I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- HS biết được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và mức độ gây hại của nó.
- HS trình bày được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu
quả.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng thu thập kiến thức từ tranh và thông tin.
- Khái quát và tư duy tổng hợp.
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và
sáng tạo
b) Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mĩ, tính toán, công nghệ.
II. CHUẨN BỊ.
* GV: Hình 29.1, 29.3 SGK
* HS: Đọc trước nội dung bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp : Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
2. Kĩ thuật : Kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi, đọc tích cực
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Trình bày cấu tạo của ruột non và các quá trình biến đổi thức ăn?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: khởi động
Thức ăn sau khi được biến đổi thành chất dinh dưỡng sẽ được cơ thể hấp thụ như thế
nào? Các chất cặn bã được thải ra ngoài qua con đường nào?
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 31+32 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 - Bài 29: HẤP THỤ DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN
- VỆ SINH HỆ TIÊU HÓA
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- HS biết được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và mức độ gây hại của nó.
- HS trình bày được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu
quả.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng thu thập kiến thức từ tranh và thông tin.
- Khái quát và tư duy tổng hợp.
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và
sáng tạo
b) Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mĩ, tính toán, công nghệ.
II. CHUẨN BỊ.
* GV: Hình 29.1, 29.3 SGK
* HS: Đọc trước nội dung bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp : Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
2. Kĩ thuật : Kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi, đọc tích cực
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Trình bày cấu tạo của ruột non và các quá trình biến đổi thức ăn?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: khởi động
Thức ăn sau khi được biến đổi thành chất dinh dưỡng sẽ được cơ thể hấp thụ như thế
nào? Các chất cặn bã được thải ra ngoài qua con đường nào?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong
SGK, kết hợp quan sát hình 29.1, thảo
luận nhóm và trả lới các câu hỏi phần
lệnh:
(?) Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non
có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các
chất dinh dưỡng của nó?
(?) Căn cứ vào đâu người ta khẳng định
rằng ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ
tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ các
chất dinh dưỡng?
- HS nghiên cứu thông tin sgk trả lời yêu
cầu nêu được : Vì ruột non rất dài (
khoảng 2,8 - 3m) là phần dài nhất của
I. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải
phân
1. Hấp thụ chất dinh dưỡng
- Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng
diễn ra chủ yếu ở ruột non.
- Cấu tạo ruột non phù hợp chức
năng :
+ Lớp niêm mạc có các nếp gấp với
các lông ruột và lông cực nhỏ làm
cho diện tích bề mặt trong lớn hơn bề
mặt ngoài
+ Ruột non rất dài (2,8 – 3m ở người
trưởng thành), tổng diện tích bề mặt
trong đạt tới 400 – 500m2
+ Ruột non có mạng mao mạch máu
và mao mạch bạch huyết dày đặc
ống tiêu hóa và tổng diện tích bề mặt bên
trong của ruột non đạt tới 400 - 500m2
nên hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
phân bố tới từng lông ruột.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
trong SGK, quan sát kĩ hình 29.3, thảo
luận nhóm và hoàn thiện bảng 29.
(?) Gan đóng vai trò gì trên con đường
vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim?
- Đại diện các nhóm lên điền bảng.
+ Gan thải bỏ phần chất dinh dưỡng dư,
khử các chất độc.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
2. Con đường vận chuyển, hấp thụ
các chất và vai trò của gan.
- Các chất dinh dưỡng được hấp thụ
đi theo hai đường máu và bạch huyết
về tim, được hòa chung và phân phối
đến các tế bào cơ thể.
- Gan tham gia điều hòa nồng độ các
chất dinh dưỡng trong máu được ổn
định, đồng thời khử các chất có hại
với cơ thể.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
trong SGK và trả lời câu hỏi:
(?) Vai trò chủ yếu của ruột già trong
quá trình tiêu hóa ở cơ thể người là gì?
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK và
trả lời câu hỏi:
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
3. Thải phân.
- Ruột già có vai trò hấp thụ nước và
thải phân.
- Phân được thải ra ngoài nhờ sự co
bóp của cơ hận môn và cơ thành
bụng.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục I trong
SGK và trả lời câu hỏi:
(?) Kể tên các tác nhân gây hại cho hệ
tiêu hoá?
- YC hs nghiên cứu sgk thấy được sự ảnh
hưởng của các tác nhân
II.Vệ sinh hệ tiêu hóa
1. Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu
hoá.
- VSV gây bệnh, các chất độc hại
trong thức ăn đồ uống, ăn không
đúng cách.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và vận dụng
kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
(?) Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá
khỏi tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu
hoá hiệu quả?
- Yêu cầu HS phân tích:
(?) Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng
cách?
(?) Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh
+ Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi
ngủ bằng bàn chải mềm, thuốc đánh răng
có Ca và Flo, trải đúng cách như đã biết ở
tiểu học.
+ Ăn chín, uống sôi. Rau sống và trái cây
rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn, không ăn
thức ăn ôi thiu, không để ruồi nhặng đậu
vào thức ăn.
+ Ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn được
nghiền nhỏ đẽ thấm dịch tiêu hoá => tiêu
hoá hiệu quả hơn.
2. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá
khỏi các tác nhân có hại và đảm
bảo sự tiêu hoá có hiệu quả.
- Các biện pháp:
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách.
+ Ăn uống hợp vệ sinh.
+ Ăn uống đúng cách.
+ Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí.
+ Ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiết dịch
tiêu hoá thuận lợi, số lượng và chất lượng
dịch tiêu hoá tốt hơn.
+ Sau khi ăn nghỉ ngơi giúp hoạt động
tiết dịch tiêu hoá và hoạt động co bóp dạ
dày, ruột tập trung => tiêu hoá có hiệu
quả hơn.
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập:
- Trả lời câu 3 SGK/96.
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng
- Câu 2,3 sgk/99 (về nhà)
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Đọc mục Em có biết
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 trong SGK T99
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị bài : Trao đổi chất
+ Các cấp độ diễn ra sự TĐC
+ Mối quan hệ giữa 2 cấp độ
CHƯƠNG VI - TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Tiết 32- Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS biết được trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường với sự trao đổi chất ở cấp độ tế
bào.
- Trình bày được mối liên quan giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở
cấp độ tế bào.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nghiên cứu thông tin, tổng hợp kiến thức
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức say mê môn học.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và
sáng tạo
b) Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mĩ, tính toán, công nghệ.
II. CHUẨN BỊ.
* GV: Tranh hình SGK.
* HS: Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp : Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
2. Kĩ thuật : Kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi, đọc tích cực
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
? Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động:
- Các hoạt động tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp đều phục vụ cho hoạt động trao đổi chất
tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vậy thế nào là trao đổi chất?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Yêu cầu HS quan sát H31.1 cùng với
hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi:
(?) Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi
trường ngoài biểu hiện như thế nào?
(?) Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn,
hệ bài tiết đóng vai trò gì trong trao đổi
chất?
(?) Trao đổi chất giữa cơ thể và môi
trường ngoài có ý nghĩa gì?
- GV: Nhờ trao đổi chất giữa cơ thể và
môi trường ngoài mà cơ thể tồn tại và
phát triển, nếu không cơ thể sẽ chết, ở vật
vô sinh trao đổi chất dẫn tới biến tính,
huỷ hoại.
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi
trường ngoài.
- Môi trường ngoài cung cấp cho cơ
thể oxi, thức ăn, nước uống, muối
khoáng thông qua hệ tiêu hoá, hệ hô
hấp đồng thời thải chất cặn bã, sản
phẩm phân huỷ, CO2 từ cơ thể ra môi
trường.
- Trao đổi chất giữa cơ thể và môi
trường là đặc trưng cơ bản của sự
sống.
- Yêu cầu HS quan sát H 31.2, thảo luận
nhóm và trả lời câu hỏi:
(?) Nhắc lại thành phần của môi trường
trong cơ thể ?MTT cung cấp gì cho cơ
thể
- HS dựa vào H 31.2, thảo luận nhóm và
nêu được
(?) Hoạt động sống cuả tế bào tạo ra
những sản phẩm gì?
(?) Những sản phẩm đó của tế bào và
nước mô vào máu được đưa tới đâu?
(?) Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi
trường trong biểu hiện như thế nào?
+ Hoạt động sống của tế bào tạo năng
lượng, CO2, chất thải.
+ Sản phẩm của tế bào vào nước mô, vào
máu tới hệ bài tiết (phổi, thận, da) và ra
ngoài.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi
trường trong cơ thể.
- Trao đổi chất giữa tế bào và môi
trường trong biểu hiện: các chất dinh
dưỡng và O2 tiếp nhận từ máu, nước
mô được tế bào sử dụng cho hoạt động
sống đồng thời các sản phẩm phân huỷ
được thải vào môi trường trong và đưa
tới cơ quan bài tiết, thải ra ngoài.
- Yêu cầu HS quan sát lại H31.2 và trả lời
câu hỏi:
(?) Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể biểu
hiện như thế nào?
(?) Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở 2
cấp độ? (Nếu trao đổi chất ở một trong
hai cấp độ dùng lại thì có hậu quả gì?)
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất
ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở
cấp độ tế bào.
- Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp O2 và
chất dinh dưỡng cho tế bào và nhận từ
tế bào các sản phẩm bài tiết, CO2 để
thải ra môi trường.
- Trao đổi chất ở tế bào giải phóng
năng lượng cung cấp cho các cơ quan
trong cơ thể thực hiện các hoạt động
trao đổi chất với môi trường ngoài.
- Hoạt động trao đổi chất ở cấp độ gắn
bó mật thiết với nhau, không thể tách
rời.
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập:
- Trả lời câu 3 SGK/101.
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng
- Câu 1 sgk/101 (về nhà)
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- trả lời câu hỏi 2 sgk
- V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị bài : chuyển hóa
+ mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa
+ chuyển hóa cơ bản , chuyển hóa vật chất, chuyển hóa năng lượng
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_3132_truong_thcs_phuc_than.pdf