I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
- Nắm được các hoocmon sinh dục nam và hoocmon sinh dục nữ.
- Hiểu rõ ảnh hưởng của hoocmon sinh dục nam và nữ đến những biến đổi của
cơ thể ở tuổi dậy thì.
- Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hoà trong hoạt động nội tiết.
- Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của
môi trường trong.
2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất
- Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
a) Năng lực chung : Năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề
b) Năng lực đặc thù: năng lực nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống, vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học về sinh học vào thực tiễn, năng lực thể chất
II. CHUẨN BỊ:
1. GV - Tranh phóng to H 58.1; 58.2; 58.3.
- Bảng phụ viết nội dung bảng 58.1; 58.2.
2. HS Nghiên cứu bài học trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
- KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC :
1. æn ®Þnh tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày chức năng của các hoocmon tuyến tụy?
? Trình bày vai trò của tuyến trên thận?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động:
Sinh sản là một đặc tính quan trọng ở sinh vật. Đối với con người, khi phát
triển đến một độ tuổi nhất định, trẻ em có những biến đổi. Những biến đổi đó do
đâu mà có? Nó chịu sự điều khiển của hoocmon nào? Biến đổi đó có ý nghĩa gì
? đó là nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu
12 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 52 đến 54 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 1 /6/2020
Tiết 52 – Bài 58,59: TUYẾN SINH DỤC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
- Nắm được các hoocmon sinh dục nam và hoocmon sinh dục nữ.
- Hiểu rõ ảnh hưởng của hoocmon sinh dục nam và nữ đến những biến đổi của
cơ thể ở tuổi dậy thì.
- Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hoà trong hoạt động nội tiết.
- Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của
môi trường trong.
2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất
- Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
a) Năng lực chung : Năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề
b) Năng lực đặc thù: năng lực nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống, vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học về sinh học vào thực tiễn, năng lực thể chất
II. CHUẨN BỊ:
1. GV - Tranh phóng to H 58.1; 58.2; 58.3.
- Bảng phụ viết nội dung bảng 58.1; 58.2.
2. HS Nghiên cứu bài học trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
- KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC :
1. æn ®Þnh tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày chức năng của các hoocmon tuyến tụy?
? Trình bày vai trò của tuyến trên thận?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động:
Sinh sản là một đặc tính quan trọng ở sinh vật. Đối với con người, khi phát
triển đến một độ tuổi nhất định, trẻ em có những biến đổi. Những biến đổi đó do
đâu mà có? Nó chịu sự điều khiển của hoocmon nào? Biến đổi đó có ý nghĩa gì
? đó là nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức , kỹ năng mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
I. Tinh hoàn và hoocmon sinh dục nam
- GV hướng dẫn HS quan sát H 58. 1; 58.2 và
làm bài tập điền từ (SGK – Tr 182).
- Cá nhận HS làm việc độc lập, quan sát kĩ
hình, đọc chú thích.
- Thảo luận nhóm và điền từ vào bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác
I: Tinh hoàn và hoocmon
sinh dục nam
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, công bố đáp án:
1- LH, FSH
2- Tế bào kẽ.
3- Testosteron
? Nêu chức năng của tinh hoàn?
- HS dựa vào bài tập vừa làm để trả lời, sau đó
rút ra kết luận.
- GV phát bài tập bảng 58.1 cho các HS nam,
yêu cầu: các em đánh dấu vào dấu hiệu có ở
bản thân?
- HS nam đọc kĩ nội dung bảng 58.1 và đánh
dấu vào các ô lựa chọn.
- GV công bố đáp án.
- Lưu ý HS: đấu hiệu xuất tinh lần đầu là dấu
hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức
Tinh hoàn:
+ Sản sinh ra tinh
trùng.
+ Tiết hoocmon sinh
dục nam testosteron.
- Hoocmon sinh dục nam gây
biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì
của nam.
- Những dấu hiệu xuất hiện ở
tuổi dậy thì: bảng 58.1 SGK.
II. Buồng trứng và hoocmon sinh dục nữ
- Yêu cầu HS quan sát kĩ H 58.3 và làm bài
tập điền từ SGK.
