Giáo án số 6 tuần 1 tiết 2: Tập hợp các số tự nhiên

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết được tập hợp các số tự nhiên, nắm được các qui ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn 1 số tự nhiên trên tia số, nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số.

2.Kỹ năng:

- HS phân biệt được các tập hợp N và N* , biết sử dụng các kí hiệu ; ,biết viết số tự nhiên liền sau, liền trước 1 số tự nhiên.

- Sắp xếp được các số tự nhiên theo thứ tự tăng dần.

II. Phương tiện dạy học:

1. Giáo viên: Sgk, bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.

2. Học sinh: Sgk, thước kẻ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án số 6 tuần 1 tiết 2: Tập hợp các số tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/08/2011 Tuần: 1 Tiết: 2 TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết được tập hợp các số tự nhiên, nắm được các qui ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn 1 số tự nhiên trên tia số, nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số. 2.Kỹ năng: - HS phân biệt được các tập hợp N và N* , biết sử dụng các kí hiệu ; ,biết viết số tự nhiên liền sau, liền trước 1 số tự nhiên. - Sắp xếp được các số tự nhiên theo thứ tự tăng dần. II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Sgk, bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. 2. Học sinh: Sgk, thước kẻ. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (10 phút) + HS1: Cho ví dụ về tập hợp, nêu chú ý trong sgk về cách viết tập hợp. - Làm bài tập 3/6 sgk. + HS2: Nêu các cách viết một tập hợp. - Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 7 bằng hai cách. - GV nhận xét và cho điểm. - HS1 lấy ví dụ về tập hợp, nêu chú ý trong sgk về cách viết tập hợp và làm bài tập 3/6 sgk. - HS2 nêu các cách viết một tập hợp và làm bài tập: - HS nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn. Hoạt động 2: Tập hợp N và tập hợp N*. (15 phút) - Hãy lấy ví dụ về số tự nhiên? - GV giới thiệu tập hợp N Tập hợp các số tự nhiên: N = {0; 1; 2; 3; 4;...} Hãy cho biết các phần tử của tập hợp N? - GV giới thiệu cách biểu diễn các số tự nhiên trên tia số: Trên một tia ta đặt liên tiếp bắt đầu từ 0, các đoạn có độ dài bằng nhau rồi biểu diễn các số 1; 2; 3;... trên tia đó. - GV đưa hình ảnh tia số trên bảng phu cho HS quan sát. - Yêu cầu HS lên bảng vẽ tia số và biểu diễn một vài số tự nhiên trên tia số. - GV giới thiệu: + Một số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số. + Điểm biểu diễn số 1 trên tia số gọi là điểm 1,... + Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a. - GV giới thiệu tập hợp các số tự nhiên khác 0 kí hiêu là N*: N* = {1; 2; 3; 4;...} hoặc N* = {x Î N | x ¹ 0 } Nhận xét tập hợp N khác tập hợp N* ở chỗ nào ? ? Điền vào ô vuông các kí hiệu Î và Ï 5 N*; 5 N ; 0 N* ; 0 N N - Các số 0; 1; 2; 3; 4; ... là các số tự nhiên. - Các số 0; 1; 2; 3; 4; ... là các phần tử của tập hợp N - HS chú ý nghe giảng. - HS lên bảng vẽ, các HS khác vẽ vào vở. - HS nghe giới thiệu. - HS nghe giới thiệu. - Tập hợp N có số 0 còn tập hợp N* không có số 0. 5 Î N* ; 5 Î N ; 0 Ï N* ; 0 Î N Ï N Hoạt động 3: Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên. (13 phút) - GV quay lại tia số quan sát và trả lời câu hỏi + So sánh 3 và 5 + Nhận xét vị trí điểm 3 và điểm 5 trên tia số. + Nhận xét xem điểm biểu diễn số nhỏ hơn nằm bên nào của điểm biểu diễn số lớn hơn. - GV giới thiệu kí hiệu £; ³ a £ b nghĩa là a < b hoặc a = b b ³ a nghĩa là b > a hoặc b = a Viết tâp hợp A = { x Î N | 6 £ x £ 8} bằng cách liệt kê các phần tử của nó - GV giới thiệu tính chất bắc cầu: a < b; b < c thì a < c Tìm số liền sau của số 4? Số 4 có mấy số liền sau? - Lấy ví dụ về số tự nhiên rồi chỉ ra số liền sau của mỗi số. - GV: Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất. Số liền trước của số 5 là số nào? - Hai số 4 và 5 là hai số tự nhiên liên tiếp. Vậy hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? - Yêu cầu HS làm ?1 sgk. - Trong các số tự nhiên số nào nhỏ nhất? - Có số tự nhiên lớn nhất không? Vì sao? - Tập hợp các số tự nhiên có bao nhiêu phần tử ? - HS quan sát tia số. - 2 < 4 - Điểm 2 nằm bên trái điểm 4. - Điểm biểu diễn số nhỏ hơn nằm bên trái của điểm biểu diễn số lớn hơn - HS lên bảng làm: A = { 6 ; 7 ; 8 } - Số liền sau của số 4 là số 5. - Số 4 có một số liền sau. - HS lấy ví dụ và chỉ ra số liền sau. - Số liền trước của số 5 là số 4. - Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. - HS làm ?1 sgk: 28; 29; 30 99; 100; 101 - Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0. - Không có số tự nhiên lớn nhất vì bất cứ số tự nhiên nào cũng có số tự nhiên liền sau lớn hơn nó. - Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử. Hoạt động 4: Củng cố. (5 phút) - Cho HS làm bài tập 6/7 sgk. - GV nhận xét và sửa sai nếu có. - HS làm bài tập 6/7 sgk. Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. (2 phút) - Học bài. - Làm bài tập 7, 8/8 sgk. - Xem trước bài: Ghi số tự nhiên.

File đính kèm:

  • doctiet2.doc