I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ.
- Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Mẫu mổ của ếch.
- Tranh phóng to hình 36.2/SGK.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị ếch theo nhóm.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Thực hành, vấn đáp, trực quan.
2. Kĩ thuật
- Chia nhóm, đặt câu hỏi
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 38+39 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 7AB- 07/1/2020.
Tiết 38 - Bài 36: THỰC HÀNH QUAN SÁT
CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ.
- Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Mẫu mổ của ếch.
- Tranh phóng to hình 36.2/SGK.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị ếch theo nhóm.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Thực hành, vấn đáp, trực quan.
2. Kĩ thuật
- Chia nhóm, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thíh nghi với đời sống vừa nước vừa
cạn?
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
- Gv nêu mụ tiêu bài, kiểm tra sự chuẩn bị cuả HS.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động ủa GV và HS Nội dung
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 36.1
SGK và nhận biết các xương trong bộ
xương ếch.
- Xác định các xương trên mẫu.
- HS tự thu nhận thông tin và ghi nhớ vị
trí, tên xương: xương đầu, xương cột
I. Quan sát bộ xương ếch.
sống, xương đai và xương chi.
- GV gọi HS lên chỉ trên mẫu tên xương.
- 1 HS lên bảng chỉ.
- GV yêu cầu HS thảo luận:
- Bộ xương ếch có chức năng gì
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
- GV hướng dẫn HS
+ Sờ tay lên bề mặt da, quan sát mặt bên
trong da và nhận xét.
- HS thực hiện theo hướng dẫn:
- GV cho HS thảo luận và nêu vai trò của
da.
+ Nhận xét: da ếch ẩm ướt, mặt bên trong
có hệ mạch máu dưới da.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ
sung.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 36.3 đối
chiếu với mẫu mổ và xác định các cơ
quan của ếch (SGK).
- HS quan sát hình, đối chiếu với mẫu mổ
và xác định vị trí các hệ cơ quan
- GV đến từng nhóm yêu cầu HS chỉ từng
cơ quan trên mẫu mổ.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét. GV và cả lớp bổ sung, uốn
nắn sai sót.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng đặc
điểm cấu tạo trong của ếch trang 118,
thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Hệ tiêu hoá của ếch có đặc điểm gì
khác so với cá
- Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn
trao đổi khí qua da
- Tim của ếch khác cá ở điểm nào? Trình
bày sự tuần hoàn máu của ếch
- HS thảo luận, thống nhất câu trả lời.
- Bộ xương: xương đầu, xương cột sống,
xương đai (đai vai và đai hông), xương
chi (chi trước và chi sau).
- Chức năng:
+ Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể.
+ Là nơi bám của cơ di chuyển.
+ Toạ thành khoang bảo vệ não, tuỷ
sống và nội quan.
II. Quan sát da và các nội quan trên
mẫu mổ
a. Quan sát da
- Ếch có da trần (trơn, ẩm ướt) mặt trong có
nhiều mạch máu giúp trao đổi khí.
b. Quan sát nội quan
- Cấu tạo trong của ếch: Bảng đặc điểm
cấu tạo trong trang 118 SGK.
- Yêu cầu nêu được:
+ Hệ tiêu hoá: lưỡi phóng ra bắt mồi, dạ
dày, gan mật lớn, có tuyến tuỵ.
+ Phổi cấu tạo đơn giản, hô hấp qua da là
chủ yếu.
+ Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
- Yêu cầu HS quan sát mô hình bộ não
ếch, xác định các bộ phận của não.
- GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 3. Luyện tập
- Nêu đặc điểm cấu tạo trong của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở
nước vừa ở cạn?
Hoạt động 4. Vận dụng
- Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da?
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm hiểu thêm cấu tạo trong của ếch đồng trên Internet.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Học bài và hoàn thành thu hoạch theo mẫu SGK trang 119.
- Đọc bài mới, nêu đặc điểm cung của lớp lưỡng cư?
Ngày giảng: 7C- 09/01/2020.
Tiết 39 - Bài 37: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
CỦA LỚP LƯỠNG CƯ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được sự đa dạng của lưỡng cư về thành phần loài, môi trường sống
và tập tính.
- Hiểu rõ được vai trò của lưỡng cư với đời sống và tự nhiên.
- Trình bày được đặc điểm chung của lưỡng cư.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh 1 số loài lưỡng cư. Các mảnh giấy rời ghi câu trả lời lựa chọn.
2. Học sinh:
- Ôn tập các kiến thức về lưỡng cư
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, trực quan.
2. Kĩ thuật
- Chia nhóm, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu HS nộp bản thu hoạch giờ trước
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
- Gv Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư có đặc điểm về đa dạng,
đặc điểm chung.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát hình 37.1 SGK,
đọc thông tin và làm bài tập bảng sau:
Tên bộ
lưỡng cư
Đặc điểm phân biệt
Hình
dạng
Đuôi
Kích thước
chi sau
Có đuôi
I. Đa dạng về thành phần loài:
Không
đuôi
Không
chân
- Cá nhân tự thu nhận thông tin về đặc
điểm 3 bộ lưỡng cư, thảo luận nhóm và
hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu nêu được: các đặc điểm đặc
trưng nhất phân biệt 3 bộ: căn cứ vào
đuôi và chân.
- Thông qua bảng, GV phân tích mức
độ gắn bó với môi trường nước khác
nhau ảnh hưởng đến cấu tạo ngoài
từng bộ.
- Y/c rút ra kết luận.
- HS tiếp thu ý kiến.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 37 (1-
5) đọc chú thích và lựa chọn câu trả lời
điền vào bảng trang 121 GSK.
- Cá nhân HS tự thu nhận thông tin qua
hình vẽ, thảo luận nhóm và hoàn thành
bảng.
- GV treo bảng phụ, HS các nhóm
chữa bài bằng cách dán các mảnh giấy
ghi câu trả lời.
- Đại diện các nhóm lên chọn câu trả
lời dán vào bảng phụ.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ
sung nếu cần.
- GV thông báo kết quả đúng để HS
theo dõi.
- GV yêu cầu các nhóm trao đổi và trả
lời câu hỏi:
- Nêu đặc điểm chung của lưỡng cư về
môi trường sống, cơ quan di chuyển,
đặc điểm các hệ cơ quan?
- Cá nhân HS thu thập thông tin SGK
và hiểu biết của bản thân, trao đổi
nhóm và rút ra đặc điểm chung của
lưỡng cư.
- Lưỡng cư có 4000 loài chia làm 3 bộ:
+ Bộ lưỡng cư có đuôi
+ Bộ lưỡng cư không đuôi
+ Bộ lưỡng cư không chân.
II. Đa dạng về môi trường và tập tính
Một số đặc điểm sinh học của lưỡng cư
Tên loài
Đặc điểm nơi
sống
Hoạt
động
Tập tính
tự vệ
Cá cóc
Tam
Đảo
- Sống chủ yếu
trong nước
Ban ngày - Trốn
chạy ẩn
nấp
Ễnh
ương
lớn
- Ưa sống ở
nước hơn
- Ban đêm - Doạ nạt
Cóc nhà
- Ưa sống trên
cạn hơn
- Ban đêm - Tiết nhựa
độc
Ếch cây
- Sống chủ yếu
trên cây, bụi
cây, vẫn lệ
thuộc vào môi
trường nước.
Ban đêm Trốn chạy
ẩn nấp
Ếch giun
- Sống chủ yếu
trên cạn
Chui luồn
trong
hang đất
Trốn, ẩn
nấp
III. Đặc điểm chung của lưỡng cư
- Lưỡng cư là động vật có xương sống thích
nghi với đời sống vừa cạn vừa nước.
+ Da trần và ẩm
+ Di chuyển bằng 4 chi
+ Hô hấp bằng phổi và da
+ Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu
pha nuôi cơ thể.
+ Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển
qua biến thái.
+ Là động vật biến nhiệt.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong
SGK và trả lời câu hỏi:
- Lưỡng cư có vai trò gì đối với con
người? Cho VD minh hoạ.
=> Cung cấp thực phẩm
- Vì sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ của
lưỡng cư bổ sung cho hoạt động của
chim ?
=> Giúp việc tiêu diệt sâu bọ gây thiệt
hại cho cây.
- Muốn bảo vệ những loài lưỡng cư có
ích ta cần làm gì?
=> Cấm săn bắt.
- GV cho HS rút ra kết luận.
IV. Vai trò của lưỡng cư
- Làm thức ăn cho con người.
- 1 số lưỡng cư làm thuốc.
- Diệt sâu bọ và là động vật trung gian
gây bệnh.
Hoạt động 3. Luyện tập
- Nêu đặc điểm chung của lớp Lưỡng Cư?
Hoạt động 4. Vận dụng
- Vì sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ của lưỡng cư bổ sung cho hoạt động của
chim ?
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Đọc mục “Em có biết”.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Kẻ bảng trang 125 SGK vào vở.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_3839_nam_hoc_2019_2020_truong_th.pdf