I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về chương 6, 7, 8.
+ Khái niệm bài tiết, cấu tạo của hệ bài tiết, quá trình tạo thành nước tiểu và bài tiết nước tiểu, các tác nhân gây hại và các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
+ Đặc điểm cấu tạo của da và các chức năng của da, một số bệnh ngoài da, các biện pháp phòng tránh.
+ Các bộ phận của hệ thần kinh và cấu tạo của chúng, chức năng của hệ thần kinh.
+ Cấu tạo và chức năng của trụ não, tiểu não, đại não
+ Các tật, bệnh của mắt và cách phòng tránh. Cấu tạo của tai, vệ sinh tai.
- Khái niệm PXCĐK và PXKĐK. Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng làm câu hỏi và bài tập cho học sinh.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh ý thức tự học, tự làm bài trong giờ ôn tập
4. Định hướng năng lực:
a/ Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học
b/ Năng lực đặc thù: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thể chất.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập.
2. HS: Nghiên cứu lại các bài học trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật đọc tích cực.
15 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 50 đến 57 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 01/6/2020(8A2, 8A1)
Tiết 50: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6, 7, 8
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về chương 6, 7, 8.
+ Khái niệm bài tiết, cấu tạo của hệ bài tiết, quá trình tạo thành nước tiểu và bài tiết nước tiểu, các tác nhân gây hại và các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
+ Đặc điểm cấu tạo của da và các chức năng của da, một số bệnh ngoài da, các biện pháp phòng tránh.
+ Các bộ phận của hệ thần kinh và cấu tạo của chúng, chức năng của hệ thần kinh.
+ Cấu tạo và chức năng của trụ não, tiểu não, đại não
+ Các tật, bệnh của mắt và cách phòng tránh. Cấu tạo của tai, vệ sinh tai.
- Khái niệm PXCĐK và PXKĐK. Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng làm câu hỏi và bài tập cho học sinh.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh ý thức tự học, tự làm bài trong giờ ôn tập
4. Định hướng năng lực:
a/ Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học
b/ Năng lực đặc thù: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thể chất.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập.
2. HS: Nghiên cứu lại các bài học trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật đọc tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV cho HS nhắc lại nội chính của các chủ đề 7,8,9 đã học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung(gợi ý)
- GV yêu cầu nhắc lại các chủ đề đã học.
- HS nêu.
+ Bài tiết.
+ Da
+ Thần kinh và giác quan
- GV hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức.
? Trong chương bài tiết các em đã học những nội dung trong tâm nào.
- HS nêu.
- GV nhận xét và chốt kiến thức trọng tâm.
? Chương da các em đã học những nội dung trọng tâm nào.
- HS trả lời.
? Em nêu những nội dung trọng tâm của chương thần kinh và giác quan.
- HS trả lời.
1. Kiến thức cần nhớ.
- Bài tiết:
+ Khái niệm bài tiết, các sản phẩm và vai trò bài tiết.
+ Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
+ Quá trình tạo thành nước tiểu và bài tiết nước tiểu.
+ Các tác nhân gây hại và các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
+ Một số bệnh về thận và đường tiết niệu. Cách phòng tránh các bệnh này.
- Da
+ Đặc điểm cấu tạo của da và các chức năng của da.
+ Kể một số bệnh ngoài da. Các biện pháp phòng tránh
- Thần kinh và giác quan:
+ Các bộ phận của hệ thần kinh
+ Chức năng của hệ thần kinh.
+ Cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.
+ Cấu tạo và chức năng của trụ não, tiểu não, đại não...
- GV đưa ra các dạng bài tập, câu hỏi cho HS.
- GV đưa ra 1 số bài cụ thể yêu cầu HS làm theo nhóm.
1. Vì sao nói, nếu thiếu VTM D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương ?
2. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì ? Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào ?
3. Da có những chức năng gì ?
4. Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha ?
5. Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi ?
6. Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ tiến hoá so với các động vật khác trong lớp thú ?
7. Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người ?
- GV hướng dẫn cho học sinh cách làm
- HS hoàn thành vào vở
2. Câu hỏi ôn tập.
Các ý chính cần đạt
1. Vì vtm D giúp cơ thể hấp thụ được canxi.
2. Quá trình lọc máu
- Nước tiểu đầu không có các tb máu và các pt Prôtêin
3. Nêu được 5 chức năng của da
4. Vì dây thần kinh tuỷ bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tuỷ sống qua rễ sau và rễ trước. Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động.
