làm vào vở.
- Giáo viên treo bảng phụ bài tập 53 (SGK - 82), yêu cầu học sinh viết kết quả từng cột ra bảng con. GV kiểm tra kết quả và nhận xét, đánh giá.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 86 (SBT – 64) a, b:
Cho x = - 98; a = 61
Tính giá trị các biểu thức sau:
a) x + 8 - x – 22
Cách làm:
+ Thay giá trị x vào biểu thức
+ Thực hiện phép tính.
b) - x - a + 12 + a
BT 51 (SGK - 82):
5 – (7 - 9) = 5 – (- 2) = 5 = 2 = 7.
(- 3) – (4 - 6) = (- 3) – (- 2)
= (- 3) + 2 = (- 1).
BT 53 (SGK - 82):
x
- 2
- 9
3
0
y
7
- 1
8
15
x - y
- 9
- 8
- 5
- 15
BT 86 (SBT - 64):
HS nghe hướng dẫn cách làm rồi thực hiện
a) Với x = -98, ta có:
x + 8 - x – 22 = (- 98) + 8 - (-98) -22
= (- 98) + 8 + 98 – 22
= (- 98 + 98) + (8 - 22)
= 0 + (- 14)
= - 14.
b) Với x = - 98; a = 61, ta có:
- x - a + 12 + a = - (-98) - 61 + 12 + 61
= 98 – 61 + 12 + 61
= 98 + 12 + (- 61 + 61)
=110 + 0
= 110.
Hoạt động 2.
2.Dạng 2: Tìm x
- Bài tập 54 (SGK – 82):
Tìm số nguyên x biết :
a) 2 + x = 3
b) x + 6 = 0
c) x + 7 = 1
GV trong phép cộng muốn tìm một số hạng chưa biết ta làm như thế nào ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 87 (SBT – 65):
Có thể kết luận gì về dấu của số nguyên x 0 nếu biết:
a)
Tổng hai số bằng 0 khi nào?
b)
Hiệu hai số bằng 0 khi nào?
BT 54 (SGK - 82):
a) 2 + x = 3
x = 3 – 2
x = 1
b) x + 6 = 0
x = 0 – 6
x = - 6
c) x + 7 = 1
x = 1 – 7
x = 1 + (- 7)
x = - 6.
BT 87 (SBT - 65):
a) Tổng hai số bằng 0 khi hai số là đối nhau
x+ = 0 = -x x < 0 (vì x0)
b) Hiệu hai số bằng 0 khi số bị trừ bằng số trừ
x- = 0 = x x > 0.
Hoạt động 3.
3. Đố vui.
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trả lời bài tập 55 (SGK - 83).
BT 55 (SGK - 83):
Hồng đúng.
VD:(- 2) – (-1) = (- 2) + 1 = -1 (-1 > - 2)
Hoa sai.
Lan đúng.
VD: 3 – (-2) = 3 + 2 = 5 (5 >3; 5 > -2)
Hoạt động 4.
4. Sử dụng máy tính bỏ túi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 56 như sách giáo khoa. Tuy nhiên, lưu ý học sinh có nhiều loại máy tính khác nhau.
BT 56(SGK - 83):
Kq:
– 564
531
1783
IV.Củng cố:
- Muốn trừ đi một số nguyên ta làm như thế nào?
- Trong Z khi nào phép trừ không thực hiện được?
Hs trả lời
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập các quy tắc cộng trừ số nguyên
- Bài tập 84,85,86(c,d) 88 trang 64,65 SBT
Tuần 19.
Ngày soạn: 25.12.07.
Ngày giảng:
Tiết 51. quy tắc dấu ngoặc.
A.mục tiêu BàI HọC:
- Học sinh nắm chắc quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc), nắm được kháI niệm tổng đại số.
- Vận dụng linh hoạt quy tắc dấu ngoặc.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
B.chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ, thước thẳng.
- HS: Thuộc quy tắc cộng, trừ các số nguyên.
C.các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
6A: 6B: 6C:
II. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu? Cộng hai số nguyên khác dấu? Quy tắc trừ số nguyên?