- Yêu cầu HS nêu kết quả.
- Cá nhân HS quan sát kĩ hình tìm hiểu quá
trình phát triển của nang trứng. (từ các nang
trứng gốc) và tiết hoocmon buồng trứng.
- Trao đổi nhóm, lựa chọn từ cần thiết. Đại
diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét,
bổ sung- GV nhận xét, khẳng định đáp án.
1- Tuyến yên; 2- Nang trứng;
3- Ơstrogen; 4- Progesteron
- Nêu chức năng của buồng trứng?
- GV phát bài tập bảng 58.2 cho HS nữ, yêu
cầu: các em đánh dấu vào ô trống dấu hiệu của
bản thân.
- Dựa vào bài tập đã làm để trả lời câu hỏi, rút
ra kết luận.
- HS nữ đọc kĩ nội dung bảng 58.2, đánh dấu
vào ô lựa chọn.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ
sung.
- GV gọi 1 HS trình bày, các HS khác bổ sung.
- GV tổng kết lại những dấu hiệu ở tuổi dậy
thì.
- Lưu ý HS: kinh nguyệt lần đầu tiên là dấu
hiệu của dậy thì chính thức ở nữ.
- GV nhắc nhở HS ý thức vệ sinh kinh nguyệt.
II: Buồng trứng và
hoocmon sinh dục nữ
- Buồng trứng:
+ Sản sinh ra trứng.
+ Tiết hoocmon sinh dục nữ
Ơstrogen
- Hoocmon Ơstrogen gây ra
biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì
của nữ.
- Những dấu hiệu xuất hiện ở
tuổi dậy thì ở nữ: bảng 58.2
SGK.
III. Điều hoà hoạt động của các tuyến nội
tiết
- Hãy kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng
của các hoocmon tiết ra từ tuyến yên?
- HS liệt kê; tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến
trên thận.
- GV trình bày nội dung thông tin mục I SGK
kết hợp sử dụng H 59.1 và 59.2 giúp HS hiểu
rõ cơ chế điều hoà hoạt động của các tuyến
này.
- Trình bày cơ chế điều hoà hoạt động của
tuyến giáp và tuyến trên thận? (hoặc sự điều
hoà hoạt động của tế bào kẽ trong tinh hoàn)
H 59.1; 59.2; 58.1
- HS quan sát kĩ H 59.1; 59.2; 58.1 và trình
bày cơ chế điều hoà hoạt động của từng tuyến.
- Đại diện nhóm trình bày trên tranh, các
nhóm khác bổ sung.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
IV. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội
tiết.
- Lượng đường trong máu giữ được tương đối
ổn định là do đâu?
- HS vận dụng kiến thức về chức năng của
hoocmon tuyến tuỵ để trình bày.
- GV đưa thông tin: khi lượng đường trong
máu giảm mạnh không chỉ các tế bào anpha
của đảo tuỵ hoạt động tiết glucagôn mà còn có
sự phối hợp hoạt động của cả tuyến trên thận
để góp phần chuyển hoá lipit và prôtêin thành
glucôzơ (tăng đường huyết).
- GV yêu cầu HS quan sát H 59.3:
- Trình bày sự phối hợp hoạt động của các
tuyến nội tiết khi đường huyết giảm?
- Cá nhân HS quan sát kĩ H 59.3, trao đổi
nhóm trình bày ra giấy nháp câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
- GV: Ngoài ra ađrênalin và nonađrênalin
cùng phối hợp với glucagôn làm tăng đường
huyết.
? Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
thể hiện như thế nào?
III: Điều hoà hoạt động của
các tuyến nội tiết
- Tuyến yên tiết hoocmon
điều khiển sự hoạt động của
các tuyến nội tiết.
- Sự hoạt động của tuyến yên
được tăng cường hay kìm
hãm chịu sự chi phối của các
hoocmon do các tuyến nội
tiết khác tiết ra.
=> Đó là cơ chế tự điều hoà
của các tuyến nội tiết nhờ
các thông tin ngược
IV: Sự phối hợp hoạt động
của các tuyến nội tiết.
