Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 21: Ôn tập Chương I, II, III - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU.

Qua bài học này HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị.

- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

- Biết vận dụng lí thuyết vào làm các bài tập di truyền , NST, ADN

2. Kỹ năng:

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ

thống hoá kiến thức.

3. Thái độ:

- Xây dựng ý thức tự giác trong học tập.

4. Định hướng năng lực:

a. Hình thành cho HS năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm,

năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

II. CHUẨN BỊ.

1. GV: Các bài tập vận dụng

2. HS: Ôn lại các kiến thức đã học

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

- Vấn đáp tìm tòi, hoạt động nhóm, học tập bằng trò chơi, cách làm bài tập

2. Kĩ thuật:

- Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút, trò chơi, khăn phủ

bàn

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 21: Ôn tập Chương I, II, III - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 01/11/2019 – 9A1 TIẾT 21 : ÔN TẬP CHƯƠNG I, II, III I. MỤC TIÊU. Qua bài học này HS đạt được: 1. Kiến thức: - Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị. - Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống. - Biết vận dụng lí thuyết vào làm các bài tập di truyền , NST, ADN 2. Kỹ năng: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức. 3. Thái độ: - Xây dựng ý thức tự giác trong học tập. 4. Định hướng năng lực: a. Hình thành cho HS năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. b. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ. 1. GV: Các bài tập vận dụng 2. HS: Ôn lại các kiến thức đã học III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Vấn đáp tìm tòi, hoạt động nhóm, học tập bằng trò chơi, cách làm bài tập 2. Kĩ thuật: - Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút, trò chơi, khăn phủ bàn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Tổ chức cho HS khởi động qua trò chơi: Hái hoa dân chủ Luật chơi: - GV cho 3-4 HS tham gia - Trong vòng 1 phút trình bày đáp án - Ai trả lời đúng sẽ được bốc thăm nhận phần quà ? Câu hỏi: 1.Trình bày cấu tạo hóa học, cấu trúc không gian của ADN? 2. Trình bày nguyên tắc nhân đôi ADN? 3. Phân tích mqh gen và tính trạng ? 4. Cấu trúc NST? 5. Diễn biến của NST trong nguyên phân ? 6. Cơ chế xác định giới tính ? GV tổ chức HS thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài HOẠT ĐỘNG 2. Hình thành kiến thức kỹ năng mới I. Hệ thống hoá kiến thức - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ - Định hướng NL, PC: Tự lập, tự chủ - Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực hợp tác nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ và yêu cầu: Mỗi nhóm nghiên cứu 1 nội dung Kt khăn trải bàn ND 1: Các quy luật di truyền ND2: Biến đổi NST qua nguyên phân, giảm phân. ND3: Bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh ND4: Cấu trúc, chức năng ARN, ADN, protein. - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức Tóm tắt các quy luật di truyền Tên quy luật Nội dung Giải thích Ý nghĩa Phân li Do sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử chỉ chứa một nhân tố trong cặp. Các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau. - Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng. - Xác định tính trội (thường là tính trạng tốt). Phân li độc lập Phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử. F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. Tạo biến dị tổ hợp. Di truyền liên kết Các tính trạng do nhóm nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau. Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào. Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi. Di truyền liên kết với ở các loài giao phối tỉ lệ đực; cái xấp xỉ 1:1 Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính. Điều khiển tỉ lệ đực: cái. giới tính Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân Các kì Nguyên phân Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu NST kép co ngắn, đóng xoắn và đính vào sợi thoi phân bào ở tâm động. NST kép co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo. NST kép co ngắn lại thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội). Kì giữa Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. Các NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. Kì cuối Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng 2n như ở tế bào mẹ. Các NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng n (kép) bằng 1 nửa ở tế bào mẹ. Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng n (NST đơn). Bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh Các QT Bản chất Ý nghĩa Nguyên phân Giữ nguyên bộ NST, nghĩa là 2 tế bào con được tạo ra có 2n NST giống như mẹ. Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở loài sinh snả vô tính. Giảm phân Làm giảm số lượng NST đi 1 nửa, nghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST (n) bằng 1/2 của tế bào mẹ. Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. Thụ tinh Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n). Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin Phân tử Cấu trúc Chức năng ADN - Chuỗi xoắn kép - 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X - Lưu giữ thông tin di truyền - Truyền đạt thông tin di truyền. ARN - Chuỗi xoắn đơn - 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X - Truyền đạt thông tin di truyền - Vận chuyển axit amin - Tham gia cấu trúc ribôxôm. Prôtêin - Một hay nhiều chuỗi đơn - 20 loại aa. - Cấu trúc các bộ phận tế bào, enzim xúc tác quá trình trao đổi chất, hoocmon điều hoà hoạt động của các tuyến, vận chuyển, cung cấp năng lượng. HOẠT ĐỘNG 3. Luyện tập. - Phương pháp: làm bài tập - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân - Định hướng NL, PC: Tự lập, tự chủ Yêu cầu hs hoạt động cá nhân làm bài tập lai 1 cặp tính trạng Ở đậu Hà Lan, người ta cho đậu thân cao lai với đậu thân lùn, F1 thu được toàn đậu thân cao. Sau đó tiếp tục cho các cây F1 tự thụ phấn. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1 và F2 ? Cho biết tính trạng thân chỉ do một nhân tố di truyền quy định. Giải: - Vì F1 thu được hoàn toàn thân cao, nên P thuần chủng và thân cao là trội hoàn toàn so với thân lùn. Quy ước: Gen A: quy định thân cao. Gen a: quy định thân lùn. + Cây thân cao có kiểu gen là AA. + Cây thân lùn có kiểu gen là aa. Sơ đồ lai : P: Thân cao x Thân lùn AA aa GP: A a F1: Aa (100% Thân cao) F1 x F1 : Thân cao x Thân cao Aa Aa G F1: A, a A, a F2: Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa Tỉ lệ kiểu hình : 3 Thân cao : 1 Thân lùn HOẠT ĐỘNG 4. Vận dụng Vận dụng làm bài tập dạng nghịch HOẠT ĐỘNG 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Tìm hiểu thêm các dạng bài tập di truyền, NST, ADN V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45 phút ----------------

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_9_phat_trien_nang_luc_tiet_21_on_tap_ch.pdf