I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được khái niệm đấu tranh sinh học.
- Các biện pháp đấu tranh sinh học.
- Nêu được những ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học.
- Ứng dụng các biện pháp đấu tranh sinh học trong nông nghiệp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tư duy, tổng hợp.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật, môi trường.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ:
-GV : Tranh hình 59.1 SGK.
- HS : nghiên cưú bài.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, cặp.
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
-Nêu nguyên nhân suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?
3. Bài mới.
HĐ1: KĐ: Trong thiên nhiên, để tồn tại, các loài động vật có mối quan hệ với nhau. Con người đã lợi dụng mối quan hệ này để mang lại lợi ích cho con người.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 53+54 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/6/2020
Ngày giảng: 7A5: ...../6 ; 7A6: ....../ 6
TIẾT 53 - BÀI 59: BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được khái niệm đấu tranh sinh học.
- Các biện pháp đấu tranh sinh học.
- Nêu được những ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học.
- Ứng dụng các biện pháp đấu tranh sinh học trong nông nghiệp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tư duy, tổng hợp.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật, môi trường.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ:
-GV : Tranh hình 59.1 SGK.
- HS : nghiên cưú bài.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, cặp.
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
-Nêu nguyên nhân suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?
3. Bài mới.
HĐ1: KĐ: Trong thiên nhiên, để tồn tại, các loài động vật có mối quan hệ với nhau. Con người đã lợi dụng mối quan hệ này để mang lại lợi ích cho con người.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
HĐ 1: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
? Thế nào là đấu tranh sinh học? Cho ví dụ về đấu tranh sinh học?
- GV bổ sung thêm kiến thức để hoàn thiện khái niệm đấu tranh sinh học.
- GV giải thích: sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại gọi là thiên địch.
- GV chốt lại đáp án.
I. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học:
- Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.
HĐ 2: Những biện pháp đấu tranh sinh học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 59.1 và hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng.
- GV gọi các nhóm lên viết kết quả trên bảng.
- GV ghi ý kiến bổ sung của nhóm để HS so sánh kết quả và lựa chọn phương án đúng.
- GV thông báo kết quả đúng của các nhóm và yêu cầu theo dõi phiếu kiến thức chuẩn.
- GV tổng kết ý kiến đúng của các nhóm, cho HS rút ra kết luận.
II. Những biện pháp đấu tranh sinh học:
Các biện pháp đấu tranh sinh học
Tên sinh vật gây hại
Tên thiên địch
Thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
- Sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ chung gian.
- Ấu trùng sâu bọ.
- Sâu bọ.
- Chuột.
- Gia cầm
- Cá cờ.
- Cóc chim sẻ, thằn lằn.
- Mèo, rắn sọc dưa, diều hâu, cú vọ, mèo rừng.
Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại
- Trứng sâu xám.
- Cây xương rồng.
- Ong mắt đỏ.
- Loài bướm đêm nhập từ Achentina.
Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại
- Thỏ
- Vi khuẩn myôma và vi khuẩn calixi.
- GV yêu cầu HS:
+ Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại.
- GV thông báo thêm một số thông tin: VD ở Hawai, cây cảnh Lantana phát triển nhiều thì có hại. Người ta nhập về 8 loại sâu bọ tiêu diệt Lantana. Khi Lantana bị tiêu diệt ảnh hưởng tới số lượng chim sáo ăn quả cây này. Nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vốn là mồi của chim sáo. Kết quả tiêu diệt được loài cây cảnh có hại xong lượng mía bị giảm xút.
- GV cho HS rút ra kết luận.
Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học:
- Sử dụng thiên địch:
+ Thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.
+ Thiên đich đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại.
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại.
- Gây vô sinh diệt động vật gây bệnh.
HĐ 3: Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV cho HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
- Đấu tranh sinh học có những ưu điểm gì?
- Hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?
- GV ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm, nếu ý kiến chưa thống nhất thì cho HS tiếp tục thảo luận.
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm, cho HS rút ra kết luận.
III. Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học:
- Ưu điểm:
+ Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi trường, thực phẩm.
+ Không gây hại cho sức khỏe con người.
- Nhược điểm:
+ Thiên địch di nhập khó phát triển.
+ Thiên địch không diệt được triệt để mà chỉ có tác dụng kìm hãm sinh vật có hại.
+ Tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển.
+ Một số loài thiên địch vừa có lợi vừa có hại.
HĐ 3: Luyện tập
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK
? Thế nào là đấu tranh sinh học? Cho ví dụ về đấu tranh sinh học?
HĐ 4: Vận dụng
- kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
- Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học mà gia đình, địa phương em đã dùng?
Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học đó?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Kẻ bảng: một số động vật quý hiếm ở Việt Nam, SGK trang 196 vào vở.