- Chữa bài tập số 86(c,d) trang 64 SBT
Cho x = - 98;a = 61; m = - 25.
Tính:
c) a- m +7- 8 + m
d) m - 24 – x + 24 + x
HS1: Phát biểu quy tắc.
HS 2, HS 3 chữa bài tập 86 SBT
c) Với x = - 98;a = 61; m = - 25.
Ta có:
m +7- 8 + m = 61–(-25) +7– 8+(-25)
= 61 + 25 + 7 – 8 + (-25)
= (61 + 7- 8) +(25+(-25))
= 60 + 0
= 60.
d) Với x = - 98;a = 61; m = - 25.
Ta có:
m - 24 – x + 24 + x =
= (-25) – 24 - (-98) + 24 + (-98)
= (-25) + (- 24 + 24) + (- 98 + 98)
= (-25) + 0 + 0
= -25.
III.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.
1. Quy tắc dấu ngoặc.
Cho Hs làm ?1
a) Tìm số đối của 2; (-5) và của tổng
[2+(-5)]
b) So sánh tổng các số đối của 2 và (-5) với số đối của tổng [2+(-5)]
GV: Tương tự hãy so sánh số đối của tổng
(-3+5+4) với tổng các số đối của các số hạng.
Qua các ví dụ hãy rút ra nhận xét : Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-“ đằng trước ta phảI làm thế nào ?
Gv yêu cầu HS làm ?2 Tính và so sánh kết quả:
a) 7+(5-13) và 7+5+(-13)
Rút ra nhận xét: khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+“ đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc thay đổi như thế nào?
b) 12 – (14 - 6) và 12- 4+6
Từ đó cho biết : khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-“ đằng trước thì dấu các số hạng thay đổi như thế nào ?
Gv yêu cầu HS phát biểu quy tắc (SGK- 84)
Ví dụ:Tính nhanh:
a) 324 + [112 -(112+324)]
b)(-257)-[(-257+156)-56]
Gv cho HS làm ?3 theo nhóm
Tính nhanh:
a) (768 - 39) - 768
b)(-1579) - (12-1579)
- HS:
a) Số đối của 2 là (-2)
Số đối của (-5) là 5
Số đối của tổng [2+(-5)] là-[2+(-5)] = -(-3) = 3
b) Tổng các số đối của 2 và -5 là: (-2) + 5 = 3
Số đối của tổng [2+(-5)] cũng là 3
Vậy “Số đối của một tổng bằng tổng các số đối của các số hạng.”
- Học sinh làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
Nhận xét: Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “-“ ta phải đổi dấu các số hạng trong ngoặc.
HS thực hiện
Nhận xét: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+“ đằng trước thì dấu các số hạng giữ nguyên.
- Quy tắc: SGK – 84.
HS phát biểu quy tắc dấu ngoặc
Ví dụ:
a)324 + [112 -(112+324)]
= 324 + [112- 112 – 324]
= 324 – 324
= 0.
b) (-257) - [(-257+156) - 56]
= (- 257) – [- 257 + 156 – 56]
= (- 257) + 257 – 156 + 56
= 0 + (- 100)
= - 100.
?3.
a)(768 - 39) – 768 = 768 – 39 – 768 = - 39.
b) (-1579) - (12 - 1579)
= (-1579) – 12 + 1579 = - 12.
Hoạt động 2.
2.Tổng đại số:
Gv giới thiệu như SGK
-Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên .
- Khi viết tổng đại số : bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc
Ví dụ: 5+(-3)-(-6)-(+7)
=5+(-3)+(+6)+(-7)
=5-3+6-7
=11-10
=1
GV giới thiệu các phép biến đổi trong tổng đại số :
+ thay đổi vị trí các số hạng
+ cho các số hạng vào trong ngoặc có dấu “+”,”-“ đằng trước.
Gv yêu cầu học sinh nêu chú ý (SGK- 85).
Hs nghe GV giới thiệu
Hs thực hiện phép viết gọn tổng đại số
Hs thực hiện các vídụ (SGK – 85).
IV. Củng cố:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Phát biểu quy tắc dấu ngoặc? Học sinh làm bài tập 58 (SGK - 85).
