Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD&ĐT Tân Uyên (Có đáp án)

Câu 4 (2,5 điểm)

 Cho biết đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung? Khả năng di chuyển của châu chấu so với bọ ngựa, cánh cam, kiến, mối có linh hoạt hơn không, tại sao?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD&ĐT Tân Uyên (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND huyện tân uyên Phòng giáo dục và đào tạo Đề chính thức Đề kiểm tra hết học kỳ i năm học 2010-2011 Môn: Sinh học 7 Thời gian: 45 phút Câu 1 (3,0 điểm) Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh? Câu 2 (2,0 điểm) Em hãy cho biết vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất? Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào? Câu 3 (2,5 điểm) Trình bầy cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước. Câu 4 (2,5 điểm) Cho biết đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung? Khả năng di chuyển của châu chấu so với bọ ngựa, cánh cam, kiến, mối có linh hoạt hơn không, tại sao? ............... Hết ............. Họ và tên ....................................................... Đề thi gồm 01 trang: Trang số 01 UBND huyện tân uyên Phòng giáo dục và đào tạo Đề chính thức hướng dẫn chấm kiểm tra hết học kỳ i năm học 2010-2011 Môn: Sinh học 7 Thời gian: 45 phút Câu 1 (3,0 điểm) Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh: - Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. - Phần lớn dị dưỡng. - Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm. - Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. 0,75 0,75 0,75 0,75 Câu 2 (2,0 điểm) - Mưa nhiều giun đất chui lên mặt đất vì: Giun đất hô hấp qua da nếu cơ thể bị ngập nước chúng bị ngạt không lấy được khí ôxi. - Giun đất có lợi với đất trồng trọt ở các mặt sau: + Làm tơi, xốp, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất. + Làm tăng độ mầu mỡ cho đất do phân và các chất bài tiết ở cơ thể giun thả ra. 1,0 0,5 0,5 Câu 3 (2,5 điểm) Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước: - Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân giúp làm giảm sức cản của nước. - Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước giúp màng mắt không bị khô. - Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến chất nhầy giúp giảm lực ma sát giữa da cá với môi trường nước. - Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp giúp thân cá dễ dàng cử động theo chiều ngang. - Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân có vai trò như bơi chèo. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 4 (2,5 điểm) - Đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung: Cơ thể có ba phần rõ rệt: Đầu có một đôi râu, ngực có ba đôi chân, thường có hai đôi cánh. - Khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn bọ ngựa, cánh cam kiến, mối ở chỗ nhờ đôi càng (do đôi chân sau phát triển thành); chúng giúp cơ thể bật ra khỏi chỗ bám đến nơi an toàn rất nhanh chóng. Nếu cần di chuyển xa, từ cú nhảy đó châu chấu giương đôi cánh ra có thể bay từ vùng này sang vùng khác. 1,5 1,0 Hướng dẫn chấm gồm 01 trang: Trang số 01

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2010_2011_ph.doc