I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biệt được khái niệm về phân loại thực vật.
- Nêu được tên các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành.
- Học sinh:
+ Đọc thêm hiểu được sự phát triển của giới thực vật
+ Xác định được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng và giải thích lí do.
- Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng và thấy được khả năng to lớn của con người trong việc cải tạo tự nhiên.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng vận dụng phân loại 2 lớp của ngành hạt kín.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực.
a/ Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sống yêu thương , sống tự chủ.
b/ Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị sơ đồ trang: 141 vào bảng phụ.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị các tờ bìa nhỏ.
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 49: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật. Sự phát triển của giới thực vật, nguồn gốc cây trồng - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 25/5/2020(6A2) – 29/5/2020(6A1)
Tiết 49 - Bài 43, 44: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT VÀ HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT, NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biệt được khái niệm về phân loại thực vật.
- Nêu được tên các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành.
- Học sinh:
+ Đọc thêm hiểu được sự phát triển của giới thực vật
+ Xác định được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng và giải thích lí do.
- Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng và thấy được khả năng to lớn của con người trong việc cải tạo tự nhiên.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng vận dụng phân loại 2 lớp của ngành hạt kín.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực.
a/ Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sống yêu thương , sống tự chủ.
b/ Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị sơ đồ trang: 141 vào bảng phụ.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị các tờ bìa nhỏ.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, học hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đặc điểm cơ bản để phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm là gì ? Cho VD Về cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV giới thiệu nội dung bài : Chúng ta đã tìm hiểu các nhóm thực vật từ tảo đến cây hạt kín. Chúng hợp thành giới thực vật. Như vậy giới thực vật gồm rất nhiều dạng khác nhau về tổ chức cơ thể. Để nghiên cứu sự đa dạng của giới thực vật, người ta phải tiến hành phân loại chúng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung(gợi ý)
- GV cho HS nhắc lại các nhóm thực vật đã học.
? Em đã học những nhóm thực vật nào.
? Tại sao xếp cây thông, cây trắc bách diệp vào một nhóm hạt trần.
? Tại sao tảo, rêu xếp vào 2 nhóm khác nhau.
+ Tảo, rêu có nhiều điểm khác nhau.
- GV cho học sinh làm bài tập SGK.
- HS: Làm bài tập SGK.
- GV: Nhận xét và hỏi
? Vậy phân loại thực vật là gì.
1. Phân loại thực vật là gì?
Việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật, rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định gọi là phân loại thực vật.
- GV cho HS đọc SGK để trả lời các câu hỏi:
? Hãy nêu các bậc phân loại của thực vật?
? Loài là gì.
- Từng HS đọc SGK trao đổi nhóm để thống nhất đáp án. Một vài HS trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung. Dưới sự chỉ đạo của GV các em nêu được:
+ Các bậc phân loại thực vật gồm: Ngành – lớp – bộ - họ - chi – loài.
+ Loài là tập hợp những cơ thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo
- GV: Giải thích cho HS hiểu rõ khái niệm về chi, họ, bộ, lớp, ngành: Chi là tập hợp những loài có tính chất giống nhau có tổ tiên chung tập trung lại thành một chi.
+ Họ là tập hợp những chi có tính chất giống nhau
+ Bộ là tập hợp nhiều họ có tính chất giống nhau.
+ Lớp là tập hợp nhiều bộ có tính chất giống nhau.
+ Ngành là tập hợp nhiều lớp có đặc điểm giống nhau.
- GV nhận xét và lưu ý: Loài là bậc phân loại cơ sở (thấp nhất).
- GV giải thích thêm về khái niệm nhóm: Nhóm không phải là một khái niệm chính thức trong phân loại và không thuộc về một bậc phân loại nào, nó có thể chỉ 1 hoặc một vài bậc phân loại lớn như ngành, lớp. Ví dụ: nhóm tảo, nhóm quyết hoặc nhóm thực vật bậc thấp, nhóm TV bậc cao.. hoặc chỉ những thực vật có chung một vài tính chất như nhóm TV có diệp lục, nhóm thực vật không có diệp lục, nhóm cây có hoa cánh dính, nhóm cây ăn quả. Vì vậy sau khi đã học khái niệm về phân loại thực vật, chúng ta không nên dùng từ nhóm để thay thế cho các bậc phân loại chính thức, ví dụ không nên nói nhóm cây Hạt trần, nhóm cây hạt kín mà nói: ngành Hạt trần, ngành Hạt kín.