5. Rượu làm cho tiểu não không thực hiện được chức năng của mình
6. Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron.
- Người còn có các trung khu cảm giác và vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
Hoạt động 3 : Luyện tập
- GV củng cố toàn bài
- Yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ kiến thức trong bài
Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà)
- Làm đề cương học bài theo bài ôn tập
Câu 1: Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ? Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
Câu 2: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận ? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì ?
Câu 3 : Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của da ?
Câu 4: Trìng bày cấu tạo và chức năng của nơron ?
Câu 5: Trình bày các bộ phân của hệ thần kinh và thành phần cấu tao của chúng ?
Câu 6: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của tuỷ sống ?
Câu 7: Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha ?
Câu 8: Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi ?
Câu 9: Mô tả cấu tạo của đại não ?
Câu 10: Trình bày sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng ?
Câu 11: Mô tả cấu tạo cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng ?
Câu 12 : Nêu các tật của mắt ? Nguyên nhân và cách khắc phục
Câu 13: Tai có cấu tạo như thế nào ?
Câu 14: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện ?
Câu 15: Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người.
Câu 16: Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người ?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà)
- Về nhà ôn tập lại các kiến thức đã học.
- Hoàn thiện đề cương.
- Học bài theo câu hỏi đề cương.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- GV nhận xét việc ôn tập, y thức học tập của HS.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày giảng: 02/6/2020(8A2, 8A1)
CHƯƠNG X: NỘI TIẾT
Tiết 52 - Bài 55, 56, 57, 58, 59: CHỦ ĐỀ: NỘI TIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm được
+ Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
+ Tính chất và vai trò của hoocmôn.
+ Vị trí, chức năng của tuyến yên, tuyến giáp.
+ Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt
+ Vị trí, chức năng của tuyến tụy, tuyến trên thận.
- Trình bày được các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
- Nắm được các hoocmon sinh dục nam và hoocmon sinh dục nữ.
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực:
a/ Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học.
b/ Năng lực đặc thù: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thể chất.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Phương tiện Tranh phóng to H 55.1; 55.2; 55.3.
2. HS: Nghiên cứu bài học trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật đọc tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Cùng với hệ thần kinh, các tuyến nội tiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà các qúa trình sinh lý trong cơ thể. Vậy tuyến nội tiết là gì? có những tuyến nội tiết nào?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung(gợi ý)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK.
? Nêu đặc điểm của hệ nội tiết.
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- 1 HS trình bày, các HS khác bổ sung.
- GV khẳng định lại kiến thức.
I. Giới thiệu chung về tuyến nội tiết.
1. Đặc điểm của hệ nội tiết
- Phối hợp hoạt động, tham gia điều hoà quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất.
- Sản xuất ra các hoocmôn theo đường máu đến cơ quan đích. Tác động chậm, kéo dài trên diện rộng,
- Yêu cầu HS quan sát H 55.1; 55.2 nghiên cứu đường đi của sản phẩm tuyến và trả lời câu hỏi:
? Nêu rõ sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
? Kể tên các tuyến mà em biết và cho biết chúng thuộc loại tuyến nào.
- HS quan sát kĩ hình vẽ và trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Cho HS quan sát H 50.3 kể tên tuyến nội tiết, nêu vị trí.
- 1 HS nêu tên và vị trí của tuyến nội tiết.
2. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết
+ Giống: các tế bào tuyến đều tiết ra sản phẩm tiết.
+ Khác về nơi đổ sản phẩm.
- Tuyến ngoại tiết: sản phẩm tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài.
- Tuyến nội tiết: sản phẩm tiết ngấm thẳng vào máu.
- Tuyến vừa là nội tiết, vừa là ngoại tiết gọi là tuyến pha: tuyến sinh dục, tuyến tuỵ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi:
? Hoocmon là gì.
? Hoocmon có những tính chất nào.
- HS tự thu nhận kiến thức qua thông tin SGK.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV giới thiệu thêm thông tin.
+ Hoocmon " cơ quan đích theo cơ chế chìa khoá, ổ khoá.
+ Mỗi tính chất GV đưa ra 1 VD để phân tích.
? Hoocmon có vai trò gì đối với cơ thể.
- GV lưu ý HS: trong điều kiện hoạt động binh thươngg của tuyến ta không thấy rõ vai trò của chúng, chỉ khi mất cân bằng hoạt động của tuyến nào đó gây bệnh lí mới thấy rõ vai trò.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Dựa vào thông tin SGK và trả lời.