Ngày soạn: 9/6/2020
Ngày giảng: 7A5: ...../6 ; 7A6: ....../6
Tiết 54: ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được sự tiến hoá của giới động vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
- Học sinh thấy rõ được đặc điểm thích nghi của động vật với môi trường sống.
- Chỉ rõ giá trị nhiều mặt của giới động vật.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Tranh ảnh về động vật đã học, Bảng thống kê về cấu tạo và tầm quan trọng.
- HS : Ôn tập kiến thức.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, nhóm, cặp.
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HĐ1: KĐ: GV giới thiệu nội dung ôn tập.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động 1: Sự tiến hoá của giới động vật:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 1 “Sự tiến hoá của giới động vật”
- GV kẻ sẵn bảng 1 trên bảng phụ cho HS chữa bài.
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK trang 200, thu thập kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời
- Yêu cầu nêu được:
+ Tên ngành
+ Đặc điểm tiến hoá phải liên tục từ thấp đến cao.
+ Con đại diện phải điển hình.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào bảng 1, nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm sửa chữa nếu cần.
- GV cho HS ghi kết quả của nhóm.
- GV tổng hợp các ý kiến của các nhóm.
- Cho HS quan sát bảng đáp án.
I. Sự tiến hoá của giới động vật
Đặc điểm
Cơ thể đơn bào
Cơ thể đa bào
Đối xứng toả tròn
Đối xứng hai bên
Cơ thể mềm
Cơ thể mềm, có vỏ đá vôi
Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin
Cơ thể có bộ xương trong
Ngành
Động vật nguyên sinh
Ruột khoang
Các ngành giun
Thân mềm
Chân khớp
Động vật có xương sống
Đại diện
Trùng roi
Tuỷ tức
Giun đũa, giun đất
Trai sông
Châu chấu
Cá chép, ếch, thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu, thỏ
- GV yêu cầu HS theo dõi bảng 1, trả lời câu hỏi:
- Sự tiến hoá của giới động vật được thể hiện như thế nào?
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến.
- Yêu cầu nêu được;
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Sự thích nghi của động vật với môi trường sống thể hiện như thế nào?
- Thế nào là hiện tượng thứ sinh? Cho ví dụ cụ thể?
+ Sự tiến hoá thể hiện sự phức tạp về tổ chức cơ thể, bộ phận nâng đỡ
+ Sự thích nghi của động vật: có loài sống bay lượn trên không (có cánh), loài sống ở nước (có vây), sống nơi khô cằn (dự trữ nước).
+ Hiện tượng thứ sinh: quay lại sống ở môi trường của tổ tiên.
VD: Cá voi sống ở nước.
Hoạt động 2: Tầm quan trọng trong thực tiễn của động vật:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 2 “Những động vật có tầm quan trọng trong thực tiễn”
- GV kẻ bảng 2 để HS chữa bài.
- GV nên gọi nhiều nhóm chữa bài để có điều kiện đánh giá hoạt động của nhóm.
- Cá nhân nghiên cứu nội dung trong bảng 2, trao đổi nhóm tìm tên động vật cho phù hợp với nội dung.
- Đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
II. Tầm quan trọng trong thực tiễn của động vật:
Tầm quan trọng thực tiễn
Tên bài
Động vật không xương sống
Động vật có xương sống
Động vật có ích
- Thực phẩm (vật nuôi, đặc sản)
- Dược liệu
- Công nghiệp
- Nông nghiêp
- Làm cảnh
- Trong tự nhiên
- Tôm, cua, rươi, .
- Mực
- San hô
- Giun đất
- Trai ngọc
- Nhện, ong
- Cá, chim, thú
- Gấu, khỉ, rắn
- Bò, cầy, công
- Trâu, bò, gà
- Vẹt
- Cá, chim
Động vật có hại
- Đối với nông nghiệp
- Đối với đời sống con người
- Đối với sức khoẻ con người
- Châu chấu, sâu, gai, bọ rùa
- Ruồi, muỗi
- Giun đũa, sán
- Chuột
- Rắn độc
- Động vật có vai trò gì?
- Động vật gây nên những tác hại như thế nào?
- Đa số động vật có lợi cho tự nhiên và cho đời sống con người.
- Một số động vật gây hại.
HĐ 3: Luyện tập
- GV cho HS trả lời câu hỏi:
+ Dựa vào bảng 1 trình bày sự tiến hoá của giới động vật?
+ Nêu tầm quan trọng thực tiễn của động vật?
HĐ 4: Vận dụng
- ĐV có vai trò như thế nào trong đồi sống con người.
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
- Sự thích nghi của động vật với môi trường sống thể hiện như thế nào?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Yêu cầu hs về nhà ôn tập tấp kiến thức về ĐVCXS.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_5354_nam_hoc_2019_2020_truong_th.docx