Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 43 đến 55 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

- Giải thích được đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời

sống bay lượn.

- Phân biệt được kiểu bay vỗ cách và kiểu bay lượn .

2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng quan sát tranh. Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn. Ý thức bảo vệ động vật

4. Định hướng năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,

năng lực giải quyết vấn đề.

* Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức

sinh học vào cuộc sống

II. CHUẨN BỊ

- Gv : Tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu .

- Hs: Tìm hiểu về chim bồ câu

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trình bày một phút

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày đặc điểm chung của bò sát ?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

- Gv cho hs liên hệ thực tế đời sống một số loài chim

+ Nêu các đặc điểm cấu tạo của chim thích nghi đời sống bay lượn ?

+ HS trả lời

- Gv ghi các ý của hs ra góc bảng

Vậy lớp chim và đại diện chim bồ câu có cấu tạo thích nghi đời sống như thế

nào ?

pdf36 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 43 đến 55 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: LỚP CHIM TIẾT 43: CHIM BỒ CÂU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu. - Giải thích được đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn. - Phân biệt được kiểu bay vỗ cách và kiểu bay lượn . 2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng quan sát tranh. Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn. Ý thức bảo vệ động vật 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. * Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ - Gv : Tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu . - Hs: Tìm hiểu về chim bồ câu III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày đặc điểm chung của bò sát ? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - Gv cho hs liên hệ thực tế đời sống một số loài chim + Nêu các đặc điểm cấu tạo của chim thích nghi đời sống bay lượn ? + HS trả lời - Gv ghi các ý của hs ra góc bảng Vậy lớp chim và đại diện chim bồ câu có cấu tạo thích nghi đời sống như thế nào ? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. + Tổ tiên của chim bồ câu? + Đặc điểm về đời sống của chim bồ câu ? + Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu ? + So sánh sự sinh sản của chim với thằn lằn ? - Hs thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác I. Đời sống - Sống trên cây, bay giỏi. - Có tập tính làm tổ. - Là động vật hằng nhiệt - Sinh sản: Thụ tinh trong, trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi. Có hiện tượng ấp trứng và nuôi nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức KT trình bày 1 phút - Hiện tượng ấp trứng và nuôi con có ý nghĩa gì?(ấp trứng => phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường. Nuôi con bằng sữa diều => Sức sống con non cao) GV: Chim là động vật hằng nhiệt. Tính hằng nhiệt có ưu thế hơn hẳn tính biến nhiệt, ở chỗ con vật ít lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Khi thời tiết quá lạnh con vật không phải ở trạng thái ngủ đông như ở lưỡng cư hay bò sát. Cường độ dinh dưỡng sẽ được ổn định ít bị ảnh hưởng do thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. con bằng sữa diều. - Học sinh, quan sát tranh, nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 1 (SGK – 135 ) - Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức II. Cấu tạo ngoài và di chuyển 1. Cấu tạo ngoài Nội dung ở bảng 1 Bảng 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi Thân : Hình thoi Giảm sức cản của không khí khi bay Chi trước: cánh chim Quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh. Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh. Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng. Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp. Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ. Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng Làm đầu chim nhẹ. Cổ: Dài, khớp đầu với thân Phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông. - Hướng dẫn hs nghiên cứu thông tin SGK. Quan sát hình 41.3. Trả lời câu hỏi: KT trình bày 1 phút - Trình bày các hình thức di chuyển của chim bồ câu? 2. Di chuyển Có hai hình thức di chuyển là : + Kiểu bay vỗ cánh + Kiểu bay lượn - Vài học sinh trình bày, các học sinh khác theo dõi bổ sung. - GV chốt lại kiến thức. Hoạt động 3. Luyện tập - Học sinh đọc ghi nhớ SGK *Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Tác dụng của lông tơ trong hoạt động sống của chim bồ câu là gì ? A. Giữ nhiệt cho cơ thể. B. Làm cho lông không thấm nước. C. Làm thân chim nhẹ. Câu 2: Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt vì sao ? A. Thân nhiệt ổn định. B. Thân nhiệt không ổn định. C. Thân nhiệt cao D. Thân nhiệt thấp Hoạt động 4. Vận dụng - Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu? - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn? - So sánh kiểu vỗ cánh và kiểu bay lượn? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Đọc mục em có biết và tìm hiểu thêm về đời sống và tập tính của lớp chim V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài. Đọc thêm cấu tạo trong của chim bồ câu - Sưu tầm tranh ảnh một số đại diện lớp chim - Tìm hiểu về sự đa dạng của chim Ngày giảng: TIẾT 44. ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CHIM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hs trình bày được các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống từ đó thấy được sự đa dạng của chim. - Nêu được đặc điểm chung và vai trò của chim. 2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng quan sát, so sánh. Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục hs ý thức bảo vệ các loài chim có lợi. 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. * Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ Gv: Phiếu học tập Nhóm chim Đại diện MTS Đặc điểm cấu tạo Cánh Cơ ngực Chân Ngón Chạy Đà điểu Bơi Chim cánh cụt Bay Chim ưng - Hs: Tìm hiểu sự đa dạng của chim III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu đặc điểm của hệ tuần hoàn và hô hấp của chim bồ câu 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - GV y/c HS bằng hiểu biết của em hãy kể tên các loài chim mà em biết? - 2- 3 HS kể => GV nx vào bài Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV cho HS đọc thông tin mục 1, 2, 3 SGK, quan sát hình 44 từ 1 đến 3, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. - HS thu nhận thông tin, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung. I. Các nhóm chim Nhóm chim Đại diện Môi trường sống Đặc điểm cấu tạo Cánh Cơ ngực Chân Ngón Chạy Đà điểu Thảo nguyên, sa mạc Ngắn, yếu Không phát triển Cao, to, khỏe 2-3 ngón Bơi Chim cánh cụt Biển Dài, khoẻ Rất phát triển Ngắn 4 ngón có màng bơi Bay Chim ưng Núi đá Dài, khoẻ Phát triển To, có vuốt cong. 4 ngón KT trình bày 1 phút - Vì sao nói lớp chim rất đa dạng? + Nhiều loài. Cấu tạo cơ thể đa dạng. + Sống ở nhiều môi trường. - GV chốt lại kiến thức. - Lớp chim rất đa dạng: Số loài nhiều, chia làm 3 nhóm: + Chim chạy + Chim bơi + Chim bay - Lối sống và môi trường sống phong phú. - GV cho HS thảo luận cặp về đặc điểm chung của chim: + Đặc điểm cơ thể + Đặc điểm của chi + Đặc điểm của hệ hô hấp, tuần hoàn, sinh sản và nhiệt độ cơ thể. - HS thảo luận, rút ra đặc điểm chung của chim. - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. - GV chốt lại kiến thức. II. Đặc điểm chung + Mình có lông vũ bao phủ + Chi trước biến đổi thành cánh + Có mỏ sừng + Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp. + Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể + Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. + Là động vật hằng nhiệt. - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận nhóm câu hỏi: + Nêu ích lợi và tác hại của chim trong tự nhiên và trong đời sống con người? + Lấy các ví dụ về tác hại và lợi ích của chim đối với con người? - HS đọc thông tin để tìm câu trả lời. - Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung. - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. III. Vai trò của chim + Lợi ích:  Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm  Cung cấp thực phẩm  Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh.  