I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm, các đặc tính về hình thái (cơ thể phân thành 3 phần rõ
rệt và có 4 đôi chân) và hoạt động của lớp Hình nhện.
- Trình bày được sự đa dạng của lớp Hình nhện. Nhận biết thêm một số đại
diện khác của lớp Hình nhện như: bọ cạp, cái ghẻ, ve bò.
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của hình nhện đối với tự nhiên và con người.
Một số bệnh do Hình nhện gây ra ở người.
2. Kĩ năng
- Quan sát cấu tạo của nhện.
- Tìm hiểu tập tính đan lưới và bắt mồi của nhện.
3. Thái độ
- Bảo vệ các loài hình nhện có lợi trong tự nhiên.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :
- Mẫu: con nhện
- Tranh một số đại diện hình nhện.
- Bảng phụ
2. Học sinh:
- Chuẩn bị con nhện.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP HÌNH NHỆN
Ngày giảng: 7C- 14/11/2019
Tiết 26 - Bài 25: NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm, các đặc tính về hình thái (cơ thể phân thành 3 phần rõ
rệt và có 4 đôi chân) và hoạt động của lớp Hình nhện.
- Trình bày được sự đa dạng của lớp Hình nhện. Nhận biết thêm một số đại
diện khác của lớp Hình nhện như: bọ cạp, cái ghẻ, ve bò.
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của hình nhện đối với tự nhiên và con người.
Một số bệnh do Hình nhện gây ra ở người.
2. Kĩ năng
- Quan sát cấu tạo của nhện.
- Tìm hiểu tập tính đan lưới và bắt mồi của nhện.
3. Thái độ
- Bảo vệ các loài hình nhện có lợi trong tự nhiên.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :
- Mẫu: con nhện
- Tranh một số đại diện hình nhện.
- Bảng phụ
2. Học sinh:
- Chuẩn bị con nhện.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan.
2. Kĩ thuật
- Chia nhóm, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
- GV kiểm tra sĩ số lớp, ghi chú vào góc bảng.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vai trò của lớp giáp xác?
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
- GV: Lớp hình nhện đã biết khoảng 36 nghìn loài là các chân khớp ở cạn đầu tiên.
Chúng thích sống nơi hang hốc, rậm rạp và hoạt động chủ yếu về đêm.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 25.1
SGK.
- Xác định giới hạn phần đầu ngực và
phần bụng
- Mỗi phần có những bộ phận nào
- HS quan sát hình 25.1 trang 82, đọc
chú thích, xác định các bộ phận trên
mẫu con nhện nêu được:
- Cơ thể gồm 2 phần:
+ Đầu ngực: đôi kìm, đôi chân xúc giác,
4 đôi chân bò.
+ Bụng: khe thở, lỗ sinh dục, núm
tuyến tơ.
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình
25.1, hoàn thành bài tập bảng 1 tr 82.
- HS thảo luận nhóm bàn 3p, làm rõ
chức năng từng bộ phận, điền vào
bảng1.
- GV treo bảng 1 đã kẻ sẵn, gọi HS lên
bảng điền.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn.
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo ngoài của
nhện.
I. Nhện
1. Đặc điểm cấu tạo
(Bảng chuẩn)
Bảng chuẩn:
Các phần cơ
thể
Tên bộ phận quan sát Chức năng
Đầu – ngực
- Đôi kìm có tuyến độc.
- Đôi chân xúc giác phủ đầy lông.
- 4 đôi chân bò.
- Bắt mồi và tự vệ.
- Cảm giác về khứu giác, xúc giác.
- Di chuyển, chăng lưới.
Bụng
- Đôi khe thở.
- 1 lỗ sinh dục.
- Các núm tuyến tơ.
- Hô hấp.
- Sinh sản.
- Sinh ra tơ nhện.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 25.2 SGK,
đọc chú thích và sắp xếp quá trình chăng
lưới theo thứ tự đúng.
- Các nhóm thảo luận, đánh số vào ô
trống theo thứ tự đúng với tập tính
chăng lưới ở nhện.
2. Tập tính
a. Chăng lưới:
- Chăng lưới săn bắt mồi sống.
- GV chốt lại đáp án đúng:
4, 2, 1,3.
- 1 HS nhắc lại thao tác chăng lưới đúng.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin về tập
tính săn mồi của nhện và sắp xếp lại
theo thứ tự đúng.
- HS nghiên cứu kĩ thông tin, đánh thứ
tự vào ô trống.
- GV cung cấp đáp án đúng: 4, 1, 2, 3.
- Nhện chăng tơ vào thời gian nào trong
ngày?
- GV có thể cung cấp thêm thông tin: có
2 loại lưới:
+ Hình phễu (thảm): chăng ở mặt đất
+ Hình tấm: Chăng ở trên không.
- HS lắng nghe GV giảng.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và hình
25.3, 4, 5 SGK, kể tên một số đại diện
của hình nhện.
- HS nắm được một số đại diện
+ Bọ cạp.
+ Cái ghẻ.
+ Ve bò.
- GV gọi 1 HS đọc thông tin dưới các
hình.
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 2 trang 85.
- Các nhóm hoàn thành bảng.
- GV chốt lại bảng chuẩn.
- Từ bảng 2, yêu cầu HS nhận xét:
- Nêu ý nghĩa thực tiễn của hình nhện?
- Gv chuẩn xác kiến thức.
* Đối với HSKT: kể tên các phần cơ thể của
nhện xác định trên tranh.
b. Bắt mồi:
- Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
II. Sự đa dạng của lớp hình nhện.
1. Một số đại diện
+ Bọ cạp.
+ Cái ghẻ.
+ Ve bò.
- Lớp hình nhện đa dạng, có tập tính
phong phú.
2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đa số có lợi, một số gây hại cho
người, động vật và thực vật.
Hoạt động 3. Luyện tập
- Trình bày cấu tạo của nhện trên mô hình, tranh hoặc mẫu vật thật.
Hoạt động 4. Vận dụng
- Em nêu hiểu biết của bản thân về bệnh ghẻ ở người? nguyên nhân và cách
phòng chống?
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- HS tìm hiểu thêm về lớp hình nhện trên internet.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Chuẩn bị theo nhóm: con châu chấu/1 nhóm HS (4HS)
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_bai_25_nhen_va_su_da_dang_cua_lop_hin.pdf