Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 53+54 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phân biệt được các dạng vi khuẩn trong tự nhiên

- Biết được những đặc điểm chính của vi khuẩn về kích thước, cấu tạo, dinh

dưỡng, phân bố.

- Kể được các mặt có ích và có hại của vi khuẩn đối với thiên nhiên và đời

sống con người.

- Hiểu được những ứng dụng thực tế của vi khuẩn trong đời sống và sản xuất

- Biết được những nét đại cương về vi rút

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát, hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

4. Định hướng năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng

lực giải quyết vấn đề .

* Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học giải

thích hiện tượng thực tế.

II. CHUẨN BỊ

* Giáo viên: Tranh các dạng vi khuẩn (H.50.1), vai trò vi khuẩn H50.2

* Học sinh: Tìm hiểu về đặc điểm của một số vi khuẩn, vai trò của vi khuẩn.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm.

2. Kĩ thuật : Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật hoạt động nhóm.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu các bện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật ?

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 91 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 53+54 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 7/6/2020(6A2); 8/6(6A3) CHƯƠNG X: VI KHUẨN - NẤM - ĐỊA Y Tiết 53 - Bài 50: VI KHUẨN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phân biệt được các dạng vi khuẩn trong tự nhiên - Biết được những đặc điểm chính của vi khuẩn về kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố. - Kể được các mặt có ích và có hại của vi khuẩn đối với thiên nhiên và đời sống con người. - Hiểu được những ứng dụng thực tế của vi khuẩn trong đời sống và sản xuất - Biết được những nét đại cương về vi rút 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát, hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề . * Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học giải thích hiện tượng thực tế. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: Tranh các dạng vi khuẩn (H.50.1), vai trò vi khuẩn H50.2 * Học sinh: Tìm hiểu về đặc điểm của một số vi khuẩn, vai trò của vi khuẩn. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật : Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật hoạt động nhóm. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu các bện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật ? - Đa dạng của thực vật là gì? Nguyên nhân , hậu quả của sự suy giảm thực vật... 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động GV đặt vấn đề: Giới thiệu bài mới: Trong thên nhiên có những sinh vậ rất nhỏ bé mắt thường chúng ta không nhìn thấy được nhưng chúng lại có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và sức khỏe của con người. Đó là các vi sinh vật trong đó có vi khuẩn và vi rút. Vậy chúng có đặc điểm cấu tạo và vai trò như thế nào ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu. HS hoạt động cá nhân trình bày theo ý hiểu GV không chốt kiến thức mà dẫn dắt.....vào bài mới. Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung Tìm hiểu một số đặc điểm của vi khuẩn a) Hình dạng: - Giáo viên cho HS quan sát tranh các dạng vi khuẩn. ? Vi khuẩn có những hình dạng nào? - Học sinh hoạt động cá nhân - HS quan sát tranh, gọi tên từng dạng vi khuẩn. - 1,2 HS phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên lưu ý dạng vi khuẩn sống thành tập đoàn tuy liên kết với nhau nhưng mỗi vi khuẩn vẫn là 1 đơn vị sống độc lập. b) Kích thước: - Giáo viên cung cấp thông tin: Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ (1 vài phần nghìn mm) phải quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn. c) Cấu tạo: - Giáo viên cho HS nghiên cứu thông tin (phần cấu tạo SGK) yêu cầu trả lời câu hỏi: ? Nêu cấu tạo tế bào vi khuẩn? ? So sánh với tế bào thực vật? HS nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi + Cấu tạo tế bào vi khuẩn: Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản Vách tế bào Chất tế bào Chưa có nhân hoàn chỉnh. 1. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn - Hình dạng: Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau như: Hình cầu, hình que, hình dấu phẩy, hình xoắn. - Kích thước: Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ. - Cấu tạo: Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản (chưa có nhân hoàn chỉnh) Khuyến khích học sinh tự đọc 2. Cách dinh dưỡng 3. Phân bố và số lượng Vấn đề 1: Tìm hiểu vi khuẩn có ích - Giáo viên yêu cầu HS quan sát kĩ H.50.2, đọc chú thích, làm bài tập điền từ. - Học sinh quan sát hình và đọc chú thích. - Hoàn thành bài tập điền từ. - 1,2 em đọc bài tập, lớp nhận xét. + Từ cần điền: Vi khuẩn, muối khoáng, chất hữu cơ. - GV chốt lại các khâu quá trình biến đổi xác động vật, lá cây rụng ->vi khuẩn biến đổi thành muối khoáng ->cung cấp lại cho cây. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người? 4. Vai trò của vi khuẩn a. Vi khuẩn có ích + Phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ. + Góp phần hình thành than đa, dầu lửa. + Nhiều vi khuẩn ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và chế biến thực phẩm. (Giáo viên giải thích khái niệm cộng sinh) - HS nghiên cứu thông tin, thảo luận trong nhóm 2 nội dung: +Vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên + Vai trò của vi khuẩn trong đời sống. - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. - Giáo viên gọi 2 nhóm phát biểu, tổ chức thảo luận giữa các nhóm. - Giáo viên sửa chữa, bổ sung. - Giáo viên cho HS giải thích hiện tượng thực tế (Vì sao dưa, cà ngâm vào nước muối sau vài ngày hoá chua?) b) Tìm hiểu tác hại của vi khuẩn - Giáo viên yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi: + Hãy kể tên 1 vài bệnh do vi khuẩn gây ra? + Các loại thức ăn để lâu ngày dễ bị ôi thiu vì sao? Muốn thức ăn không bị ôi thiu phải làm thế nào? - HS nghiên cứu thông tin, nghiên cứu thảo luận trong nhóm. - Các nhóm trao đổi, ghi 1 số bệnh do vi khuẩn gây ra ở người ( Động vật, thực vật nếu biết) - Các nhóm khác bổ sung + Giải thích thức ăn bị ôi thiu là do vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn. - Muốn giữ thức ăn-> ngăn ngừa vi khuẩn sinh sản bằng cách: giữ lạnh, phơi khô, ướp muối - Giáo viên bổ sung, chỉnh lý các bệnh do vi khuẩn gây ra. Vd: Bệnh tả: do phẩy khuẩn tả Bệnh lao: Do trực khuẩn lao. - Giáo viên phân tích cho hs những vi khuẩn có cả 2 tác dụng có ích và có hại. Vd: Vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ: +Có hại: Làm hỏng thực phẩm +Có lợi: Phân huỷ xác động thực vật. - Yêu cầu hs liên hệ hành động của bản thân phòng chống tác hại do vi khuẩn gây ra. b. Tác hại của vi khuẩn - Các vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho người, nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thực phẩm, gây ra ô nhiễm môi trường (GV hướng dẫn HS đọc thêm) 5. Sơ lược về vi rút Hoạt động 3 : Luyện tập GV sử dụng câu hỏi: - Vi khuẩn có những hình dạng nào? Cấu tạo của chúng ra sao? - Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên? - Các vi khuẩn hoại sinh có tác dụng như thế nào? Lấy ví dụ cụ thể về mặt có ích và có hại của chúng. - HS hoạt động cá nhân để trả lời Kết luận chung sgk Tr164 Hoạt động 4 : Vận dụng Tại sao thức ăn bị ôi thiu ? Muốn giữ thức ăn khỏi bị ôi thiu thì phải làm thế nào ? Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Liên hệ thực tế về vai trò của vi khuẩn trong công nghiệp và nông nghiệp V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk tr164 . Đọc "Em có biết" - Chuẩn bị bài 51: Nấm Tìm hiểu về cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng, nấm rơm Ngày giảng: 8/6/2020(6A2); 11/6(6A3) Tiết 54 – Bài 51: NẤM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng - Phân biệt được các phần của 1 nấm rơm - Nêu được đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung (về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản). - Biết được 1 vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng (khi cần thiết) - Nêu được một số ví dụ về nấm có ích và nấm có hại đối với con người. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát, hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế. 3. Thái độ - Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân. 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề . * Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học giải thích hiện tượng thực tế. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: - Tranh một số loại nấm. - Mẫu vật: Nấm có ích: nấm hương, nấm rơm. Một số bộ phận cây bị nấm * Học sinh: Sưu tầm tranh một số nấm ăn được, nấm độc. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật : Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật hoạt động nhóm. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ - Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên? - Các vi khuẩn hoại sinh có tác dụng như thế nào? Lấy ví dụ cụ thể về mặt có ích và có hại của chúng. 3 Bài mới Hoạt động 1: Khởi động GV đặt vấn đề: Giới thiệu bài mới: Sgk tr165 GV dẫn dắt.....vào bài mới. Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động 1: Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng Hoạt động của Gv - HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát hình 51.1 kết hợp với nghiên cứu thông tin sgk Nêu hình dạng, màu sắc, cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của mốc trắng? - Học sinh hoạt động nhóm + Quan sát mẫu vật thất + Đối chiếu với hình vẽ -> nhận xét về hình dạng và cấu tạo. - Đại diện nhóm phát biểu nhận xét, nhóm khác bổ sung. - Yêu cầu: + Hình dạng: dạng sợi phân nhánh. + Màu sắc: không màu, không có diệp lục. + Cấu tạo: Sợi mốc có chất tế bào, nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào. I. Mốc trắng 1. Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng - Hình dạng: dạng sợi phân nhánh - Màu sắc: không màu trong suốt không có chất diệp lục - Cấu tạo: bên trong sợi mốc có chất tế bào, nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các chất tế bào - Dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh - Sinh sản bằng bào tử là hình thức sinh sản vô tính - Giáo viên giới thiệu mốc xanh, mốc tương, mốc rượu. - Phân biệt các loại mốc này với mốc trắng? - Giáo viên có thể giới thiệu quy trình làm tương hay làm rượu để hs biết. 2. Một vài loại mốc khác - Mốc tương: để làm tương - Mốc xanh: màu xanh hay có ở vỏ cam bưởi → Từ mốc xanh người ta chiết lấy chất kháng sinh pênixilin - Mốc rượu (nấm men) để làm rượu - Giáo viên yêu cầu hs quan sát tranh phân biệt các phần của nấm? - Học sinh quan sát, phân biệt: + Mũ nấm, cuống nấm và sợi nấm. + Các phiến mỏng dưới mũ nấm. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin nêu cấu tạo của nấm rơm - 1 vài HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung. II. Nấm rơm Cấu tạo gồm: - Cơ quan sinh dưỡng là phần sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biết nhau bởi vách ngăn. Mỗi tế bào có 2 ngăn, không có chất diệp lục - Cơ quan sinh sản là phần mũ nấm, nằm trên cuống nấm Khuyến khích học sinh tự đọc I. Đặc điểm sinh học - GV thông báo thông tin và đặt câu hỏi cho HS: ? Nêu công dụng chính của nấm? Lấy ví dụ? - GV nhận xét và kết luận. - GV Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin ? Nấm có những tác hại gì cho thực vật, động vật và con người và cho ví dụ? - HS hoạt động cá nhân, trả lời - GV nhận xét và bổ sung thêm kiến thức cho HS. II. Tầm quan trọng của nấm 1. Nấm có ích + Phân giải chất hữucơ thành chất vô cơ. + Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì. + Làm thức ăn. + Làm thuốc 2. Nấm có hại - Gây bệnh cho thực vật (kí sinh gây bệnh cho bắp ngô, móc bông , chè, cao su, cà phê, khoai tây, can , quýt,..) - Gây bệnh cho con người (bệnh hắc lào, nước ăn chân,..) và 1 số nấm độc người ăn phải có thể gây rố loạn tiêu hóa, làm tê liệt hệ thần kinh trung ương,... Hoạt động 3 : Luyện tập GV sử dụng câu hỏi, HS hoạt động cá nhân để trả lời - Đặc điểm hình dạng, cấu tạo và cách dinh dưỡng của mốc trắng? - Vai trò của nấm? Kết luận chung sgk Tr170 Hoạt động 4 : Vận dụng Làm bài tập 4 sgk tr170 Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Tìm hiểu thêm về nấm có ích và nấm có hại V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3, 4 sgk tr170. Đọc "Em có biết" - Bài 52: Địa y (Khuyến khích học sinh tự đọc) - Bài 53: Thực hành tham quan thiên nhiên (Khuyến khích học sinh tự thực hiện) - Ôn tập kiến thức trọng tâm của các chương trong HK II.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_5354_nam_hoc_2019_2020_truong_th.pdf