Giáo viên khái quát: Khi bỏ dấu ngoặc cũng như cho số hạng vào trong ngoặc mà đằng trước có dấu ngoặc ta phải đổi dấu các số hạng.
Hs phát biểu các quy tắc.
BT 58 (SGK - 85):
a)x + 22 + (- 14) + 52 = x+ 22 – 14 + 52 = x + 60.
b) (- 90) – (p + 10) + 100 = - 90 – p – 10 + 100
= - p.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc quy tắc dấu ngoặc.
- BTVN: 57, 59,60 (SGK - 85).
Tuần 19.
Ngày soạn: 25.12.07.
Ngày giảng:
Tiết 52. luyện tập.
A.Mục tiêu:
Củng cố, khắc sâu cho học sinh về quy tắc dấu ngoặc.
Học sinh có kĩ năng vận dụng linh hoạt quy tắc trên vào thực hiện phép tính nhanh, hợp lý.
Rèn tính tỉ mỉ, cẩn thận cho học sinh.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, thước thẳng.
- HS: Học bài cũ, làm bài tập về nhà.
C. Các hoạt động dạy học:
I.ổn định tổ chức:
6A: 6B: 6C:
II. Kiểm tra:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
- Phát biểu quy tắc dấu ngoặc? Làm bài tập 57 b,d (SGK - 85)?
- Nếu ta nhóm các số hạng vào trong dấu ngoặc mà đằng trước ta đặt dấu “-” thì dấu của các số hạng sẽ thay đổi như thế nào?
- Học sinh phát biểu quy tắc dấu ngoặc.
BT 57 (SGK - 85):
b) 30 + 12 + (- 20) + (- 12)
= 30 + 12 – 20 – 12
= (30 - 20) + (12 - 12)
= 10 + 0
= 10.
d)(- 5) + (- 10) + 16 + (- 1)
= (16 - 5) – (10 + 1)
= 11 – 11
= 0.
- Học sinh trả lời.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
Hoạt động 1.
1. Thực hiện phép tính (Tính nhanh nếu có thể.)
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 89 a,c (SGK - 65).
Gọi 2 học sinh lên bảng làm. Giáo viên chấm bài của 3 học sinh làm nhanh nhất cả hai phần dưới lớp.
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm bài tập 59 (SGK - 85).Học sinh dưới lớp viết kết quả ra bảng con.
Giáo viên kiểm tra, nhận xét kết quả.
- Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm làm bài tập 92 (SBT - 65) ra phiếu học tập. Sau 5 phuát, giáo viên thu phiếu học tập chấm , chữa bài cho các nhóm.
BT 89 (SBT - 65):
a)(- 24) + 6 + 10 + 24
= 24 – 24 + 6 + 10
= 16
c)(- 3) + (- 350) + (- 7) + 350
= - (3 + 7) + 350 – 350
= - 10.
BT 59 (SGK - 85):
a)(2736 - 75) – 2736
= 2736 – 75 – 2736
= 2736 – 2736 – 75
= - 75.
b)(- 2002) – (57 - 2002)
= - 2002 – 57 + 2002
= - 2002 + 2002 – 57
= - 57.
BT 92 (SBT - 65):
a)(18 + 29) + (158 – 18 - 29)
= 18 + 29 + 158 – 18 – 29
= (18 - 18) + ( 29 - 29) + 158
= 158.
b)(13 – 135 + 49) – (13 + 49)
= 13 – 135 + 49 – 13 – 49
= (13 - 13) + (49 - 49) – 135
= - 135.
Hoạt động 2.
2.Đơn giản biểu thức.
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu bài tập 90 (SBT - 65) và làm ra nháp.
Gọi 2 học sinh lên bảng, học sinh dưới lớp theo dõi, nhận xét bài trên bảng.(Học sinh có thể dùng MTBT)
BT 90 (SBT - 65):
a)x + 25 + (- 17) + 63
= x + (25 – 17 + 63)
= x + 71.
b)(- 75) – (p + 20) + 95
= (- 75) – p – 20 + 95
= - p – ( 75 + 20 - 95)
= - p – 0
= - p.
IV. Củng cố:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
- Nhắc lại quy tắc dấu ngoặc?
