I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- HS nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng.
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: NLquan sát, tìm mối quan hệ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK trang 114.
- HS: chuẩn bị theo nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HĐ1: KĐ: GV cho hs quan sát một đoạn vedeo về hoạt động sống của éch đồng. GV giới thiệu vào bài.
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 37+38 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
Ngày soạn: 28/12/2019
Ngày giảng: 7A5: ...../1 ; 7A6: ....../ 12
LỚP LƯỠNG CƯ
Tiết 37- Bài 35: ẾCH ĐỒNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- HS nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng.
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: NLquan sát, tìm mối quan hệ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK trang 114.
- HS: chuẩn bị theo nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HĐ1: KĐ: GV cho hs quan sát một đoạn vedeo về hoạt động sống của éch đồng. GV giới thiệu vào bài.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động 1: Đời sống
HĐ của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận:
- HS tự thu nhận thông tin trong SGK trang 113 và rút ra nhận xét.
? Thông tin trên cho em biết điều gì về đời sống của ếch đồng?
- GV cho HS giải thích một số hiện tượng:
? Vì sao ếch thường kiếm mồi vào ban đêm?
? Thức ăn của ếch là sâu bọ, giun, ốc nói lên điều gì?
(con mồi ở cạn và ở nước nên ếch có đời sống vừa cạn vừa nước).
I. Đời sống:
- Ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn (nửa nước, nửa cạn).
- Kiếm ăn vào ban đêm.
- Có hiện tượng trú đông.
- Là động vật biến nhiệt.
Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển:
HĐ của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát cách di chuyển của ếch trong lồng nuôi và hình 35.2 SGK.
- HS quan sát, mô tả được:
? Mô tả động tác di chuyển trên cạn.
+ Quan sát cách di chuyển trong nước của ếch và hình 35.3 SGK.
? Mô tả động tác di chuyển trong nước.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 35.1, 2, 3 và hoàn chỉnh bảng trang 114.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Đặc điểm ở cạn: 2, 4, 5
+ Đặc điểm ở nước: 1, 3, 6
? Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn?
? Những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước?
- GV treo bảng phụ ghi nội dung các đặc điểm thích nghi, yêu cầu HS giải thích ý nghĩa thích nghi của từng đặc điểm.
- GV chốt lại bảng chuẩn.
II. Cấu tạo ngoài và di chuyển:
a. Di chuyển
+ Trên cạn: khi ngồi chi sau gấp chữ Z, lúc nhảy chi sau bật thẳng " nhảy cóc.
+ Dưới nước: Chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái.
b. Cấu tạo ngoài
- Ếch đồng có các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống vừa cạn vừa nước (các đặc điểm như bảng trang 114).
Các đặc điểm thích nghi đời sống của ếch
Đặc điểm hình dạng và cấu tạo
Ý nghĩa thích nghi
- Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về trước.
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi thông với khoang miệng và phổi vừa ngửi, vừa thở).
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí.
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón.
" Giảm sức cản của nước khi bơi.
" Khi bơi vừa thở vừa quan sát.
" Giúp hô hấp trong nước.
" Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
" Thuận lợi cho việc di chuyển.
" Tạo thành chân bơi để đẩy nước.
Hoạt động 3: Sinh sản và phát triển của ếch:
HĐ của GV và HS
Nội dung
- GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Trình bày đặc điểm sinh sản của ếch?
? Trứng ếch có đặc điểm gì?
? Vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn cá?
- yêu cầu HS QS hình 35.4 SGK và trình bày sự phát triển của ếch?
? So sánh sự sinh sản và phát triển của ếch với cá?
- GV mở rộng: trong quá trình phát triển, nòng nọc có nhiều đặc điểm giống cá chứng tỏ về nguồn gốc của ếch.
III. Sinh sản và phát triển của ếch:
- Sinh sản:
+ Sinh sản vào cuối mùa xuân
+ Tập tính: ếch đực ôm lưng ếch cái, đẻ ở các bờ nước.
+ Thụ tinh ngoài, để trứng.
- Phát triển: Trứng " nòng nọc " ếch (phát triển có biến thái).
HĐ 3: Luyện tập
- Gọi Hs đọc KL cuối bài. Gv chốt KT trọng tâm của bài.
? Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước của ếch?