3. Hoocmon
- Hoocmon là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết.
a. Tính chất của hoocmon
- Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan xác định.
- Hoocmon có hoạt tính sinh dục rất cao, một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt
- Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài. Hoocmon của loài này có tác dụng cho loài khác.
b. Vai trò của hoocmon
- Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, nghiên cứu nội dung thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
? Nêu vị trí của tuyến yên.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Y/C HS nghiên cứu bảng 56.1 cho biết.
? Nêu chức năng của tuyến yên.
- HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức và đưa thêm một số thông tin liên quan đến hoạt động của tuyến yên.
II. Tuyến yên, tuyến giáp
1. Tuyến yên.
- Tuyến yên nằm ở nền sọ, có liên quan tới vùng dưới đồi.
- Chức năng:
+ Thuỳ trước: tiết hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sự trao đổi glucozơ, chất khoáng.
+ Thuỳ sau: tiết hoocmon điều hoà trao đổi nước, sự co thắt các cơ trơn (ở tử cung).
+ Thuỳ giữa; chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố da.
- Hoạt động của tuyến yên chịu sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của các nơron thuộc vùng dưới đồi.
- Yêu cầu HS quan sát H 56.2 nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi :
? Nêu vị trí, chức năng của tuyến giáp.
- HS quan sát kĩ hình vẽ và trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
? Phân biệt bệnh bazơđo với bệnh bướu cổ do thiếu muối iốt.
- Bệnh liên quan đến tuyến giáp: bệnh bướu cổ, bệnh bazơđô (nguyên nhân, hậu quả SGK).
? Hãy nêu ý nghĩa của cuộc vận động “toàn dân dùng muối iốt”
+ Thiếu muối iốt sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp, gây bệnh bướu cổ.
2. Tuyến giáp
- Tuyến giáp nằm trước sụn giáp của thanh quản, nặng 20 – 25 gam.
- Tiết hoocmon tirôxin (có thành phần chủ yếu là iốt), có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào.
- Tuyến giáp và tuyến cận giáp có vai trò trao đổi muối canxi và photpho trong máu.
- Yêu cầu HS quan sát H 57.1 SGK, đọc thông tin, quan sát H 24.3 trang 79 để nhớ lại vị trí của tuyến tụy.
? Chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy được thực hiện như thế nào.
- Xem lại H 24.3 trang 79.
- HS: Tụy cấu tạo từ tế bào tiết dịch tụy, tế bào anpha và tế bào bêta.
+ Tế bào tiết dịch tụy; tiết dịch tụy (chức năng ngoại tiết).
+ Tế bào anpha và bêta: tiết hoocmon (chức năng nội tiết).
- GV giới thiệu về hoocmon tuyến tụy.
+ Đường > 0,12%; tế bào bêta tiết insulin
Glucozơ Glicôgen
+ Đường < 0,12%; tế bào anpha tiết glucagôn
- GV liên hệ thực tế: Bệnh tiểu đường (lượng đường tăng cao, thận không hấp thụ lại hết được dẫn tới đi tiểu ra đường). Hậu quả: Có thể chết.
- Chứng hạ đường huyết.
- Yêu cầu HS quan sát mô hình và cho biết vị trí của tuyến trên thận.
- Tuyến trên thận nằm ở đâu?
+ HS: Tuyến trên thận gồm 1 đôi nằm trên đỉnh 2 quả thận.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
? Nêu chức năng của các hoocmon tuyến trên thận.
+ Vỏ tuyến.
+ Tuỷ tuyến.
III. Tuyến tụy, tuyến trên thận.
1. Tuyến tụy
a. Chức năng của tuyến tụy
- Nội tiết (tiết hoocmon)
- Ngoại tiết (tiết dịch tiêu hoá)
Chức năng nội tiết do các tế bào đảo tụy thực hiện
TB tiết glucagôn
TB tiết insulin
b. Vai trò của hoocmon tuyến tụy.
- Điều hoà lượng đường trong máu:
+ Hoocmon glucagôn giúp phân giải glicôgen glucôzơ đường huyết tăng lên mức ổn định.
+ Hoocmon insulin giúp biến glucôzơ
glicôgen để dự trữ đường huyết giảm về mức ổn định.
+ Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hoocmon đường huyết luôn ổn định.