2. Các bậc phân loại:
Các bậc phân loại từ cao đến thấp:
Ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài.
- GV: Treo sơ đồ câm (sơ đồ như sgk, bị khuyết các cụm từ màu xanh).
+ GV giới thiệu các tờ bìa có sẵn đáp án cho HS chọn như: (1) Giới TV; (2). Các ngành tảo; (3). Ngành rêu; (4). Ngành dương xĩ; (5). Hạt trần; (6). Hạt kín.
- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ, hoạt động nhóm hoàn thành sơ đồ: Bằng cách dùng tờ bìa dính đúng nội dung của sơ đồ.
- HS: Thảo luận, cử đại diện lên bảng đính sơ đồ
- GV: Cho HS nhận xét, bổ sung đưa đáp án đúng.
Yêu cầu HS: Tiếp tục phân chia lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm của ngành hạt kín. hoàn thành sơ đồ vào vở (phần n.dung).
TÍCH HỢP - BVMT: HS tìm hiểu các nhóm thực vật ,trên cơ sở đó nhận thức sự đa dạng phong phú của giới thực vật và ý nghĩa đối với tự nhiên và đời sống con người, có ý thức bảo vệ sự đa dạng.
- HS : Tích cực trồng cây, bảo vệ cây xanh, tuyên truyền cho mọi người không nên phá rừng
3. Các ngành thực vật:
(Sơ đồ: Giới thực vật)
- GV yêu cầu HS đọc thêm trong SGK hiểu các vấn đề sau:
? Quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật.
- HS giới TV xuất hiện dần dần từ đơn giản đến phức tạp.
? Các giai đoạn phát triển của giới TV.
- HS có 3 giai đoạn chính.
- GV nhận xét và chốt lại nội dung.
4. Sự phát triển của giới thực vật.
- Giới thực vật xuất hiện và phát triển từ đơn giản đếnphức tạp có nguồn gốc chung, có quan hệ họ hàng với nhau. Khi điều sống thay đổi thực vật nào không thích nghi bị đào thải thay thế dạng thực vật thích nghi hơn, tiến hoá hơn.
- Có 3 giai đoạn phát triển của giới thực vật:
+ Sự xuất hiện thực vật ở nước.
+ Thực vật ở cạn xuất hiện.
+ Sự xuất hiện chiếm ưu thế thực vật hạt kín.
- GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết thực tế trả lời câu hỏi.
? Cây như thế nào được gọi là cây trồng.
+ Cây do con người bỏ công sức ra trồng, chăm sóc.
- GV con người biết trồng cây từ khoảng 10000 15000 năm trước...
? Hãy kể tên một vài cây trồng và công dụng của nó.
+ Cây rau cải, lúa... thực phẩm, cây nhãn ăn quả.
- GV có nhiều loại cây trồng khác nhau.
? Con người trồng cây nhằm mục đích gì.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK
? Cây trồng có nguồn gốc từ đâu.
- GV chuẩn xác.
- GV vậy cây trồng ngày nay khác cây dại ở chỗ nào.
5. Cây trồng bắt nguồn từ đâu.
- Cây trồng bắt nguồn từ cây dại, cây trồng phục vụ nhu cầu đời sống của con người.
- GV yêu cầu HS đặt mẫu vật lên bàn quan sát H45.1 giới thiệu.
? Nêu tên các cây cải trồng, và cho biết bộ phận nào của chúng được sử dụng.
+ Bắp cải lấy lá; Su hàolấy thân; súp lơ lấy hoa...
- GVquan sát bộ phận rễ, thân, lá, hoa của cây cải dại và cải trồng.
? Hãy so sánh sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng cùng loài theo nội dung bảng trên.
- GV yêu cầu đại diện HS báo cáo.
- GV chuẩn xác trên tranh.
- GV giới thiệu thêm 1 số loại cây khác.
? Cây trồng khác cây dại ở điểm nào.
? Vì sao lại có sự khác nhau đó.
- GV ngày nay có nhiều loại cây có giá trị: các giống lúa cao sản, các loại hoa, rau , quả 4 mùa...
? Để có những thành tựu trên con người đã làm gì.
6. Cây trồng khác cây dại như thế nào?
- Cây trồng có nhiều loại phong phú.