- Lượng đường huyết trong
máu được ổn định là nhờ:
+ Sự phối hợp hoạt động của
các tb và của đảo tụy
trong tuyến tụy.
+ Sự phối hợp của tuyến tụy
và vỏ tuyến trên thận.
- Các tuyến nội tiết trong cơ
thể có sự phối hợp hoạt động
→ đảm bảo cho các quá
trình sinh lí trong cơ thể diễn
ra bình thường
Hoạt động 3: Luyện tập
HS đọc kết luận sgk.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Vì sao nói tuyến sinh dục là tuyến pha?
- Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ?
Hoạt động 4: Vận dụng
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm tài liệu về vai trò tuyến sinh dục trên sách báo, trên mạng
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Đọc mục “Em có biết”.
- Đọc thêm bài 60,61
- Chuẩn bị bài 62,63
************************************
Ngày giảng: 3/6/2020
Chương XI- Sinh sản
Tiết 53: Bài 60,61,62,63
CƠ QUAN SINH DỤC NAM, CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam và đường đi
của tinh trùng từ nơi sinh sản đến khi ra ngoài cơ thể.
- Kể tên và xác định được trên tranh các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ. Nêu
được chức năng cơ bản của cơ quan sinh dục nữ.
- Chỉ rõ được những điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai trên cơ sở hiểu rõ các
khái niệm về thụ tinh và thụ thai. Trình bày được sự nuôi dưỡng thai trong quá
trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển.Giải thích được hiện
tượng kinh nguyệt.
- Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch
hoá gia đình. Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên.
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định
được các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh thai.
2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất
- Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
a) Năng lực chung : Năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề
b) Năng lực đặc thù: năng lực nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống, vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học về sinh học vào thực tiễn, năng lực thể chất
II. CHUẨN BỊ:
1. GV Tranh phóng to H 60.1; 60.2; 61.1; 61.2
2. HS Nghiên cứu bài học trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
- KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. æn ®Þnh tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong giờ)
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động:
Cơ quan sinh sản có chức năng quan trọng là duy trì nòi giống. Vậy chúng
có cấu tạo như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
I. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam
- GV yêu cầu HS nghiên cứu tranh H 60.1
SGK và hoàn thành bài tập điền từ.
- HS nghiên cứu thông tin H 60.1 SGK ,
trao đổi nhóm và hoàn thành bài tập.
- Đại điện nhóm trình bày, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và khẳng định đáp án.
1- Tinh hoàn
2- Mào tinh
3- Bìu
4- Ống dẫn tinh
5- Túi tinh
- Cho HS đọc lại thông tin SGK đã hoàn
chỉnh và trả lời câu hỏi:
- Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ
phận nào?
- Chức năng của từng bộ phận là gì?
I: Các bộ phận của cơ quan sinh
dục nam
- Cơ quan sinh dục nam gồm:
+ Tinh hoàn: là nơi sản xuất ra
tinh trùng.
+ Mào tinh hoàn: nơi tinh trùng
tiếp tục phát triển và hoàn thiện
về cấu tạo.
+ Ống dẫn tinh: dẫn tinh trùng
đến túi tinh.
+ Túi tinh; chứa tinh trùng.
+ Dương vật: dẫn tinh trùng, dẫn
nước tiểu ra ngoài.
+ Tuyến hành, tuyến tiền liệt; tiết
dịch nhờn
II. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ
- GV yêu cầu HS quan sát H 61.1 SGK và
ghi nhớ kiến thức.
- Yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi:
- Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận
nào? Chức năng của từng bộ phận là gì?
- HS tự quan sát H 61.1 SGK và ghi nhớ
kiến thức.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ
sung.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập vào phiếu
học tập.
HS trao đổi phiếu và so sánh với đáp án.
- GV nhận xét.
- GV giảng thêm về vị trí của tử cung và
buồng trứng liên quan đến một số bệnh ở nữ
và giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh.
I: Thụ tinh và thụ thai
II: Các bộ phận của cơ quan
sinh dục nữ
* Cơ quan sinh dục nữ gồm:
- Buồng trứng: nơi sản sinh trứng.
