Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS trình bày được sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng về mặt cơ học và

hoá học.

- Trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực

quản xuống dạ dày.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu thông tin, tranh hình, tìm kiếm kiến thức.

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng ý thức vệ sinh, giữ gìn vệ sinh răng miệng, không cười đùa trong

khi ăn.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học

b. Năng lực đặc thù: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thể chất.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Tranh phóng to H 25.1; 25.2; 25.3

2. HS: Làm thí nghiệm nhai cơm thật kĩ xem vị thay đổi thế nào và giải thích.

Chuẩn bị nội dung bảng 25 SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT:

1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm

2. Kỹ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

(?) Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào?

Vai trò của tiêu hoá là gì? Nêu các hoạt động tiêu hoá?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.

- Khi nhai cơm, bánh mì lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao?

- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.

pdf74 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 01/11/2019 – 8A1 CHƯƠNG V: TIÊU HOÁ Tiết 26: Bài 24: TIÊU HOÁ VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HOÁ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS trình bày được các nhóm chất có mặt trong thức ăn. - Trình bày được các hoạt động trong quá trình tiêu hoá. - Trình bày vai trò của tiêu hoá đối với cơ thể người. - Xác định được vị trí của các cơ quan trên tranh, mô hình. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, sơ đồ, phát hiện kiến thức, tư duy tổng hợp logic. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hoá. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học b) Năng lực đặc thù: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thể chất. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Tranh phóng to sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hoá ở người. Mô hình các cơ quan trong hệ tiêu hoá ở người. 2. HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT. 1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút. Câu 1: (3,5 điểm) Hô hấp là gì? Hô hấp gồm các giai đoạn chủ yếu nào? Câu 2 : (6,5 điểm) Kể tên các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, cần làm gì để phòng tránh các tác nhân đó? Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm 1 - Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho tế bào của cơ thể và loại thải khí cacbonic do tế bào thải ra ra khỏi cơ thể. - Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào. 2 1,5 2 - Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp: bụi, khí độc (CO2, NO2, nicotin) và vi sinh vật gây bệnh viêm phổi, lao phổi. - Các biện pháp hạn chế: + Trồng nhiều cây xanh. 1 0,5 + Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có bụi. + Đảm bảo nơi ở và nơi làm việc có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp. + Thường xuyên dọn vệ sinh + Không khạc nhổ bừa bãi + Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc hại. + Không hút thuốc lá và vận động mọi người không nên hút thuốc. 1 1 0,5 0,5 1 1 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: Các em nhịn ăn được bao lâu? Chúng ta nói đến ăn uống tức là nói đến hệ cơ quan nào trong cơ thể? Trong bài mở đầu của chương chúng ta sẽ đi tìm hiểu về tiêu hoá, xem nó xảy ra như thế nào? gồm những cơ quan nào? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK quan sát H 24.1, 2, cùng với hiểu biết của mình trả lời câu hỏi: (?) Hằng ngày chúng ta thường ăn những loại thức ăn nào? - HS tự nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi: - HS kể tên các loại thức ăn. - GV xếp các loại thức ăn HS kể ra vào 2 nhóm: các chất hữu cơ và các chất vô cơ. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3p' trả lời các câu hỏi phần lệnh. - HS thảo luận và trả lời: + Chất bị biến đổi: prôtêin, lipit, gluxit, axit nuclêic. + Chất không bị biến đổi: nước, vitamin, muối khoáng. (?) Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào? + Gồm các hoạt động: ăn và uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân. (?) Vai trò của sự tiêu hóa là gì? - HS trả lời và rút ra kết luận. I. Thức ăn và sự tiêu hoá - Thức ăn gồm: + Chất hữu cơ: prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic, vitamin. + Chất vô cơ: nước, muối khoáng. - Hoạt động tiêu hoá gồm: ăn và uống, đẩy thức ăn vào trong ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân. - Vai trò của tiêu hoá là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải bỏ các chất bã II. Các cơ quan tiêu hoá. - Yêu cầu HS quan sát H 24.3 và lên bảng hoàn thành tranh câm. (?) Kể tên các bộ phận của ống tiêu hoá? (?) Kể tên các tuyến tiêu hoá? - HS tự quan sát H 24.3, 1 HS lên bảng gắn chú thích. - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 24 vào vở. - HS hoàn thành bảng. - GV giới thiệu về tuyến tiêu hoá. - Yêu cầu HS dự đoán chức năng của các cơ quan. - 1 HS dự đoán, các HS khác bổ sung. - GV trình bày đường đi của thức ăn trong hệ tiêu hóa. - HS nghe. - Gọi 1 HS khác trình bày lại trong thức ăn. - Quá trình tiêu hoá được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hoá: + Ống tiêu hoá: miệng → hầu → thực quản → dạ dày→ ruột non→ ruột già→ hậu môn. + Tuyến tiêu hoá: nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - HS đọc kết luận SGK. - Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng: Thế nào là sự tiêu hoá thức ăn? a. Sự biến đổi thức ăn từ chất rắn thành chất lỏng. b. Sự biến đổi thức ăn từ những chất phức tạp thành chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được. c. Sự biến đổi thức ăn từ các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được qua thành ruột và thải các chất cặn bã không thể hấp thụ được. Câu 2: Quá trình tiêu hoá gồm các hoạt động nào? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Hướng dẫn: Câu 1: Các chất trong thức ăn được phân nhóm theo các đặc điểm sau: + Căn cứ vào cấu tạo hoá học: chất hữu cơ và chất vô cơ. + Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hoá: chất không bị biến đổi, chất bị biến đổi trong quá trình tiêu hoá. Câu 3: Các chất cần thiết như nước, vitamin, muối khoáng vào cơ thể theo đường tiêu hoá thì cần phải qua các hoạt động: ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá, hấp thụ thức ăn. - Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là: tiêm qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn hoặc qua kẽ giữa các tế bào vào mô rồi lại vào máu (tiêm bắp). HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Đọc phần: " Em có biết" V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Đọc trước bài 25- tiêu hoá ở khoang miệng. ................................................................................... Ngày giảng: 06/11/2019 – 8A1 Tiết 27: Bài 25: TIÊU HOÁ Ở KHOANG MIỆNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS trình bày được sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng về mặt cơ học và hoá học. - Trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu thông tin, tranh hình, tìm kiếm kiến thức. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng ý thức vệ sinh, giữ gìn vệ sinh răng miệng, không cười đùa trong khi ăn. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học b. Năng lực đặc thù: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thể chất. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Tranh phóng to H 25.1; 25.2; 25.3 2. HS: Làm thí nghiệm nhai cơm thật kĩ xem vị thay đổi thế nào và giải thích. Chuẩn bị nội dung bảng 25 SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT: 1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào? Vai trò của tiêu hoá là gì? Nêu các hoạt động tiêu hoá? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - Khi nhai cơm, bánh mì lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao? - Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình 25.1 và trả lời câu hỏi: I. Tiêu hóa ở khoang miệng. - HS tự nghiên cứu thông tin SGK, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi. (?) Khoang miệng gồm những cơ quan nào? + Gồm: răng, lưỡi, tuyến nước bọt. (?) Khi thức ăn vào miệng, có những hoạt động nào xảy ra? + Các hoạt động như SGK. (?) Những hoạt động nào là biến đổi lí học, hoá học? + Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn. + Biến đổi hoá học: Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt. (?) Khi nhai cơm, bánh mì lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao? + Vì enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường mantôzơ. - Từ những thông tin trên, yêu cầu HS hoàn thành bảng 25. - HS thảo luận thống nhất nội dung. - HS đại diện 1 nhóm nhanh nhất lên báo cáo và tổ chức lớp trao đổi -> Rút ra nội dung. - GV chốt kiến thức. Bảng 25: Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng Biến đổi thức ăn ở khoang miệng Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động Biến đổi lí học - Tiết nước bọt - Nhai - Đảo trộn thức ăn - Tạo viên thức ăn - Các tuyến nước bọt - Răng - Răng, lưỡi, các cơ môi và má - Răng, lưỡi, các cơ môi và má. - Làm ướt và mềm thức ăn - Làm mềm và nhuyễn thức ăn - Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt - Tạo viên thức ăn và nuốt Biến đổi hoá học - Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt - Enzim amilaza - Biến đổi 1 phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantozơ. - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 25.3, thảo luận và trả lời câu hỏi. II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản. - HS quan sát H 25.3, đọc thông tin, trao đổi nhóm và trả lời: (?) Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì? (?) Lực đẩy viên thức ăn từ thực quản xuống dạ dày được tạo ra như thế nào? + Lực đẩy viên thức ăn từ thực quản xuống dạ dày tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của cơ vòng ở thực quản. (?) Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí và hoá học không? + Lưu ý: viên thức ăn vừa phải để dễ nuốt, nếu quá lớn nuốt sẽ nghẹn. - HS tiếp thu lưu ý - GV chốt kiến thức. - Nhờ hoạt động của lưỡi thức ăn được đẩy xuống thực quản. - Thức ăn từ thực quản xuống dạ dày là nhờ hoạt động của các cơ thực quản (cơ trơn). - Thời gian thức ăn qua thực quản ngắn (2-4s) nên coi như thức ăn không bị biến đổi. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - Gọi HS đọc kết luận SGK - Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng: Câu 1: Quá trình tiêu hoá khoang miệng gồm: a. Biến đổi lí học d. Tiết nước bọt b. Nhai, đảo trộn thức ăn e. Cả a, b, c, d c. Biến đổi hoá học g. Chỉ a và c. Câu 2: Loại thức ăn nào được biến đổi về mặt hoá học ở khoang miệng a. Prôtêin, tinh bột, lipit c. Prôtêin, tinh bột, hoa quả b. Tinh bột chín d. Bánh mì, dầu thực vật HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. - GV yêu cầu HS giải thích hiện tượng thực tế câu hỏi 2 SGK/T83 - Hướng dẫn: Câu 2: “Nhai kĩ no lâu” là khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hoá càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung và phát triển ý tưởng sáng tạo (Ở nhà). - GV yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi 3,4 SGK/T83 - Hướng dẫn: Câu 3: Với khẩu phần ăn đầy đủ, sau khi tiêu hoá ở khoang miệng và thực quản thì những chất trong thức ăn vẫn cần tiêu hoá tiếp: G, L, Pr. Câu 4: - Cháo thấm 1 ít nước bọt, 1 phần tinh bột trong cháo bị biến đổi thành đường mantozơ dưới tác dụng của enzim amilaza. - Với sữa thấm 1 ít nước bọt sự tiêu hoá hoá học không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hoá học của sữa là Pr và đường đôi hoặc đường đơn V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK- Tr 83. - Đọc mục “Em có biết” - Chuẩn bị cho bài sau: mang hồ tinh bột theo nhóm, đọc trước các bước tiến hành theo SGK. ......................................................................... Ngày giảng: 08/11/2019 – 8A1 Tiết 28: Bài 26: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu được những điều kiện đảm bảo cho enzim hoạt động. - HS biết kết luận từ những thí nghiệm đối chứng. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS kĩ năng thao tác thí nghiệm chính xác. - HS biết kết luận từ những thí nghiệm với đối chứng. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn răng miệng. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo b) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mĩ, tính toán, công nghệ. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Dụng cụ và vật liệu như SGK 2. HS: trong 5 phút đầu giờ, mỗi nhóm chuẩn bị 24 ml nước bọt loãng (lấy 6 ml nước bọt + 18 ml nước cất lắc đều rồi lọc qua phễu và bông lọc) và hồ tinh bột. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi, đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Vai trò của enzim amilaza trong nước bọt? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - GV: Các em đã biết, ăn cơm nhai kĩ ta thấy có vị ngọt. Vậy enzim trong nước bọt hoạt động như thế nào? Ở điều kiện nào nó hoạt động tốt nhất? Chúng ta cùng tiến hành tìm hiểu bài thực hành hôm nay. - GV ghi vào góc bảng: tinh bột + iốt xuất hịên màu xanh. đường + thuốc thử Strôme xuất hiện màu đỏ nâu. - GV kiểm tra sự chuẩn bị nước bọt và tinh bột của các nhóm. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV phát dụng cụ thí nghiệm. - HS tự đọc trước nội dung thí nghiệm bài 26. - Tổ trưởng phân công công việc cho các nhóm trong tổ, + 2 HS nhận dụng cụ và vật liệu + 1 HS chuẩn bị nhãn cho ống nghiệm. + 2 HS chuẩn bị nước bọt hoà loãng, lọc, đun sôi. + 2 HS chuẩn bị bình thuỷ tinh đựng nước. 1. Bước 1. - GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm như bước 1 và bước 2 SGK + GV lưu ý HS: khi rót hồ tinh bột không để rớt lên thành. - Các tổ quan sát và ghi kết quả vào bảng 26.1 Thống nhất ý kiến giải thích. - Đại diện nhóm lên bảng điền, nhận xét. - Đo độ pH trong các ống nghiệm để làm gì? - GV kẽ sẵn bảng 26.1 lên bảng, yêu cầu HS lên điền. + Lưu ý: Thực tế độ trong không thay đổi nhiều. - GV thông báo đáp án bảng 26.1 2. Bước 2. Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt Các ống nghiệm Hiện tượng độ trong Giải thích Ống A Ống B Ống C Ống D - Không đổi - Tăng lên - Không đổi - Không đổi - Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột. - Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột. - Nước bọt đun sôi đã làm mất hoạt tính của enzim biến đổi tinh bột. - Do HCl đã hạ thấp pH nên enzim trong nước bọt không biến đổi tinh bột. - GV yêu cầu chia dd trong các ống A, B, C, D thành 2 phần. - YC thực hiện lô 1 - GV kẻ sẵn bảng 26.2 lên bảng, yêu cầu HS lên ghi kết quả. + Lưu ý: Các tổ thí nghiệm không thành công thì lưu ý điều kiện thí nghiệm. 3. Bước 3: - GV nhận xét bảng 26.2 để đưa ra đáp án đúng, thông báo kết quả lô 2 Đáp án bảng 26.2- Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt Các ống nghiệm Hiện tượng (màu sắc) Giải thích - Ống A1 - Ống A2 - Màu xanh - Không màu - Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường. - Ống B1 - Ống B2 - Không màu - Màu đỏ nâu - Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đường. - Ống C1 - Ống C2 - Màu xanh - Không màu - Emzim trong nước bọt bị đun sôi không có khả năng biến đổi tinh bột thành đường. - Ống D1 - Ống D2 - Màu xanh - Không màu - Enzim trong nước bọt không hoạt động ở môi trường axit nên tinh bột không bị biến đổi thành đường. - Mỗi HS tự làm báo cáo thu hoạch ở nhà và nộp báo cáo cho GV đánh giá vào giờ sau, theo câu hỏi SGK 4. Thu hoạch 1. Kiến thức - Enzim trong nước bọt có tên là amilaza. - Enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường mantozơ. - Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện độ pH = 7,2. và nhiệt độ = 37oC. 2. Kĩ năng - Trình bày thí nghiệm (HS tự làm). - So sánh kết quả ống nghiệm A và B cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường. - So sánh kết quả ống nghiệm B và C cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ = 37oC. Enzim trong nước bọt bị phá huỷ ở 100oC. - So sánh kết quả ống nghiệm B và D cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất ở pH = 7,2. Enzim trong nước bọt không hoạt động ở môi trường axit. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: - GV nhận xét giờ thực hành: đánh giá về ý thức, kĩ năng thực hành. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Viết báo cáo thu hoạch. - Thu dọn vệ sinh lớp sạch sẽ. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu thêm về enzim amilaza qua mạng internet V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị bài : Tiêu hóa ở dạ dày + Cấu tạo dạ dày + Sự biến đổi thức ăn trong dạ dày: Kẻ bảng 27 ................. Ngày giảng: 13/11/2019 – 8A1 Tiết 29 - Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - HS biết được cấu tạo của dạ dày. - HS trình bày được quá trình tiêu hoá diễn ra ở dạ dày 2. Kĩ năng. - Rèn kỹ năng tư duy dự đoán. 3. Thái độ. - Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hoá. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo b) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mĩ, tính toán, công nghệ. II. CHUẨN BỊ. 1. GV: Tranh phóng to Hình 27.1, 27.2, 27.3. 2. HS: Đọc trước bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi, đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Vai trò của enzim amilaza trong nước bọt? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Thức ăn được tiêu hóa từ khoang miệng rồi được chuyển xuống dạ dày. Vậy ở dạ dày chúng được tiếp tục biến đổi như thế nào? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H 27.1, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: (?) Dạ dày có cấu tạo như thế nào? - HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H27.1, thảo luận nhóm và trả lời: - 1 HS đại diện nhóm trả lời, yêu cầu nêu được: + Hình dạng + Thành dạ dày + Tuyến tiêu hoá. (?) Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo để dự đoán xem ở dạ dày có hoạt động tiêu hoá nào? - GV ghi dự đoán của HS chưa đánh giá đúng sai mà sẽ giải quyết ở hoạt động sau. I. Cấu tạo của dạ dày. - Dạ dày hình túi thắt hai đầu, với 2 bờ cong: bờ cong lớn và bờ cong nhỏ, dung tích khoảng 3 lít. - Thành dạ dày có 4 lớp: lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc. - Lớp cơ rất dày, khoẻ gồm 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo. - Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: (?) Tiêu hoá ở dạ dày gồm những hoạt động nào? (?) Những hoạt động nào là biến đổi lí học, hoá học? - HS nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi: + Sự tiết dịch vị, sự co bóp của dạ dày, hoạt động của enzim pepsin, đẩy thức ăn tới ruột. + Biến đổi lí học: sự tiết dịch vị, sự co bóp của dạ dày, đẩy thức ăn tới ruột. + Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim pepsin. - Yêu cầu HS trao đổi nhóm, hoàn thành bảgn 27 SGK. - GV nhận xét, đưa ra kết quả. - GV thông báo dự đoán của các nhóm: nhóm nào đúng, sai, thiếu... - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: (?) Thức ăn được đẩy xuống ruột là nhờ hoạt động của cơ quan nào? (?) Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào? (?) Giải thích vì sao Pr trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng Pr của lớp niêm mạc dạ II. Tiêu hoá ở dạ dày. - Biến đổi lí học: Dạ dày co bóp để thức ăn được làm nhuyễn và đảo trộn cho thấm đều dịch vị - Biến đổi hóa học: Thức ăn là protein được phân cắt thành các chuỗi ngắn gồm 3 - 10 aa dưới tác dụng của enzim pepsin. - Thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày từ 3 – 6 giờ rồi được đẩy từng đợt xuống ruột non nhờ của cơ dạ dày phối hợp với cơ vòng môn vị dày lại không? - HS dựa vào thông tin để trả lời: + Thức ăn được đẩy xuống ruột là nhờ sự co bóp cuả dạ dày. + Thức ăn gluxit và lipit không tiêu hoá trong dạ dày vì không có enzim tiêu hoá gluxit và lipit trong dịch vị. => Gluxit và lipit chỉ biến đổi lí học. + Các tế bào tiết chất nhày ở cổ tuyến vị tiết chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc ngăn cách tế bào niêm mạc với enzim pepsin. - GV nhận xét, chốt kiến thức. Bảng 27: Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày Biến đổi thức ăn ở dạ dày Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động Biến đổi lí học - Sự tiết dịch vị - Sự co bóp của dạ dày - Tuyến vị - Các lớp cơ của dạ dày. - Hoà loãng thức ăn - Làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị. Biến đổi hoá học - Hoạt động của enzim pepsin. - Enzim pepsin. - Phân cắt Pr chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3- 10 aa. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng: Câu 1: Biến đổi lí học ở dạ dày gồm: a. Sự tiết dịch vị c. Sự nhào trộn thức ăn b. Sự co bóp của dạ dày d. Cả a, b và c đều đúng e. Chỉ a, b đúng. Câu 2: Biến đổi hoá học ở dạ dày gồm: a. Tiết dịch vị b. Thấm đều dịch vị với thức ăn. c. Hoạt động của enzim pepsin. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Học bài - Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.T89 (về nhà) HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Đọc mục: Em có biết - Với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, sau khi tiêu hoá ở dạ dày thì các chất trong thức ăn cần tiêu hoá tiếp ở ruột non là: Pr, G, L. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Chuẩn bị bài: Tiêu hóa ở ruột non + Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng + Sự biến đổi thức ăn trong ruột non ................................................................................ Ngày giảng: 15/11/2019 – 8A1 Tiết 30 - Bài 28: TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - HS trình bày được cấu tạo của dạ dày. - HS trình bày được quá trình tiêu hóa diễn ra ở ruột non. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng hoạt động độc lập với SGK, tư duy dự đoán. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hoá. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo b) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mĩ, tính toán, công nghệ. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Hình vẽ SGK. 2. HS: Đọc trước bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi, đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Trình bày cấu tạo của dạ dày, các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày từ 3 - 6 giờ rồi được đẩy dần từng đợt xuống ruột non. Vậy tại ruột non thức ăn được tiêu hóa như thế nào? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: (?) Ruột non có cấu tạo như thế nào? - HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời. + Ruột non cũng có cấu tạo 4 lớp như thành dạ dày nhưng thành mỏng hơn và chỉ gồm 2 lớp cơ: lớp cơ vòng và lớp cơ dọc. - GV yêu cầu HS nhắc lại 4 lớp ở thành dạ dày. (?) Dự đoán xem ở ruột non có hoạt động tiêu hoá nào? I. Cấu tạo của ruột non. - Thành ruột có 4 lớp: lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc. - Lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng. - Tá tràng (đoạn đầu ruột non) có dịch tụy và dịch mật cùng đổ vào. - Lớp niêm mạc (sau tá tràng) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và chất nhày. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK, quan sát H28.3, nhớ lại kiến thức tiết trước và trả lời câu hỏi: - HS nghiên cứu thông tin mục II SGK, quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - HS dựa vào SGK trình bày. (?) Dạ dày có môi trường gì? + Dạ dày có môi trường axit, do axit tiết ra từ dịch vị. (?) Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu có thì biểu hiện ntn? Các thành phần nào tham gia hoạt động? + Có: tiết dịch ruột (?) Các cơ trong thành ruột non có tác dụng gì? + Đẩy thức ăn xuống các phần tiếp theo của ruột, giúp thức ăn thấm đều dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bảng phụ. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: (?) Theo em trong 2 loại biến đổi trên, ở ruột non xảy ra biến đổi nào là chủ yếu và quan trọng hơn? (?) Để thức ăn biến đổi được hoàn toàn, ta cần làm gì? + Biến đổi hoá học quan trọng hơn. + Cần nhai kĩ để tinh bột chuyển hoá thành đường II. Tiêu hoá ở ruột non. - Thức ăn chủ yếu biến đổi về mặt hóa học: Dưới tác dụng của dịch tiêu hóa và các enzim, các loại thức ăn (Gluxit, Lipit, protein) biến đổi thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được: + Gluxit ⎯⎯→ đường đơn + Prôtêin ⎯⎯→ axit amin + Lipit ⎯⎯→ axit béo và glixêrin Biến đổi th

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_2.pdf