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 93 (SBT - 65): Thay các giá trị của x, b, c vào biểu thức x + b +c rồi tính giá trị của biểu thức đó.
BT 93 (SBT – 65):
a)Với x = - 3, b = - 4, c = 2, ta có:
x + b + c = (- 3) + (- 4) + 2 = -(3 + 4- 2) =- 5
b)Với x = 0, b = 7, c = - 8, ta có:
x + b + c = 0 + 7 + (- 8) = 7 + (- 8) = - 1.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi.
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- BTVN: Bài 1: Tính: a)- 564 + [(- 724) + 564 + 224]
b)[ 53 + (- 76)] – [ - 76 – (- 53)]
Bài 2: Đơn giản biểu thức: a) (m + n + p) – (m – n + p)
b) – (m – n - p) + (- m + n - p) – ( - m – n + p).
Tuần 17
Ngày soạn: 24.12.07.
Ngày giảng:
Tiết 53. Ôn tập học kì I (Tiết 1)
A.Mục tiêu:
- Ôn tập về tập hợp, thứ tự trong N, trong Z; tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9; số nguyên tố, hợp số, ước chung,bội chung, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.
- Rèn kĩ năng so sánh các số nguyên, kĩ năng vận dụng các kiến thức trên vào bài tập.
- Rèn luyện khả năng hệ thống hóa cho học sinh, giáo dục ý thức học tập bộ môn.
B.chuẩn bị:
- Thầy: Bảng phụ, thước thẳng.
- Trò: Ôn tập kiến thức cũ.
C.các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
6A: 6B: 6C:
II. Kiểm tra: Kết hợp trong bài giảng.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.
1.Ôn tập chung về tập hợp
- Có mấy cách viết một tập hợp?
- Viết các tập hợp N, N*, Z?
- Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ? Cho ví dụ?
- Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B? Cho ví dụ?
- Thế nào là giao của hai tập hợp? Cho ví dụ?
- Giáo viên đưa ra bài tập:
Cho . Dùng kí hiệu điền vào chỗ ……:
1……A; 7……B; .
Có 2 cách viết tập hợp:
+Liệt kê các phần tử của tập hợp
+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
- Học sinh viết các tập hợp N, N*, Z.
- Một tập hợp có thể có một phần tử , nhiều phần tử,vô số phần tử hoặc không có phần tử nào.
- Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A được gọi là tâp hợp con của tập hợp B. Kí hiệu AB.
- Học sinh trả lời:…
BT:
1A; 7B;
Hoạt động 2.
2. Ôn tập về tính chất chia hết và dấu hiệu chia hết. Số nguyên tố,hợp số.
- Phát biểu các tính chất chia hết của một tổng? Viết các công thức tổng quát?
- Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9?
- Thế nào là số nguyên tố, hợp số?
Giáo viên đưa bài tập lên bảng phụ: Các số sau là số nguyên tố hay hợp số?
a. a = 717.
b. b = 6.5 + 9.31.
c. c = 3.8.5 – 13.9
a) Tính chất chia hết của một tổng:
+
+
b) Các dấu hiệu chia hết:
Học sinh đứng tại chỗ phát biểu các dấu hiệu chia hết.
c) Số nguyên tố, hợp số:
- Học sinh đứng tại chỗ nhắc lại về số nguyên tố, hợp số.
BT:
a. a = 717 là hợp số vì 717>3 và 7173.
b. b = 6.5 + 9.31 là hợp số vì 6.5 + 9.31 > 3 và 6.5 + 9.313.
c. c = 3.8.5 – 13.9 = 3. (40 - 39) = 3 là số nguyên tố .
Hoạt động 3.
3. Ôn tập về ƯC,BC,ƯCLN,BCNN.
- Nêu cách tìm ƯCLN,BCNN? Cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN, tìm BC thông qua tìm BCNN?
(Giáo viên đưa ra bảng tổng quát trên bảng phụ).
BT: a) Tìm ƯCLN và BCNN của 90 và 126?
b) Tìm ƯC và BC của 90 và 126?
- Học sinh phát biểu.
BT: Ta có: 90 = 2.32.5; 126 = 2.32.7.
a) ƯCLN (90,126) = 2. 32 = 18.