Huấn luyện để săn mồi, phụ vụ du lịch.  Giúp phát tán cây rừng. + Có hại:  Ăn hạt, quả, cá  Là động vật trung gian truyền bệnh. Hoạt động 3. Luyện tập - Trình bày sự đa dạng của lớp chim? - Nêu đặc điểm chung của lớp chim? - Nêu vai trò của lớp chim? Hoạt động 4. Vận dụng - Kể tên một số loài chim có ở địa phương. Phân tích rõ thêm về lối sống , tập tính và vai trò của chúng ? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Đọc mục “Em có biết”. - Tìm hiểu thêm về hình thức bắt mồi và sinh sản của một số loài chim khác. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Ôn lại nội dung kiến thức lớp chim. - Tìm hiểu về cấu tạo ngoài của thỏ Ngày giảng: LỚP THÚ TIẾT 45: THỎ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nắm được những đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ. - HS thấy được cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ cho hs năng quan sát, nhận biết kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục hs ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật. 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. * Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ - Gv : Bảng phụ về đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ - Hs: tìm hiểu về đời sống của thỏ III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút Đề Bài Câu 1 (7 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi đời sống bay? Câu 2 ( 3 điểm) Nêu vai trò của lớp chim? HDC Câu Đáp án Điểm 1 + Thân : Hình thoi =>Giảm sức cản của không khí khi bay + Chi trước: cánh chim=> Quạt gió (động lực của sự bay), 1,0 1,0 cản không khí khi hạ cánh. + Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau=> Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh. + Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến=> Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng. + Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp =>Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ + Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng =>Làm đầu chim nhẹ. + Cổ dài, khớp đầu với thân =>Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 2 + Lợi ích:  Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm  Cung cấp thực phẩm  Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh.  Huấn luyện để săn mồi, phụ vụ du lịch.  Giúp phát tán cây rừng. + Có hại:  Ăn hạt, quả, cá  Là động vật trung gian truyền bệnh. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - Gv: Tổ chức học sinh qua trò chơi “bóng chuyền”: Nêu các đặc điểm cấu tạo và đời sống của thỏ ? - Mỗi hs nêu 1 đặc điểm sau đó chỉ định bạn tiếp theo trả lời - Gv tổng hợp ghi các ý trả lời của hs ra góc bảng - GV giới thiệu lớp thú là lớp động vật có cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh nhất trong giới động vật và đại diện là con thỏ. Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu cả lớp nghiên cứu SGK kết hợp hình 46.1 SGK trang 149. KT trình bày 1 phút - Nêu đặc điểm đời sống của thỏ? Cá nhân đọc thông tin SGK, thu thập thông tin trả lời. Yêu cầu nêu được: + Nơi sống + Thức ăn và thời gian kiếm ăn + Cách lẩn trốn kẻ thù - Yêu cầu hs thảo luận nhóm cặp - Tại sao trong chăn nuôi người ta không I. Đời sống - Thỏ sống ven rừng, trong các bụi rậm, có tập tính đào hang, lẩn trốn kẻ thù bằng cách nhảy cả 2 chân sau. - Ăn cỏ lá cây bằng cách gặm nhấm, kiếm ăn về chiều - Thỏ là động vật hằng nhiệt - Thụ tinh trong làm chuồng thỏ bằng tre hoặc gỗ? - Hiện tượng thai sinh tiến hoá hơn so với đẻ trứng và noãn thai sinh như thế nào ? - Thảo luận nhóm, yêu cầu nêu được: + Nơi thai phát triển + Bộ phận giúp thai trao đổi chất với môi trường. + Loại con non. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. - Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ - Có nhau thai→ gọi là hiện tượng thai sinh - Con non yếu được nuôi bằng sữa mẹ - Yêu cầu HS đọc SGK trang 149, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. - Cá nhân HS đọc thông tin trong SGK - Trao đổi nhóm và hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV thông báo đáp án đúng. II. Cấu tạo ngoài và sự di chuyển a. Cấu tạo ngoài Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính chạy trốn kẻ thù Bộ phận cơ thể Đặc điểm cấu tạo ngoài Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù Bộ long Bộ lông dày, xốp Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm Chi ( có vuốt) Chi trước ngắn có vuốt Đào hang Chi sau dài khoẻ Bật nhảy xa, chạy trốn nhanh Giác quan Mũi thính, lông xúc giác Thăm dò thức ăn và môi trường Tai có vành tai Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù Mắt có mí cử động Giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi rậm. - GV yêu cầu HS quan sát hình 46.4 và 46.5 liên hệ thực tế thảo luận để trả lời câu hỏi: - Thỏ di chuyển bằng cách nào? - Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt, song một số trường hợp thỏ vẫn thoát được kẻ thù? - Vận tốc của thỏ lớn hơn thú ăn thịt song thỏ vẫn bị bắt, tại sao? - Hs trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. b. Sự di chuyển - Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời hai chân sau. Yêu cầu: + Thỏ di chuyển: kiểu nhảy cả hai chân sau + Thỏ chạy theo đường chữ Z, còn thú ăn thịt chạy kiểu rượt đuổi nên bị mất đà. + Do sức bền của thỏ kém, còn của thú ăn thịt sức bền lớn. - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. Hoạt động 3. Luyện tập - Gọi Hs đọc KL cuối bài. - Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Lựa chọn đáp án đúng Câu 1: Thỏ di chuyển bằng cách: A. đi B. chạy C. nhảy đồng thời cả hai chân sau D.Tất cả đều đúng Câu 2: Phía ngoài cơ thể Thỏ được bao phủ bởi : A. bộ lông vũ B. lớp vảy sừng C. bộ lông mao D. lớp vảy xương Câu 3: Bộ lông mao của thỏ dày, xốp có tác dụng : A. Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể B. Thăm dò thức ăn và tìm hiểu môi trường C. Định hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù D. Định hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù Hoạt động 4. Vận dụng - Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống như thế nào? - Vì sao khi nuôi thỏ người ta thường che bớt ánh sáng ở chuồng thỏ? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Đọc mục “ Em có biết”. Tìm hiểu về nguồn gốc của thỏ V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Tìm hiểu về sự đa dạng của lớp thú, đặc điểm cấu tạo của thú mỏ vịt, kanguzu, dơi, cá voi thích nghi với đời sống. Ngày giảng: Tiết 46. ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính của chúng. - Giải thích được sự thích nghi về hình thái, cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau. - HS nêu được đặc điểm cấu tạo của dơi và cá voi phù hợp với điều kiện sống. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ hs năng quan sát, so sánh. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục hs ý thức học tập, yêu thích bộ môn. 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. * Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát hình ảnh tìm các đặc điểm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ - Gv: Tranh thú mỏ vịt, cá voi, dơi. - Hs: Tìm hiểu về thú mỏ vịt, cá voi, cá heo và dơi. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu đặc điểm cấu tạo trong của thỏ thích nghi với đời sống? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - GV y/c hãy kể tên các loài thú mà em biết? Cho biết môi trường sống của chúng - HS kể nhận xét về số loài, môi trường sống? - Gv ghi các ý của hs ra góc bảng=> vào bài Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 156, trả lời câu hỏi KT trình bày 1 phút - Sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở đặc điểm nào? - HS tự đọc thông tin trong SGK và theo dõi sơ đồ các bộ thú, trả lời câu hỏi. I. Sự đa dạng của lớp thú Yêu cầu nêu được: Số loài nhiều. - Người ta phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm cơ bản nào? (Dựa vào đặc điểm sinh sản) - GV: Ngoài đặc điểm sinh sản, khi phân chia người ta còn dựa vào điều kiện sống, chi và bộ răng. - Yêu cầu HS tự rút ra kết luận. - Lớp thú có số lượng loài rất lớn, phân bố ở khắp nơi trên trái đất. - Phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm sinh sản, bộ răng, chi - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 156, 157, thảo luận cặp trả lời: - Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà được xếp vào lớp thú?(Nuôi con bằng sữa) - Tại sao thú mỏ vịt con không bú sữa mẹ như chó con hay mèo con? (Thú mẹ chưa có núm vú) - Thú mỏ vịt có cấu tạo nào phù hợp với đời sống bơi lội ở nước?(Chân có màng) - Kanguru có cấu tạo như thế nào phù hợp với lối sống chạy nhảy trên đồng cỏ? (Hai chân sau to, khoẻ, dài) - Tại sao kanguru con phải nuôi trong túi ấp của thú mẹ? (Con non nhỏ, chưa phát triển đầy đủ) - Đại diện cặp trình bày, các cặp khác nhận xét, bổ sung. - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. II. Bộ thú huyệt – Bộ thú túi 1. Bộ thú huyệt - Đẻ trứng, nuôi con bằng sữa. Thú mẹ chưa có núm vú. - Đại diện: Thú mỏ vịt sống vừa ở nước vừa ở cạn: + Có mỏ giống mỏ vịt. + Có bộ lông mao dày + Chân có màng. 2. Bộ thú túi - Con sơ sinh nhỏ, chưa phát triển đầy đủ. Thú mẹ có núm vú. - Đại diện: Kanguru. + Hai chân sau to, khoẻ, dài, đuôi dài, khoẻ. + Di chuyển bằng nhảy hai chân sau - GV yêu cầu HS quan sát hình 49.1, đọc thông tin SGK trang 154. trả lời câu hỏi: + Dơi thường đi kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? Thức ăn của dơi là gì ? (Dơi thường kiềm ăn vào lúc sẩm tối hoăc ban đêm. Thức ăn của Dơi là sâu bọ và quả cây.) + Thị giác và thính giác của dơi có đặc điểm gì ? (Thị giác kém, thính giác rất tinh có thể nghe được với tần số 18- 98000 dao động/s.) - HS quan sát hình cho biết đặc điểm bộ răng của dơi ? ( Bộ răng nhọn để phá vỏ kitin của sâu) + Đặc điểm chi của dơi ? ( Chi trước biến đổi thành cánh da III. Bộ dơi – Bộ cá voi 1. Bộ dơi - Dơi là thú có cấu tạo thích nghi với đời sống bay: + Có màng cánh rộng, thân ngắn và hẹp, bay thoăn thoắt, thay hướng đổi Xương cánh ngắn, xương bàn và xương ngón rất dài. Chi sau của dơi yếu, đuôi ngắn.) + Cách bay của dơi có đặc điểm gì ? ( Dơi có màng cánh rộng, thân ngắn nên có cách bay thoăn thoắt, thay hướng, đổi chiều một cánh linh hoạt.) + Dơi cất cánh bằng cánh nào ? + Qua phần vừa tìm hiểu em hãy nêu đặc điểm của dơi tiến hoá hơn bộ thú bậc thấp khác? ( Dơi có núm vú và con non bú sữa một cách chủ động) + Dơi có lợi ích, tác hại gì đối với con người ? - GV nhận xét và chốt kiến thức - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 159, 160 kết hợp với quan sát hình 49.1; 49.2, thảo luận cặp câu hỏi: + Đặc điểm chi của cá voi ? ( Chi trước biến đổi thành thành vây bơi dạng bơi chèo, Chi sau tiêu giảm ) + Mô tả cách lấy thức ăn của cá voi ? ( Khi cá voi ngậm miệng, thức ăn được giữ trong miệng, còn nước đi qua khe các tấm sừng ra ngoài. Khi cá voi há miệng, nước mang tôm, cá và những động vật nhỏ vào miệng cá voi ) - Đặc điểm sinh sản và hô hấp của cá voi ? - Vì sao cá voi hình dạng giống cá, bơi lội lại xếp vào lớp thú ? - GV nhận xét và chốt kiến thức KT trình bày 1 phút - Chúng ta phải làm gì để bảo vệ cá voi? Bảo vệ môi trường biển, cấm săn bắt cá voi trái phép. Tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ môi trường và các loài cá voi. chiều linh