- Bộ phận được con người sử dụng có phẩm chất tốt.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
? Muốn nhân giống cây nhanh người ta có thể làm gì.
? Để tạo ra giống cây trồng mới có chất lượng như ý muốn người ta làm gì.
? Cần làm những gì để chăm sóc cây.
- GV yêu cầu HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
7. Muốn cải tạo cây trồng con người phải làm gì?
- Cải biến tính di truyền: Lai, chiết, ghép, chọn, cải tạo, nhân giống... .
- Chăm sóc: Tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh... .
Hoạt động 3: Luyên tập
- GV: Thế nào là phân loại thực vật?
- HS: Là tìm hiểu các đặc điểm giống và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành từng nhóm theo quy định.
Câu 1: Những đặc điểm nào dưới đây có ở quả chuối thuộc cây trồng:
a. Quả nhỏ, nhiều hạt. c. Quả to, ít hạt, ngọt.
b. Quả to, nhiều hạt, chát. d. Quả dài, nhiều hạt, thơm.
Câu 2: Rễ thật, lá đa dạng, sống ở các nơi khác nhau, có bào tử là đặc điểm của:
a./ Ngành rêu
b./ Ngành Dương xỉ
c./ Nhành hạt trần
d./ Ngành hạt kín
Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà)
- Khi nghiên cứu giới thực vật để phân loại chúng, người ta đã thấy có một số đặc điểm sau:
1. Chưa có rễ, thân, lá.
2. Đã có rễ, thân, lá.
3. Rễ giả, lá nhỏ chưa có gân giữa.
4. Rễ thật, lá đa dạng.
5. Sống ở nước là chủ yếu
6. Sống ở cạn, nhưng thường là nơi ẩm ướt
7.Sống ở cạn là chủ yếu.
8.Có bào tử
9.Có nón
10.Có hạt11.Có hoa và quả.
- Hãy điền các chữ số ghi thứ tự các đặc điểm của ngành TV vào các chỗ trống trong các câu sau:
a) Các ngành Tảo có các đặc điểm.,.
b) Ngành Rêu có các đặc điểm,
c) Ngành Dương xỉ có các đặc điểm..,.,..
d) Ngành Hạt trần có các đặc điểm,,.,,
e) Ngành Hạt kín có các đặc điểm.,.,.,.,.
Đáp án: Câu a: 1,5. , Câu b: 3, 8, 6. , Câu c: 2, 6, 8 Câu d: 2, 4, 7, 9,10 ,Câu e: 2, 4, 7, 10, 11.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà)
- HS: Đọc phần ghi nhớ sgk.
- Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK.
? Giới thực vật phát triển qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Chuẩn bị: Vai trò thực vật
+ Thực vật góp phần điều hòa khí hậu.
+ Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước.
+ Vai trò của thực vật.
* Bảng phụ:
Giới thực vật
Thực vật bậc thấp. Thực vật bậc cao.
Chưa có thân, lá, rễ; Đã có thân, lá, rễ;
Sống ở nướclà chủ yếu sống trên cạn là chủ yếu
Các ngành tảo Rễ giả, lá nhỏ hẹp, Rễ thật, lá đa dạng;
có bào tử; sống ở các nơi khác nhau
sống ở nơi đất ẩm
Ngành rêu Có bào tử Có hạt
Ngành dương xỉ
Có nón Có hoa quả
Ngành Hạt trần Ngành hạt kín
Lớp 1 lá mầm Lớp 2 lá mầm * Bảng phụ:
SST
Tên cây
Bộ phận sử dụng
So sánh tính chất
Cây hoang dại
Cây trồng
1
Chuối
Quả
Quả nhỏ, chát, nhiều hạt
Quả to, ngọt, không hạt
2
Cải
Lá, thân, hoa
Rễ chùm, lá nhỏ, hoa vàng
Bắp cải: lá to cuộn, ngọt
Súp lơ: hoa nhiều, màu trắng, xanh, ngọt
Su hào: rễ cọc, thân phình to ngọt
3
Hồng
Quả
Quả nhỏ, chát, nhiều hạt
Quả to, ngọt, ít hạt.
4
Dưa hấu
Quả
Quả nhỏ, nhạt, nhiều hạt
Quả to, ngọt, ít hạt.
5
Na
Quả
Cây thấp, lún, quả nhiều hạt.
Cây mập hơn, quả to, hạt ít.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_49_khai_niem_so_luoc_ve_phan_loa.docx