BCNN (90,126) = 2.32.5.7 = 630.
b) ƯC(90,126) = Ư(18) = .
BC(90,126) = B(630) = .
IV. Củng cố: Kết hợp trong bài giảng.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học.
- Giờ sau ôn tập tiếp về số nguyên.
Tuần 17.
Ngày soạn:24.12.07.
Ngày giảng:
Tiết 54. Ôn tập học kì I (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
- Ôn tập qui tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên , qui tắc cộng trừ số nguyên,ôn tập các tính chất của phép cộng trong Z.
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính, tính nhanh giá trị của biểu thức, tìm x.
- Rèn luyện tính chính xác cho HS.
B.chuẩn bị:
- Thầy:Bảng phụ, thước thẳng.
- Trò: Ôn tập kiến thức đã học.
C.các hoạt động dạy học:
I.ổn định tổ chức:
6A: 6B: 6C:
II. Kiểm tra:
Kết hợp trong bài giảng.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.
1. Ôn tập về giá trị tuyệt đối, quy tắc cộng,trừ của số nguyên.
- Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì?
Nêu cách tìm?
Giáo viên lưu ý học sinh: .
- Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu?
- Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu?
- Phép cộng trong Z có những tính chất gì?
- Hiệu của hai số nguyên a và b là gì? Phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên?
a.Giá trị của một số nguyên.
b.Phép cộng trong Z:
Học sinh phát biểu:
- Cộng hai số nguyên cùng dấu:
+ Cộng hai số nguyên dương.
+ Cộng hai số nguyên âm.
- Cộng hai số nguyên khác dấu:
+ Đối nhau.
+ Không đối nhau.
- Tính chất của phép cộng các số nguyên:
+ Giao hoán.
+ Kết hợp.
+ Cộng với số 0.
+ Cộng với số đối.
c. Phép trừ trong Z:
a – b = a + (- b).
Học sinh phát biểu quy tắc.
Hoạt động 2.
2.Bài tập ôn tập.
Giáo viên đưa ra bài tập:
Bài 1: Thực hiện phép tính:
a) .
b) 500 – (- 200) – 210 – 100.
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm bài tập, học sinh dưới lớp làm bài tập ra vở.
Bài 2: Tìm aZ, biết:
a) .
b)
c)
d)
Học sinh làm bài tập và viết kết quả ra bảng con.
Bài 3: Tìm tổng tất cả các số nguyên x, biết:
-6 < x < 5.
-9 < x < 9.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bt 67 (SBT - 61).
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình minh họa cho hai trường hợp a,b.
a) Sau 1 giờ ô tô 1 ở đâu? ô tô 2 ở đâu?
b) Sau 1 giờ ô tô 1 ở đâu? ô tô 2 ở đâu?
Bài 1:
a)
b) 500 – (- 200) – 210 – 100
= 500 + 200 – 210 – 100
= ………………..
= 410.
Bài 2:
a = 5 hoặc a = -5.
a = 0.
Không có giá trị nào của a thỏa mãn.
a = 5 hoặc a = - 5 vì .
Bài 3:
a)
Tổng là : -5.
a)
Tổng là : 0.
BT 67 (SBT - 61):
a)Hai ô tô chuyển động cùng chiều.Sau 1h, ô tô 1 cách O một khoảng 40 km, ô tô 2 cách O một khoảng 30 km. Hai ô tô cách nhau: 40 – 30 = 10 km.
b) Hai ô tô chuyển động ngược chiều.Sau 1h, ô tô 1 cách O một khoảng 40 km, ô tô 2 cách O một khoảng 30 km. Hai ô tô cách nhau: 40 + 30 = 70 km.
IV. Củng cố:
Kết hợp trong bài giảng.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập toàn bộ kiến thức trong chương.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì I.
Tuần 18
Ngày soạn: 4.01.08
Ngày giảng:
Tiết 55,56. Kiểm tra học kì I
(cả số và hình)
mục tiêu:
Kiểm tra trình độ nắm vững kiến thức ở phần Số học và Hình học ở học kì I của học sinh.
Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giảI các bài tập.
