I. MỤC TIÊU
Qua bài học này học sinh sẽ:
1. Kiến thức:
- Hs trình bày được các đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
- So sánh với lưỡng cư để thấy được sự hoàn thiện của các cơ quan.
2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng so sánh.
3. Thái độ: Giáo dục hs thái độ yêu thích bộ môn. Yêu thích động vật
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm
b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ:
Gv : - Máy chiếu. Bài soạn powerpoint.
Hs: Tìm hiểu cấu tạo của thằn lằn
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 41: Cấu tạo trong của thằn lằn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 14/01/2020
TIẾT 41 : CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN
I. MỤC TIÊU
Qua bài học này học sinh sẽ:
1. Kiến thức:
- Hs trình bày được các đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
- So sánh với lưỡng cư để thấy được sự hoàn thiện của các cơ quan.
2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng so sánh.
3. Thái độ: Giáo dục hs thái độ yêu thích bộ môn. Yêu thích động vật
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm
b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ:
Gv : - Máy chiếu. Bài soạn powerpoint.
Hs: Tìm hiểu cấu tạo của thằn lằn
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT:
1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
- Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn ?
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1: : Khởi động:
Gv: Tổ chức học sinh khởi động qua trò chơi “Chọn mặt gửi vàng”:
Câu hỏi: So sánh sự khác nhau trong cấu tạo của thằn lằn và ếch ?
Mỗi hs nêu 1 đặc điểm sau đó chỉ định bạn tiếp theo trả lời.
Gv tổng hợp ghi các ý của hs ra góc bảng
Đặt vấn đề: Thằn lằn có cấu tạo trong khác với ếch ở điểm nào để thích nghi với đời sống ở cạn.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động 1. Bộ xương
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV hướng dẫn học sinh quan sát bộ xương thằn lằn, đối chiếu với hình 39.1, hoạt động nhóm cặp đôi => xác định tên các xương.
Yêu cầu hs lên xác định tên các xương trên mô hình
-Hs: Xác định các xương trên mô hình.
- GV phân tích thêm sự xuất hiện xương sườn cùng với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực có phần quan trọng lớn trong việc hô hấp ở cạn.
KT trình bày 1 phút
+ Nêu rõ sự sai khác nhau nổi bật của bộ xương thằn lằn và bộ xương ếch ?
(Thằn lằn xuất hiện xương sườn tham gia vào quá trình hô hấp, đốt sống cổ 8 đốt cử động linh hoạt, cột sống dài; đai vai khớp với cột sống làm cho chi trước rất linh hoạt . Tất cả các đặc điểm đó thích nghi vời đời sống ở cạn )
- GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận.
I. Bộ xương
Bộ xương gồm:
+ Xương đầu
+ Cột sống và các xương sườn .
+ Xương chi: gồm xương đai và các
xương tự do.
Hoạt động 2. Các cơ quan dinh dưỡng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát H39.2 đọc chú thích xác định vị trí các hệ cơ quan
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Hệ tiêu hóa của thằn lằn có điểm gì khác so với ếch đồng?
- Tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác với tuần hoàn của ếch đồng?
- Hệ hô hấp của thằn lằn có cấu tạo như thế nào?
- Hệ bài tiết của thằn lằn có đặc điểm gì?
- Nước tiểu đặc có liên quan gì đến đời sống ở cạn của thằn lằn ?( chống mất nước )
- GV nhận xét và chốt kiến thức
II.Các cơ quan dinh dưỡng
1. Tiêu hoá : Cơ quan tiêu hoá của thằn lằn có những thay đổi :
+ Ống tiêu hoá phân hoá rõ hơn.
+ Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước.
2. Tuần hoàn và hô hấp
a. Tuần hoàn: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất ), tâm thất xuất hiện vách hụt)
- Hai vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể ít pha trộn hơn.
b. Hô hấp : Phổi có nhiều vách ngăn.
Sự thông khí ở phổi nhờ sự xuất hiện của các cơ quan liên sườn.
3. Bài tiết : Thằn lằn có thận sau (hậu thận) tiến bộ hơn hơn thận giữa của ếch, có khả năng hấp thu lại nước. Nước tiểu đặc.
Hoạt động 3: Thần kinh và giác quan
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu học sinh quan sát mô hình bộ não thằn lằn hoạt động cá nhân xác định các bộ phận của não.
KT trình bày 1 phút
- Bộ não của thằn lằn khác ếch điểm nào?
- Thằn lằn có những giác quan nào?
- GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận.
III. Thần kinh và giác quan
- Bộ não gồm 5 phần:
Não trước và tiểu não phát triển liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp.
- Giác quan :
+ Tai : tai xuất hiện ống tai ngoài.
+ Mắt xuất hiện mí thứ ba.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
Hãy điền vào bảng sau ý nghĩa của từng đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.
Đặc điểm
ý nghĩa thích nghi
1- Xuất hiện xương sườn cùng xương mỏ ác tạo thành lồng ngực.
2- Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước.
3- Phổi có nhiều vách ngăn.
4- Tâm thất xuất hiện vách hụt.
5- Xoang huyệt có khả năng hấp thụ nước.
6- Não trước và tiểu não phát triển.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng:
- So sánh bộ xương của thằn lằn và bộ xương ếch nêu lên những đặc điểm khác biệt ?
- Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn ?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung và phát triển ý tưởng sáng tạo( Ở nhà).
- Học kĩ bài và hoàn thành bài tập ở vở bài tập sinh học 7
- Đọc phần ‘Em có biết’
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Nghiên cứu và soạn bài mới : « Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát »
+ Lớp bò sát gồm mấy bộ chính - Đặc điểm phân biệt 3 bộ ?
+ Giải thích lí do phồn thịnh và diệt vong của khủng long ?
+ Đặc điểm chung của lớp bò sát ?
........................................................
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_41_cau_tao_trong_cua_than_lan_na.doc