hoạt. + Chân yếu, cất cánh bằng cách thả mình từ trên cao. + Có bộ răng nhọn để phá bỏ vỏ kitin của sâu bọ. + Đẻ con và nuôi con bằng sữa. 2. Bộ cá voi - Bộ cá voi thích nghi với đời sống hoàn toàn trong nước: + Có cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn, lông mao gần như tiêu biến, lớp mỡ dưới da rất dày chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơi chèo, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc Hoạt động 3. Luyện tập -Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: - Trình bày sự đa dạng của lớp thú ? - Nêu đặc điểm cấu tạo của: thú mỏ vịt, kangugu, dơi, cá voi ? Hoạt động 4. Vận dụng - Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà được xếp vào lớp thú ? - Tại sao thú mỏ vịt con không bú sữa mẹ như chó con hay mèo con - Tại sao kanguru con phải nuôi trong túi ấp của thú mẹ ? - Kể tên một số loại dơi gặp ở địa phương em ? Chúng có vai trò gì với tự nhiên và con người ? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu thêm một số thông tin về cá voi Lưng gù, cá voi xanh, ca Heo ở đảo Tuần Châu, viện Hải dương học Nha Trang. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết” - Tìm hiểu về đời sống và tập tính Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt, bộ móng guốc, bộ linh trưởng. Đặc điểm và vai trò của lớp thú. Ngày giảng: Tiết 47. SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ (tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt. - HS nêu được đặc điểm chung và vai trò của lớp Thú 2. Kĩ năng - Rèn hs kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục hs ý thức yêu quý và bảo vệ động vật rừng. 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. * Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ - Gv: Tranh chân, răng chuột chù, Tranh sóc, chuột đồng và bộ răng chuột - Hs: tìm hiểu cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú. đặc điểm chung và vai trò của lớp thú III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với đời sống của bộ ăn thịt, bộ ăn sâu bọ và bộ gặm nhấm? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Tiếp sức - Gv cho 2 nhóm hs tham gia, mỗi nhóm 4 hs - Trong vòng 1 phút lần lượt các thành viên trong đôi lên viết nhanh tên các đáp án (mỗi lần lên chỉ được viết 1 đáp án) Viết tên các loài động vật ăn thịt ? - Đội nào viết được nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc các thông tin của SGK trang 162, quan sát hình vẽ 50.1 Thảo luận cặp đôi câu hỏi: - Chuột chù, chuột chũi sống ở đâu có lối I. Bộ ăn sâu bọ sống như thế nào? - Hoạt động kiếm ăn như thế nào? - Nêu đặc điểm cấu tạo của răng, chân, mỏ? - GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận về bọ ăn sâu bọ. + Mõm dài, răng cửa nhọn sắc + Chân trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khoẻ để đào hang. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK quan sát H50.2 Thảo luận những đặc điểm cấu tạo của răng của các loài gặm nhấm thích nghi với chế độ ăn gặm nhấm. - Em hãy kể một số đại diện của bộ gặm nhấm? - Nêu đặc điểm về lối sống, môi trường sống và đặc điểm sinh sản của chuột đồng - Tác hại của chúng như thế nào ? - Ở địa phương em số lượng gặm nhấm có nhiều không? người ta tiêu diệt chuột bằng hình thức nào? Em có thể nêu ưu nhược điểm của các hình thức đó? - GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận. II. Bộ gặm nhấm: - Răng cửa lớn luôn mọc dài, thiếu răng nanh. - Đại diện: Chuột đồng, sóc, thỏ. - GV yêu cầu HS quan sát H.50.3. Đọc thông tin, cùng với kiến thức thực tế thảo luận cặp nêu đặc điểm cấu tạo về răng, chân của bộ thú ăn thịt. - Em hãy nêu một số đại diện của bộ thú ăn thịt? - Hãy phân biệt thời gian, cách bắt mồi đặc điểm về chân của chó, báo và gấu? - Em hiểu biết gì về các động vật của bộ thú ăn thịt qua phim, ảnh, sách, báo? - GV nhận xét và chốt kiến th

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_43_den_55_truong_thcs_muong_kim.pdf
Giáo án liên quan