Kiểm tra tính chăm chỉ, cần cù, sáng tạo, tư duy khi làm bài.
Chuẩn bị:
GV: Đề bài phô tô đến từng học sinh.
HS: Ôn tập kiến thức trong học kì I, thước thẳng, máy tính bỏ túi.
các hoạt động dạy học:
I.ổn định tổ chức:
6A: 6B: 6C:
II. Kiểm tra: Không.
III. Bài mới:
Đề bài:
(Đề của Phòng giáo dục – Có đính kèm).
IV.Củng cố:
Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập học kì I, chuẩn bị cho học kì II.
= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Đáp án:
(Đáp án của Phòng giáo dục – Có đính kèm).
Tuần 19
Ngày soạn: 5.01.08
Ngày giảng:
Tiết 57.TRả bài kiểm tra học kì I.
A.mục tiêu:
- Nắm được những kiến thức cần sử dụng trong bài kiểm tra học kì I.
- Giúp học sinh nhận biết được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình, giúp các em có hướng sửa chữa.
- Giáo dục tính nghiêm túc trong học tập.
B.Chuẩn bị:
GV: Đáp án, bài đã chấm điểm.
HS: Đề bài,thước thẳng, máy tính bỏ túi.
C.các hoạt động dạy học:
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: Không.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.
1. Phân tích đề bài.
- Yêu cầu học sinh mang đề kiểm tra học kì I ra để trả lời các kiến thức có liên quan đến từng phần, từng câu.
- Giáo viên gọi lần lượt các học sinh trả lời các kiến thức có liên quan, cho học sinh khác nhận xét rồi giáo viên chốt lại kiến thức đúng và phương án trả lời đúng, yêu cầu học sinh ghi vào vở.
- Giáo viên có thể gọi một vài học sinh lên trình bày bài làm của một số câu tự luận, đặc biệt là những câu mà có ít học sinh làm được trong bài kiểm tra.
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1:Cách sử dụng các kí hiệu trong mối quan hệ giữa tập hợp với tập hợp, giữa phần tử với tập hợp.
Câu 2: Dấu hiệu chia hết cho 2 và3.
Câu 3: Tìm BCNN của hai số.
Câu 4: Nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
Câu 5: Định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
Câu 6: Chia hai lũy thừa cùng cơ số, thứ tự thực hiện phép tính.
Câu 7: Cộng hai số nguyên âm.
Câu 8: Thứ tự thực hiện phép tính, cộng trừ các số nguyên.
Câu 9: So sánh các số nguyên.
Câu 10: Tập hợp số nguyên.
Câu 11: Thứ tự thực hiện phép tính.
Câu 12: Nhận biết hai tia trùng nhau, hai tia đối nhau.
Câu 13: Điểm nằm giữa hai điểm.
Câu 14: Điểm thuộc hay không thuộc đường thẳng.
Câu 15: 1. Điểm nằm giữa hai điểm
2.Trung điểm của đoạn thẳng.
Phần II. Tự luận:
Câu 16: Mối quan hệ của các thành phần trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
Câu 17: a.Quy tắc dấu ngoặc.
b. Tìm số đối của một số, giá trị tuyệt đối của một số.
Câu 18: Trung điểm của đoạn thẳng, điểm nằm giữa hai điểm.
Câu 19: Tìm ƯC của hai số thông qua tìm ƯCLN của chúng.
Hoạt động 2.
2. Nhận xét ưu, khuyết điểm bài làm của học sinh.
Giáo viên nhận xét ưu, khuyết điểm của học sinh theo đơn vị lớp, tuyên dương những em làm bài tốt, phê bình những em bị điểm kém, chưa biết cách làm bài.
- Lớp 6 :
+ Tuyên dương:
+ Phê bình:
- Lớp 6 :
+ Tuyên dương:
+ Phê bình:
- Lớp 6 :
+ Tuyên dương:
+ Phê bình:
Học sinh nghe nhận xét của giáo viên.
Hoạt động 3.
3. Trả bài kiểm tra cho học sinh.
- Giáo viên trả bài kiểm tra cho học sinh, yêu cầu học sinh xem kĩ, nếu có thắc mắc gì thì gặp giáo viên để trao đổi.