2. Tuyến trên thận.
- Vị trí; tuyến trên thận gồm 1 đôi, nằm trên đỉnh 2 quả thận.
- Phần vỏ: tiết các hoocmon điều hoà các muối natri, kali ... điều hoà đường huyết, làm thay đổi các đặc tính sinh dục nam.
- Phần tuỷ: tiết ađrênalin và noađrênalin có tác dụng điều hoà hoạt động tim mạch và hô hấp, cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường trong máu.
- GV giới thiệu về tinh hoàn và hoocmon sinh dục nam.
- Y/c hoàn thành bài điền từ SGK.
? Nêu chức năng của tinh hoàn.
- HS dựa vào bài tập vừa làm để trả lời, sau đó rút ra kết luận.
- GV phát bài tập bảng 58.1 cho các HS nam, yêu cầu: Các em đánh dấu vào dấu hiệu có ở bản thân?
- HS đọc dung bảng 58.1 và đánh dấu.
- GV công bố đáp án.
- Lưu ý HS: Dấu hiệu xuất tinh lần đầu là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ H 58.3 và làm bài tập điền từ SGK.
- Yêu cầu HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, khẳng định đáp án.
1- Tuyến yên; 2- Nang trứng;
3- Ơstrogen; 4- Progesteron
? Nêu chức năng của buồng trứng.
- HS nữ đọc kĩ nội dung bảng 58.2, đánh dấu vào ô lựa chọn..
- GV gọi 1 HS trình bày, các HS khác bổ sung.
- GV tổng kết lại những dấu hiệu ở tuổi dậy thì.
- Lưu ý HS: kinh nguyệt lần đầu tiên là dấu hiệu của dậy thì chính thức ở nữ.
- GV nhắc nhở HS ý thức vệ sinh kinh nguyệt.
IV. Tuyến sinh dục.
1. Tinh hoàn và hoocmon sinh dục nam
testosteron.
- Hoocmon sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam.
- Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì: bảng 58.1 SGK.
2. Buồng trứng và hoocmon sinh dục nữ
- Hoocmon Ơstrogen gây ra biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ.
- Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì ở nữ: bảng 58.2 SGK.
? Hãy kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoocmon tiết ra từ tuyến yên.
- HS liệt kê; tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến trên thận.
- GV nêu rõ cơ chế điều hoà hoạt động của các tuyến này.
? GV giảng giải cơ chế điều hoà hoạt động của tuyến giáp và tuyến trên thận? (hoặc sự điều hoà hoạt động của tế bào kẽ trong tinh hoàn) H 59.1; 59.2; 58.1
- HS lắng nghe.
- GV đưa thông tin: Khi lượng đường trong máu giảm mạnh không chỉ các tế bào anpha của đảo tuỵ hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả tuyến trên thận để góp phần chuyển hoá lipit và prôtêin thành glucôzơ (tăng đường huyết).
- GV yêu cầu HS quan sát H 59.3:
? Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm.
- HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
? Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào.
V. Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
1. Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết
- Tuyến yên tiết hoocmon điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết.
- Sự hoạt động của tuyến yên được tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoocmon do các tuyến nội tiết khác tiết ra.
=> Đó là cơ chế tự điều hoà của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược.
2. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.
- Lượng đường huyết trong máu được ổn định là nhờ:
+ Sự phối hợp hoạt động của các tb và của đảo tụy trong tuyến tụy.
+ Sự phối hợp của tuyến tụy và vỏ tuyến trên thận.
- Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động đảm bảo cho các quá trình sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường.
Hoạt động 3: Luyên tập
Câu 1. Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác ?
A. Tuyến sinh dục
B. Tuyến yên
C. Tuyến giáp
D. Tuyến tuỵ
Câu 2. Tuyến nội tiết nào có khối lượng lớn nhất trong cơ thể người ?
A. Tuyến giáp
B. Tuyến tùng
C. Tuyến yên
D. Tuyến trên thận
Câu 3. Tuyến nội tiết nào dưới đây nằm ở vùng đầu ?
A. Tuyến tùng
B. Tuyến tụy
C. Tuyến ức
D. Tuyến giáp
Câu 4. Dịch tiết của tuyến nào dưới đây không đi theo hệ thống dẫn ?
A. Tuyến nước bọt
B. Tuyến sữa
C. Tuyến giáp
D. Tuyến mồ hôi
Câu 5. Hoocmôn nào dưới đây không tham gia vào cơ chế điều hoà đường huyết khi đường huyết giảm ?