HĐ 4: Vận dụng
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước của ếch?
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch thích nghi với đời sống ở cạn
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Gv yêu cầu hs về nhà tìm hiểu thêm về đời sống của éch đồng và quan sát xem ở địa phương em có cơ sở nuôi ếch không. Tiết sau báo cáo.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị theo nhóm: Ếch đồng.
Ngày soạn: 31/12/2019
Ngày giảng: 7A5: ...../1 ; 7A6: ....../ 1
Tiết 38 - Bài 36: THỰC HÀNH
QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- HS nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ.
- Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: NLquan sát, tìm mối quan hệ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV : Mẫu mổ của ếch..
- HS ; chuẩn bị ếch theo nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HĐ1: KĐ GV tổ chức trò chơi trả lời câu hỏi ai nhanh hơn như sau:
? Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và ở cạn?
? Trình bày đặc điểm sinh sản của ếch?
? Trứng ếch có đặc điểm gì?
? Vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn cá?
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động 1: Quan sát bộ xương ếch:
HĐ của GV và HS
Nội dung
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 36.1 SGK và nhận biết các xương trong bộ xương ếch.
? Xác định các xương trên mẫu.
- HS tự thu nhận thông tin và ghi nhớ vị trí, tên xương: xương đầu, xương cột sống, xương đai và xương chi.
- GV gọi HS lên chỉ trên mẫu tên xương.
- 1 HS lên bảng chỉ.
- GV yêu cầu HS thảo luận:
? Bộ xương ếch có chức năng gì?
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
I. Quan sát bộ xương ếch:
- Bộ xương: xương đầu, xương cột sống, xương đai (đai vai và đai hông), xương chi (chi trước và chi sau).
- Chức năng:
+ Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể.
+ Là nơi bám của cơ " di chuyển.
+ Toạ thành khoang bảo vệ não, tuỷ sống và nội quan.
Hoạt động 2: Quan sát da và các nội quan trên mẫu mổ:
HĐ của GV và HS
Nội dung
- GV hướng dẫn HS:
+ Sờ tay lên bề mặt da, quan sát mặt bên trong da và nhận xét.
- HS thực hiện theo hướng dẫn:
- GV cho HS thảo luận và nêu vai trò của da.
+ Nhận xét: da ếch ẩm ướt, mặt bên trong có hệ mạch máu dưới da.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 36.3 đối chiếu với mẫu mổ và xác định các cơ quan của ếch (SGK).
- HS quan sát hình, đối chiếu với mẫu mổ và xác định vị trí các hệ cơ quan
- GV đến từng nhóm yêu cầu HS chỉ từng cơ quan trên mẫu mổ.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. GV và cả lớp bổ sung, uốn nắn sai sót.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng đặc điểm cấu tạo trong của ếch trang 118, thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Hệ tiêu hoá của ếch có đặc điểm gì khác so với cá?
? Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da?
? Tim của ếch khác cá ở điểm nào? Trình bày sự tuần hoàn máu của ếch?
- HS thảo luận, thống nhất câu trả lời.
- Yêu cầu nêu được:
+ Hệ tiêu hoá: lưỡi phóng ra bắt mồi, dạ dày, gan mật lớn, có tuyến tuỵ.
+ Phổi cấu tạo đơn giản, hô hấp qua da là chủ yếu.
+ Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
- Yêu cầu HS quan sát mô hình bộ não ếch, xác định các bộ phận của não.
- GV chốt lại kiến thức.
II. Quan sát da và các nội quan trên mẫu mổ:
a. Quan sát da
- Ếch có da trần (trơn, ẩm ướt) mặt trong có nhiều mạch máu giúp trao đổi khí.
b. Quan sát nội quan
- Cấu tạo trong của ếch: Bảng đặc điểm cấu tạo trong trang 118 SGK.
HĐ 3: Luyện tập
- GV yêu cầu hs thực hiện quan sát trực tiếp trên mẫu về các đặc điểm.
HĐ 4: Vận dụng
- Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da?
- Tim của ếch khác cá ở điểm nào? Trình
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
GV yêu cầu hs về nhà tìm hiểu về các vai trò của ếch đối với đời sống con người.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Học bài và hoàn thành thu hoạch theo mẫu SGK trang 119.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_3738_nam_hoc_2019_2020_truong_th.docx