- Ống dẫn trứng, phễu: thu và dẫn
trứng.
- Tử cung: đón nhận và nuôi
dưỡng trứng đã thụ tinh.
- Âm đạo: thông với tử cung.
- Tuyến tiền đình: tiết dịch.
.
I: Thụ tinh và thụ thai
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin,
quan sát H 61.1 SGK và trả lời câu hỏi:
- Thế nào là thụ tinh và thụ thai?
- Điều kiện cho sự thụ tinh và thụ thai là gì?
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 61.1
SGK và trả lời câu hỏi:
- Trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá kết quả, giúp HS hoàn thiện
kiến thức.
- GV giảng thêm:
+ Nếu trứng di chuyển xuống gần tử cung
mới gặp tinh trùng thì sự thụ tinh sẽ không
xảy ra.
+ Trứng được thụ tinh bám vào thành tử
cung mà không phát triển tiếp thì sự thụ thai
không có kết quả.
+ Trứng thụ tinh phát triển ở ống dẫn trứng
là hiện tượng chửa ngoài dạ con, rất nguy
hiểm đến người mẹ.
- HS lắng nghe để tiếp thu kiến thức.
II: Sự phát triển của thai
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK
và trả lời câu hỏi:
- Quá trình phát triển của bào thai diễn ra
như thế nào?
- HS tự nghiên cứu SGK, quan sát H 62.3,
tranh quá trình phát triển bào thai, ghi nhớ
kiến thức.
- Trao đổi nhóm sau đó đại diện nhóm trình
bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung thêm (chỉ trên tranh): Sau thụ
tinh 7 ngày, lớp ngoài phôi bám vào mặt tử
cung phát triển thành nhau thai, 5 tuần sau
nhau thai hình thành đầy đủ. Thai lấy chất
dinh dưỡng và oxi từ máu mẹ và thải
cacbonic, urê sang cho mẹ qua dây rốn.
- Sức khoẻ của mẹ ảnh hưởng như thế nào
đối với sự phát triển của nhau thai?
- Trong quá trình mang thai, người mẹ cần
làm gì để thai phát triển tốt và con sinh ra
khoẻ mạnh?
- Thụ tinh là sự kết hợp giữa
trứng và tinh trùng để tạo thành
hợp tử.
+ Điều kiện: trứng và tinh
trùng gặp nhau ở 1/3 ống dẫn
trứng phía ngoài.
- Thụ thai là trứng được thụ tinh
bám vào thành tử cung tiếp tục
phát triển thành thai.
+ Điều kiện: trứng được thụ
tinh phải bám vào thành tử cung.
II: Sự phát triển của thai
- Trứng được thụ tinh hình yhành
hợp tử. Hợp tử phân chia tạo
thành phôi thai bám chắc vào
thành tử cung nhờ nhau thai. Thai
được nuôi dưỡng nhờ chất dinh
dưỡng lấy từ mẹ qua nhau thai.
- Khi mang thai, người mẹ cần
được cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng và tránh các chất kích
thích có hại cho thai như: rượu,
thuốc lá...
- GV lưu ý khai khác thêm hiểu biết của HS
qua phương tiện thông tin đại chúng về chế
độ dinh dưỡng.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan
sát h 62.3 và trả lời câu hỏi:
- Hiện tượng kinh nguyệt là gì?
- Kinh nguyệt xảy ra khi nào?
- Do đâu có kinh nguyệt?
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát
H 62.3, kết hợp kiến thức chương “Nội
tiết”, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:
- HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của các
nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV giảng thêm:
+ Tính chất của chu kì kinh nguyệt do tác
dụng của hoocmon tuyến yên.
+ Tuôỉ kinh nguyệt có thể sớm hay muộn
tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố.
+ Kinh nguyệt không đều là biểu hiện bệnh
lí, cần đi khám.
+ Kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ trứng
không được thụ tinh.
+ Vệ sinh kinh nguyệt.
IV: Ý nghĩa của việc tránh thai
- GV nêu câu hỏi:
- Hãy cho biết nội dung cuộc vận động sinh
đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia
đình?
- HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và
nêu được:
+ Không sinh con quá sớm (trước 20)
+ Không đẻ dày, đẻ nhiều.
+ Đảm bảo chất lượng cuộc sống.
+ Mỗi người phải tự giác nhận thức để thực
hiện.
+ Ảnh hưỏng xấu đến sức khoẻ và tinh thần,
kết quả học tập...
- GV viết ngắn gọn nội dung HS phát biểu
vào góc bảng:
- GV hỏi:
- Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý
nghĩa như thế nào?
III: Hiện tượng kinh nguyệt
- Kinh nguyệt là hiện tượng trứng
không được thụ tinh, lớp niêm
mạc tử cung bong ra, thoát ra
ngoài cùng máu và dịch nhầy.
- Kinh nguyệt xảy ra theo chu kì.
- Kinh nguyệt đánh dấu chính
thức tuổi dậy thì ở các em gái.
IV: Ý nghĩa của việc tránh thai
- Ý nghĩa của việc tránh thai:
+ Trong việc thực hiện kế hoạch
hoá gia đình: đảm bảo sức khoẻ
cho người mẹ và chất lượng cuộc
sống.
+ Đối với HS (ở tuổi đang đi
học): không ảnh hưởng tới sức
khoẻ, học tập và tinh thần.
- Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách
nào?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu có thai ở tuổi còn
đang đi học?
- Ý nghĩa của việc tránh thai?
- GV lắng nghe, ghi nhận những ý kiến đa
dạng của HS để có biện pháp tuyên truyền
giáo dục.
V: Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành
niên
- GV cho HS đọc thông tin mục “Em có
biết” (tr 199) để hiểu: Tuổi vị thành niên là
gì? một số thông tin về hiện tượng mang
thai ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam.
- Một HS đọc to thông tin SGK.
- HS nghiên cứu thông tin mục II SGK để
trả lời câu hỏi:
- Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành
niên là gì?
- GV nhắc nhở HS: cần phải nhận thức về
vấn đề này ở cả nam và nữ, phải giữ gìn bản
thân, đó là tiền đồ cho cuộc sống sau này.
- Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài
ý muốn hoặc tránh nạo thai ở tuổi vị thành
niên.
V: Những nguy cơ có thai ở tuổi
vị thành niên
+ Mang thai ở tuổi này có nguy
cơ tử vong cao vì:
- Dễ xảy thai, đẻ non.
- Con nếu đẻ thường nhẹ cân khó
nuôi, dễ tử vong.
+ Nếu phải nạo dễ dẫn tới vô sinh
vì dính tử cung, tắc vòi trứng,
chửa ngoài dạ con.
+ Có nguy cơ phải bỏ học, ảnh
hưởng tới tiền đồ, sự nghiệp.
VI. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu
hỏi:
- Dựa vào những điều kiện cần cho sự thụ tinh và
sự thụ thai, hãy nêu các nguyên tắc để tránh thai?
- Thực hiện mỗi nguyên tắc có những biện pháp
nào?
- HS dựa vào điều kiện cần cho sự thụ tinh, thụ
thai (bài 62) , trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác nhận
xét bổ sung
- GV nhận xét
- Sau khi HS thảo luận, GV yêu cầu mỗi HS phải
có dự kiến hành động cho bản thân và yêu cầu
trình bày trước lớp.
- HS nêu được:
+ Tránh quan hệ tình dục ở tuổi HS, giữ gìn tình
bạn trong sáng, lành mạnh không ảnh hưởng tới
sức khoẻ, học tập và hạnh phúc trong tương lai.
VI. Cơ sở khoa học của các
biện pháp tránh thai
- Muốn tránh thai cần dựa trên
các nguyên tắc:
+ Ngăn trứng chín và rụng.
+ Tránh không cho tinh trùng
gặp trứng.
+ Chống sự làm tổ của trứng đã
thụ tinh.
- Phương tiện sử dụng tránh
thai:
+ Bao cao su, thuốc tránh thai,
vòng tránh thai.
+ Triệt sản: thắt ống dẫn tinh,
thắt ống dẫn trứng.