A. Glucagôn B. ACTH
C. Cooctizôn D. Insulin
Câu 6. Cooctizôn do tuyến nội tiết nào tiết ra ?
A. Tuyến giáp
B. Tuyến trên thận
C. Tuyến yên
D. Tuyến tuỵ
Câu 7. Hoocmôn glucagôn chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào khác. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hoocmôn ?
A. Tính đặc hiệu
B. Tính phổ biến
C. Tính đặc trưng cho loài
D. Tính bất biến
Câu 8. Chỉ cần một lượng rất nhỏ, hoocmôn đã tạo ra những chuyển biến đáng kể ở môi trường bên trong cơ thể. Điều này cho thấy tính chất nào của hoocmôn ?
A. Có tính đặc hiệu
B. Có tính phổ biến
C. Có tính đặc trưng cho loài
D. Có hoạt tính sinh học rất cao.
Câu 9. Loại hoocmôn nào gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam giới ?
A. Ôxitôxin
B. Prôgestêrôn
C. Testôstêrôn
D. Ơstrôgen
Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà)
- HS đọc kết luận SGK.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết về cấu tạo và chức năng bằng cách hoàn thành thông tin vào bảng sau:
Đặc điểm so sánh
Tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết
Giống nhau
- Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết.
Khác nhau:
+ Cấu tạo
+ Chức năng
- Kích thước lớn hơn.
- Có ống dẫn chất tiết đổ ra ngoài.
- Lượng chất tiết ra nhiều, không có hoạt tính mạnh.
- Kích thước nhỏ hơn.
- Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu.
- Lượng chất tiết ra ít, hoạt tính mạnh.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà)
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Yêu cầu về nhà đọc và tìm hiểu trước bài “Cơ quan sinh dục nam – nữ”
- Chuẩn bị trước các nội dung:
+ Cấu tạo của tinh hoàn và buồng trứng.
Ngày giảng: 03/6/2020(8A2) – 04/6/2020(8A1)
CHƯƠNG XI: SINH SẢN
Tiết 53 - Bài 60: CƠ QUAN SINH DỤC NAM – NỮ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam và đường đi của tinh trùng từ nơi sinh sản đến khi ra ngoài cơ thể.
- Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận đó. Nêu rõ được đặc điểm của tinh trùng.
- Kể tên và xác định được trên tranh các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ. Nêu được chức năng cơ bản của cơ quan sinh dục nữ.
- Nêu được điểm đặc biệt của chúng
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng quan sát hình, nhận biết kiến thức.
3. Thái độ:
- Có nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh dục của cơ thể.
4. Định hướng năng lực:
a/ Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học
b/ Năng lực đặc thù: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thể chất.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
+ Tranh phóng to 60.1, bài tập điền thông tin.
+ Bài tập: Bảng 60 SGK (Bảng phụ)
+ Tranh hình 61.1, 61.2. Tranh quá trình sinh sản của trứng
+ Phiếu học tập trang 192
+ Bài tập: Bảng 61 SGK (Bảng phụ)
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước bài.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật đọc tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hoà của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Cơ quan sinh sản có chức năng quan trọng là duy trì nòi giống. Vậy chúng có cấu tạo như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung(gợi ý)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh H 60.1 SGK.
- Giáo viên giới thiệu về các bộ phận cơ quan sinh dục nam.
? Chức năng của từng bộ phận là gì.
I. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam
Cơ quan sinh dục nam gồm:
+ Tinh hoàn: là nơi sản xuất ra tinh trùng.
+ Mào tinh hoàn: nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo.
+ Ống dẫn tinh: dẫn tinh trùng đến túi tinh.
+ Túi tinh; chứa tinh trùng.
+ Dương vật: dẫn tinh trùng, dẫn nước tiểu ra ngoài.
+ Tuyến hành, tuyến tiền liệt; tiết dịch nhờn.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H 60.2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
? Tinh trùng được sản sinh ra ở đầu? Từ khi nào? Sản sinh ra tinh trùng như thế nào?
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 60.2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, hoàn chỉnh thông tin.
? Tinh trùng có đặc điểm về hình thái, cấu tạo và hoạt động sống như thế nào.
II. Tinh hoàn và tinh trùng
1. Tinh hoàn.
Gồm các ống sinh tinh sản sinh tinh trùng
2. Tinh trùng.
- Tinh trùng được sản sinh bắt đầu từ tuổi dậy thì.