- Học sinh xem bài.
IV. Củng cố:
- Kết hợp trong bài giảng.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Làm lại bài kiểm tra học kì vào vở bài tập.
- Xem trước bài “Quy tắc chuyển vế”.
Tuần 19
Ngày soạn : 06.01.08.
Ngày giảng:
Tiết 58. quy tắc chuyển vế.
A.mục tiêu:
- Hs hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức:
+ Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại
+ Nếu a = b thì b = a
- Hs hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế : khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
B.phương tiện:
- GV: Hình vẽ 50 (SGK - 85) phóng to, bảng phụ.
- HS : Đọc trước bài mới.
C.các hoạt động trên lớp:
I. ổn định tổ chức:
6 6 6
II. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” , bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “-”.Chữa bài tập 60 a(SGK – 85).
- Chữa bài tập 60 b (SGK – 85)?
Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng, kiểm tra vở bài tập của một số học sinh dưới lớp.
BT 60 (SGK - 85):
a)(27 + 65) + (346 – 27 – 65)
= 27 + 65 + 346 – 27 – 65
= (27 - 27) + 346 + (65 - 65)
= 0 + 346 + 0
= 346.
b)(42 – 69 + 17) – (42 + 17)
= 42 – 69 + 17 – 42 – 17
= (42 – 42) + (17 – 17 ) – 69
= - 69.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.
1. Tính chất của đẳng thức.
Giáo viên treo hình 50 (SGK - 85), giới thiệu:
Rút ra nhận xét?
Đồng thời bỏ từ hai đĩa cân 2 quả cân 1kg hoặc 2 vật có khối lượng bằng nhau,rút ra nhận xét?
GV tương tự như ban đầu ta có hai số bằng nhau, kí hiệu a = b ta được một đẳng thức.Mỗi đẳng thức có hai vế, vế trái là biểu thức ở bên trái dấu “=”; vế phải là biểu thức ở bên phải dấu “=”.
Nhận xét: Cân vẫn thăng bằng
Các tính chất của đẳng thức:
+ a = b a+c = b+c
+ a+c=b+c a = b
+ a = b b = a
Hoạt động 2.
2. Ví dụ:
Tìm số nguyên x biết:
x-2 = -3
- Làm thế nào để vế trái chỉ còn x?
Thu gọn các vế?
Gv yêu cầu HS làm ?2
VD: (SGK - 86)
Giải: Thêm 2 vào 2 vế
x – 2 = - 3
x- 2 +2 = -3 +2
x+ 0 = -3 + 2
x = -1
?2.Tìm x biết:
x + 4 = - 2
x + 4- 4 = -2- 4
x + 0 = - 2- 4
x = - 6
Hoạt động 3.
3. Quy tắc chuyển vế.
- Từ phép tính:
x – 2 = - 3
x- 2 +2 = -3 +2 => x = - 3 + 2
- Em có nhận xét gì khi ta chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức?
Giáo viên giới thiệu quy tắc chuyển vế (SGK - 86). Yêu cầu một vài học sinh đọc quy tắc chuyển vế.
- Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu ví dụ trong sách giáo khoa, có gì thắc mắc thì hỏi giáo viên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?3 theo nhóm.
Giáo viên giới thiệu phần nhận xét như sách giáo khoa.
- Khi chuyển 1 số hạng từ vế này sang vế kia của 1 đẳng thức ta phảI đổi dấu số hạng đó.
- VD: (SGK - 86).
?3. x + 8 = (- 5) + 4
x + 8 = -1
x = (- 1) – 8
x = - 9.
Nhận xét: SGK – 86.
IV. Củng cố:
- Nhắc lại các tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế?
- Bài tập “Đúng hay sai?”:
a) x - 12 = (- 9) - 15
x = - 9 +15 + 12 (Sai)
b) 2- x =17- 5
- x=17- 5 + 2 (Sai)
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc các tính chất của đẳng thức, quy tắc chuyển vế.
- BTVN: 62, 63,64,65 (SGK - 87).
- Giờ sau luyện tập.
File đính kèm:
- T50 - T58.doc