Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 30: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh trình bày được đặc điểm chung của ngành chân khớp.

- Trình bày được sự đa dạng của ngành chân khớp.

- Nêu được vai trò thực tiễn của chân khớp.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ các loài động vật có ích.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng

lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào

cuộc sống

II. CHUẨN BỊ

1. GV: - Tranh các hình trong bài (nếu có)

2. HS: - Kẻ sẵn bảng 1, 2, 3 SGK trang 96, 97 vào vở.

III.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm

2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 30: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 12/11/2019 (7a4) 16 /11/2019 (7a2,6) Tiết 30. Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh trình bày được đặc điểm chung của ngành chân khớp. - Trình bày được sự đa dạng của ngành chân khớp. - Nêu được vai trò thực tiễn của chân khớp. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ các loài động vật có ích. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. b) Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Tranh các hình trong bài (nếu có) 2. HS: - Kẻ sẵn bảng 1, 2, 3 SGK trang 96, 97 vào vở. III.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV giới thiệu như thông tin SGK. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Nội dung Hoạt động của GV-HS I. Đặc điểm chung - GV yêu cầu HS quan sát hình 29 từ 1 đến 6 SGK, đọc kĩ các đặc điểm dưới hình và lựa chọn đặc điểm chung của ngành chân khớp. - Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ. - Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. - Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. - HS làm việc độc lập với SGK. - Thảo luận trong nhóm và đánh dấu vào ô trống những đặc điểm lựa chọn. - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại bằng đáp án đúng đó là các đặc điểm 1, 3, 4. II. Sự đa dạng ở chân khớp 1. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống - Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà chân khớp rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính. - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 trnag 96 SGK. - HS vận dụng kiến thức trong ngành để đánh dấu và điền vào bảng 1 - GV kẻ bảng, gọi HS lên làm (nên gọi nhiều HS để hoàn thành bảng). - 1 HS lên hoàn thành bảng, lớp nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại bằng bảng chuẩn kiến thức. 2. Đa dạng về tập tính - Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà chân khớp rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính. - GV cho HS thảo luận và hoàn thành bảng 2 trang 97 SGK. - HS tiếp tục hoàn thành bảng 2. Lưu ý 1 số đại diện có thể có nhiều tập tính. - GV kẻ sẵn bảng gọi HS lên điền bài tập - 1 vài HS hoàn thành bảng, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức đúng. + Vì sao chân khớp đa dạng về tập tính? III. Vai trò thực tiễn Vai trò của sâu bọ: - Ích lợi: - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã + Cung cấp thực phẩm cho con người. + Là thức ăn của động vật khác. + Làm thuốc chữa bệnh + Thụ phấn cho hoa + Làm sạch môi trường. - Tác hại: + Làm hại cây trồng + Làm hại cho nông nghiệp + Hại đồ gỗ, tàu thuyền + Là vật trung gian truyền bệnh. học, liên hệ thực tế để hoàn thành bảng 3 trang 97 SGK. - HS dựa vào kiến thức của ngành và hiểu biết của bản thân, lựa chọn những đại diện có ở địa phương điền vào bảng 3. - GV cho HS kể thêm các đại diện có ở địa phương mình. - 1 vài HS báo cáo kết quả. - GV tiếp tục cho HS thảo luận. - Nêu vai trò của chân khớp đối với tự nhiên và đời sống? - HS thảo luận trong nhóm, nêu được lợi ích và tác hại của chân khớp. - GV chốt lại kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập: 1. Đặc điểm nào giúp chân khớp phân bố rộng rãi? 2. Đặc điểm đặc trưng để nhận biết chân khớp? 3. Lớp nào trong ngành chân khớp có giá trị thực phẩm lớn nhất? HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng - Lấy dẫn chứng một số chân khớp có lợi và có hại ở địa phương ? HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Ôn tập toàn bộ động vật không xương sống. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Đọc trước bài 31. - Tìm hiểu về đời sống của cá chép. Chuẩn bị 1 con cá chép.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_30_dac_diem_chung_va_vai_tro_cua.pdf