Hoạt động 3 : luyện tập
- HS : cá nhân 1p
? Nêu những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên là gì?
2.4. Hoạt động vận dụng
- Khi đang tuổi đi học có nên có thai không ? Vì sao ?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm tài liệu về KHHGĐ trên sách báo, trên mạng
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị bài 64,65
? Kể tên các bệnh lây qua đường tình dục
? Tác hại của bệnh HIV/AIDS
*******************************
Ngày giảng : 6 /6/2020
Tiết 54 – Bài 64,65 :
CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC
ĐẠI DỊCH AIDS – THẢM HOẠ CỦA LOÀI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS trình bày rõ được tác hại của một số bệnh tình dục phổ biến (lậu, giang
mai, HIV, AIDS)
- HS nêu được những đặc điểm sống chủ yếu của các tác nhân gây bệnh (vi
khuẩn lậu, giang mai và virut gây ra AIDS) và triệu trứng để có thể phát hiện
sớm, điều trị đủ liều.
- HS xác định rõ con đường lây truyền và đưa ra cách phòng ngừa đối với mỗi
bệnh.
- HS trình bày rõ các tác hại của bệnh AIDS.
- HS nêu được đặc điểm sống của virut gây bệnh AIDS.
- HS chỉ ra được các con đường lây truyền và đưa ra cách phòng ngừa bệnh
AIDS.
2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất
- Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
a) Năng lực chung : Năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề
b) Năng lực đặc thù: năng lực nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống, vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học về sinh học vào thực tiễn, năng lực thể chất
II. CHUẨN BỊ:
1. GV - Tranh phóng to H 64 SGK.
Tư liệu về bệnh tình dục.
2. HS Nghiên cứu bài học trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC :
1. æn ®Þnh tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên?
? Các nguyên tắc tránh thai?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động:
- HS: Cá nhân 1p trả lwoif câu hỏi sau:
? Kể tên các bệnh lây qua đường tình dực mà em biết?
- HS: trả lời
- GV: ghi ra góc bảng, vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
I. Bệnh lậu
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Yêu cầu HS quan sát, đọc nội dung bảng
64.1.
- Yêu cầu HS thảo luận để trả lời:
- Tác nhân gây bệnh?
- Triệu trứng của bệnh?
- Tác hại của bệnh?
- HS đọc thông tin SGK, nội dung bảng
64.1, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- 1HS trình bày, các HS khác nhận xét bổ
sung.
- GV nhận xét.
I. Bệnh lậu
- Do song cầu khuẩn gây nên.
- Triệu chứng:
+ Nam: đái buốt, tiểu tiện có máu,
mủ.
+ Nữ: khó phát hiện.
- Tác hại:
+ Gây vô sinh
+ Có nguy cơ chửa ngoài dạ con.
+ Con sinh ra có thể bị mù loà.
II. Các con đường lây truyền và cách
phòng tránh
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin do
GV cung cấp và ghi nhớ kiến thức.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm để trả lời:
- Con đường lây truyền bệnh lậu và giang
mai là gì?
- Làm thế nào để giảm bớt tỉ lệ người mắc
bệnh tình dục trong xã hội hiện nay?
- Ngoài 2 bệnh trên em còn biết bệnh nào
liên quan đến hoạt động tình dục?
- HS nghiên cứu thông tin, ghi nhớ kiến
thức, thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến
trả lời:
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung kiến thức:
+ Quan hệ tình dục bừa bãi.
+ Sống lành mạnh, quan hệ tình dục an
toàn.
+ HIV.
II. Các con đường lây truyền và
cách phòng tránh
a. Con đường lây truyền:
- Qua quan hệ tình dục
- Qua đường máu (xây xát)...
- Lây từ mẹ sang con
b. Cách phòng tránh:
- Nhận thức đúng đắn về
bệnh tình dục.
- Sống lành mạnh.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Không nên quan hệ tình dục
sớm
III. AIDS là gì? HIV là gì?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, dựa
vào hiểu biết của mình qua các phương
tiện thông tin đại chúng và trả lời câu hỏi:
- Em hiểu gì về AIDS? HIV?