- Tinh trùng sinh ra trong ống sinh tinh từ các tế bào mầm (tế bào gốc) trải qua phân chia giảm nhiễm (bộ NST giảm 1/2).
- Tinh trùng nhỏ gồm: đầu, cổ , đuôi dài, di chuyển được, khả năng sống lâu hơn trứng (từ 3-4 ngày).
- Có 2 loại tinh trùng là tinh trùng X và tinh trùng Y. Số lượng nhiều.
- GV yêu cầu HS quan sát H 61.1 SGK.
- GV giới thiệu về các bộ phận cơ quan sinh dục nữ .
? Chức năng của từng bộ phận là gì.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- GV giảng thêm về vị trí của tử cung và buồng trứng liên quan đến một số bệnh ở nữ và giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh.
III. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ
Cơ quan sinh dục nữ gồm:
- Buồng trứng: nơi sản sinh trứng.
- Ống dẫn trứng, phễu: thu và dẫn trứng.
- Tử cung: đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh.
- Âm đạo: thông với tử cung.
- Tuyến tiền đình: tiết dịch.
- GV nêu vấn đề:
? Trứng được sinh ra bắt đầu từ khi nào.
? Trứng sinh ra từ đâu và như thế nào.
? Trứng có đặc điểm gì về cấu tạo và hoạt động.
- HS tự nghiên cứu SGK, quan sát H 61.2; 58.3, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời:
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV giảng thêm về quá trình giảm phân hình thành trứng (tương tự ở sự hình thành tinh trùng).
? Tại sao trứng di chuyển được trong ống dẫn trứng.
? Tại sao trứng chỉ có 1 loại mang X?
IV. Buồng trứng và trứng
- Trứng được sinh ra ở buồng trứng từ tb gốc bắt đầu từ tuổi dậy thì.
- Trứng lớn hơn tinh trùng, chứa nhiều chất dinh dưỡng, không di chuyển được.
- Trứng có 1 loại mang X.
- Trứng sống được 2 - 3 ngày và chỉ có khả năng thụ tinh trong vòng 1 ngày nếu gặp được tinh trùng.
- Số lượng ít
Hoạt động 3: Luyện tập
Hãy lựa chọn câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1. Ở cơ quan sinh dục nam, bộ phận nào là nơi sản xuất ra tinh trùng ?
A. Ống dẫn tinh
B. Túi tinh
C. Tinh hoàn
D. Mào tinh
Câu 2. Ở người, nhiệt độ thích hợp cho sự sản sinh tinh trùng nằm trong khoảng
A. 36-37oC B. 37-38oC
C. 29-30oC D. 33-34oC
Câu 3. Sau khi hoàn thiện về cấu tạo, tinh trùng được dự trữ ở đâu ?
A. Ống đái
B. Mào tinh
C. Túi tinh
D. Tinh hoàn
Câu 4. Tuyến Côpơ là tên gọi khác của
A. tuyến hành.
B. tuyến tiền liệt.
C. tuyến tiền đình.
D. tuyến trên thận.
Câu 5. Sau khi được tạo ra tại tinh hoàn, tinh trùng sẽ được đưa đến bộ phận nào để tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo ?
A. Mào tinh
B. Túi tinh
C. Ống đái
D. Tuyến tiền liệt
Câu 6. Tinh trùng người có chiều dài khoảng
A. 0,1 mm. B. 0,03 mm.
C. 0,06 mm. D. 0,01 mm.
Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà)
- HS đọc kết luận sgk.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập trang 189.
- GV phát cho HS bài tập in sẵn, HS tự làm.
- GV thông báo đáp án và biểu điểm cho HS tự chấm chéo của nhau.
1-c ; 2- g ; 3- i ; 4- h; 5- e; 6-a; 7-b; 8- d.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà)
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết” trang 189. 192
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Yêu cầu về nhà đọc và tìm hiểu trước bài “Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai”
Ngày giảng: /03/2017(8 A1, A2)
Tiết 57: KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố lại các kiến thức ở chương 4.
- Vận dụng kiến thức vào các các dạng bài tập.
- Kiểm tra đánh giá được kiến thức học sinh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
- Kĩ năng tính toán hóa học.
3. Thái độ:
- Rèn tính trung thực, nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Ra đề và đáp án
* Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_50_den_57_nam_hoc_2019_2020_truo.docx