- HS đọc thông tin SGK, dựa vào hiểu biết
của mình qua các phương tiện thông tin
đại chúng và trả lời câu hỏi:
+ AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải.
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 65.
- GV kẻ sẵn bảng 65 vào bảng phụ, yêu
cầu HS lên chữa bài.
- 1 HS lên bảng chữa, các HS khác nhận
xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
III. AIDS là gì? HIV là gì?
- AIDS là hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải.
- HIV là virut gây suy giảm miễn
dịch ở người.
- Các con đường lây truyền và tác
hại (bảng 65).
IV. Đại dịch AIDS – Thảm hoạ của loài
người
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Yêu cầu HS đọc lại mục “Em có biết” và
trả lời câu hỏi:
- Tại sao đại dịch AIDS là thảm hoạ của
loài người?
- HS đọc thông tin và mục “Em có biết” và
trả lời câu hỏi:
+ Vì: AIDS lây lan nhanh, nhiễm HIV là
tử vong và HIV là vấn đề toàn cầu.
- GV nhận xét.
- GV lưu ý HS quy tắc tảng băng trôi: Số
người nhiễm chưa phát hiện còn nhiều hơn
số đã phát hiện rất nhiều.
Người mắc bệnh không có ý thức phòng
tránh bệnh cho người khác , đặc biệt là gái
mại dâm.
- HS tiếp thu nội dung.
IV. Đại dịch AIDS – Thảm hoạ
của loài người
- AIDS là thảm hoạ của loài người
vì:
+ Tỉ lệ tử vong rất cao.
+ Hiện nay chưa có văcxin phòng
và thuốc chữa.
+ Lây lan nhanh qua quan hệ tình
dục, đường máu, lây từ mẹ sang
con khi mang thai.
V. Các biện pháp lây nhiễm HIV/ AIDS
- GV nêu vấn đề:
+ Dựa vào con đường lây truyền AIDS,
hãy đề ra các biện pháp phòng ngừa lây
nhiễm AIDS?
+ HS phải làm gì để không mắc AIDS?
+ Em sẽ làm gì để góp sức mình vào công
việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch
AIDS?
+ Tại sao nói AIDS nguy hiểm nhưng
không đáng sợ?
V.. Các biện pháp lây nhiễm
HIV/ AIDS
- Chủ động phòng tránh lây
nhiễm AIDS:
+ Không tiêm chích ma tuý, không
dùng chung kim tiêm, kiểm tra
máu trước khi truyền.
+ Sống lành mạnh, 1 vợ 1 chồng.
+ Người mẹ nhiễm AIDS không
nên sinh con.
HS thảo luận nêu ý kiến, yêu cầu nêu
được:
+ An toàn truyền máu.
+ Mẹ bị AIDS không nên sinh con.
+ Sống lành mạnh.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Gọi hs đọc kết luận SGK
- HS: cá nhân 2p trả lời câu hỏi
- HIV/AIDS là gì? Tác hại HIV/AIDS?
- Con đường lây nhiễm HIV/AIDS?
- Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS?
Hoạt động 4: Vận dụng
Đánh dấu vào câu đúng
1. AIDS thực sự trở thành thảm hoạ của loài người vì:
a. Tỷ lệ tử vong cao
b. Lây lan nhanh, rộng.
c. Không có vaccin phòng và thuốc chữa
d.Các lứa tuổi điều có thể mắc
e. Chỉ a,b,c
g. Cả a,b,c,d
2. Các hoạt động nào có thể bị lây nhiễm HIV
a. Ăn chung bát, đũa, muỗi đốt
b. Hôn nhau, bắt tay, cạo râu
c. Mặc chung quần áo, sơn sửa móng tay, chung kim tiêm
d. Truyền máu, quan hệ tình dục không an toàn
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm tài liệu tác hại các bệnh lây qua đường tình dục, cách phòng tránh trên
sách báo
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
-Hoàn thành bài tập sgk
-Đọc mục em có biết
-Ôn tập toàn bộ kiến thức học kỳ 2
- Ôn tập học kỳ 2
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_9_tiet_52_den_54_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf