Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 47: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- So sánh được thực vật thuộc lớp 2 lá mầm với thực vật thuộc lớp 1 lá mầm.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs bảo vệ thiên nhiên thực vật.

4. Định hướng năng lực

1. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề,

năng lực hợp tác, sống yêu thương , sống tự chủ.

2. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, ham mê tìm hiểu khoa học, yêu cuộc sống, sống yêu

thương , sống tự chủ

II. CHUẨN BỊ

1. GV : Chuẩn bị tranh: 42.1 A-B. Bảng phụ

2. HS Nghiên cứu bài trước ở nhà.

Sưu tầm mẫu vật: Cây rẽ quạt, cây dừa cạn, lúa, ngô, hoa dâm bụt

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

2. KTDH: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

H: Trình bày đặc điểm chung của thực vật hạt kín ? Lấy vd về cây hạt kín ?

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 47: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 19/05/2020 Tiết: 47: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - So sánh được thực vật thuộc lớp 2 lá mầm với thực vật thuộc lớp 1 lá mầm. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, thực hành. 3. Thái độ: - Giáo dục hs bảo vệ thiên nhiên thực vật. 4. Định hướng năng lực 1. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sống yêu thương , sống tự chủ. 2. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, ham mê tìm hiểu khoa học, yêu cuộc sống, sống yêu thương , sống tự chủ II. CHUẨN BỊ 1. GV : Chuẩn bị tranh: 42.1 A-B. Bảng phụ 2. HS Nghiên cứu bài trước ở nhà. Sưu tầm mẫu vật: Cây rẽ quạt, cây dừa cạn, lúa, ngô, hoa dâm bụt III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. KTDH: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ H: Trình bày đặc điểm chung của thực vật hạt kín ? Lấy vd về cây hạt kín ? Hoạt động 1: Khởi động GV : Các cây hạt kín rất khác nhau về cơ quan sinh dưỡng lẫn cơ quan sinh sản. Để các cây hạt kín với nhau, các nhà khoa học đã chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn, đó là lớp, họThực vật hạt kín gồm 2 lớp: lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm. Theo em người ta căn cứ vào đâu để phân chia như vậy? HS: trả lời,NX... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoat động 1: Phân biệt cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm. GV: Yêu cầu - HS trả lời các câu hỏi: ✓ Cây hạt kín có những loại rễ nào, loại gân lá nào, hạt chia làm mấy loại? ✓Cấu tạo hạt ngô và hạt đậu đen khác nhau cơ 1. Cây một lá mầm và cây hai lá mầm. bản ở điểm nào? - HS : nhớ lại kiến thức cũ trả lời: Có hai loại rễ: rễ cọc, rễ chùm. Có ba loại gân lá: hình mạng, song song, cung. Có hai loại hạt:hạt hai lá mầm, hạt một lá mầm. Hạt ngô và hạt đậu đen khác nhau cơ bản là số lá mầm của phôi: đỗ đen phôi có hai lá mầm, hạt ngô phôi có một lá mầm. - GV:nhận xét và lưu ý: số lá mầm của phôi là tiêu chuẩn chính để phân biệt hai lớp, nhưng khó nhận thấy khi quan sát cây. Do vậy, người ta phải dựa vào tiêu chuẩn khác (hình thái..)để phân biệt chúng. - GV:yêu cầu - HS quan sát mẫu vật kết hợp với hình 42.1 SGK để có cơ sở hoàn thành phiếu học tập. - HS : quan sát mẫu vật, hình, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm hoàn thành bảng và cử đại diện trình bày kết quả. Hai - HS đại diện cho nhóm lên bảng trình bày kết quả điền phiếu học tập, các em khác chỉnh sử, bổ sung. - GV: nhận xét, bổ sung và công bố đáp án: Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm phân biệt giữa lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm: - Gv: Yêu cầu hs nhắc lại: H: Đặc điểm phân biệt giữa cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm ? -Hs: Trả lời. -Gv: Yêu cầu : H: Hãy quan sát H: 42.2 và mẫu vật (nếu có). Hoàn thành bài tập sau: Cây thuộc lớp 1 lá mầm là cây số:. Cây thuộc lớp 2 lá mầm là cây số: -Hs: Lên bảng làm b.t. -Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung đáp án đúng: Cây thuộc lớp 1 lá mầm: số 2, 5. Cây thuộc lớp 2 lá mầm: số 1, 3, 4. Cây Hai lá mầm Cây Một lá mầm Đặc điểm Lớp 1 lá mầm Lớp 2 lá mầm Rễ Rễ chùm Rễ cọc Gân lá Song song Hình mạng Thân Thân cỏ, cột. Thân gỗ, cỏ leo. Hạt Phôi có 1 lá mầm Phôi có 2 lá mầm 2. Đặc điểm phân biệt giữa lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm: -Gv: bổ sung trên tranh. H: Hãy lấy ví dụ về cây 1 lá mầm ? Cây 2 lá mầm ? -Hs: Cây 1 lá mầm: cây lúa, cây ngô, cây mía Cây 2 lá mầm: cây cà phê, cây mít, cây ớt -H: Vậy đặc điểm cơ bản để phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm là gì ? -Hs: Đó là kiểu gân lá, số cánh hoa Gv: Nhấn mạnh cho hs đặc điểm phân biệt: + Cây 2 lá mầm: rễ cọc, gân hình mạng, hoa có 5 cánh hoặc có thể 4 cánh Vd: Hoa mẫu đơn + Cây 1 lá mầm: rễ chùm, gân hình cung, song song, hoa 6 cánh hoặc có hoa chỉ 3 cánh Vd: Hoa cây rau mác→Chốt lại nội dung TÍCH HỢP-GDMT: chúng ta thấy thực vật thuộc lớp Hai lá mầm và lớp một lá mầm rất đa dạng, phong phú. Vậy các em cần phải có ý thức để bảo vệ sự đa dạng thực vật . -Lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm, hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu: Số lá mầm của phôi, rễ, gân lá, số cánh hoa Hoạt động 3: Luyện tập Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”. Bài tập: Hoàn thành bảng dưới đây: Tên cây Rễ Thân Kiểu gân lá Thuộc lớp 1 lá mầm 2 lá mầm 1. 2. 3. 4 Hoạt động 4: Vận dụng - Có thể nhận biết một cây thuộc lớp hai lá mầm hay một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào? (Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như; kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân..) Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng – Hướng dẫn về nhà - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 SGK /139 vào vở bài tập. - Đọc mục: “ em có biết”. - Xem trước bài: “ Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật”. ✓Chuẩn bị: thế nào là phân loại thực vật? ✓Kể tên những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành? ******************************************************** Ngày giảng: 20/05/2020 Tiết 48: ÔN TẬP CHƯƠNG VI, VII, VIII I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Ôn tập kiến thức của chương VI: Hoa và Sinh Sản hữu tính; chương VII: Quả chương VIII: Hạt và kiến thức về tảo, rêu, quyết. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng hoạt động độc lập, hoạt động theo nhóm và tái hiện kiến thức. 3. Thái độ: - Giáo dục hs tự giác trong học tập . 4. Định hướng năng lực 1. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, 2. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, ham mê tìm hiểu khoa học, yêu cuộc sống, sống yêu thương , sống tự chủ II. CHUẨN BỊ 1. GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bảng phụ ( có bài tập trắc nghiệm). 2. HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà. Ôn tập kiến thức ở chương VI. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Hoạt động 1: Khởi động - PP: dạy học đặt và giải quyết vấn đề - KT: đặt câu hỏi - HT: hđ tòan lớp - Vào bài : GV giới thiệu nội dung tiết dạy Hoạt động 2: Ôn tập HĐ của GV và HS Nội dung (?) Cấu tạo hoa gồm mấy phần (?) Chức năng của Hoa (?) Thụ phấn là gì? Có những hình thức thụ phấn nào 1. Chưong VI: Hoa và sinh sản hữu tính - Hoa gồm: Đài, tràng, nhị, nhụy, cuống và đế hoa. - Chức năng: Thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả. - Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Có các hình thức thụ phấn: nhờ gió, nhờ (?) Thụ tinh là gì? Giữa thụ phấn và thụ tinh có quan hệ như thế nào (?) Hạt do bộ phận nào biến đổi thành (?) Quả do bộ phận nào biến đổi thành (?) Căn cứ vào đặc điểm vỏ quả, chia quả thành mấy nhóm chính? Vd. (?) Hạt gồm những bộ phận nào (?) Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm (?) Có mấy cách phát tán của quả và hạt? Đặc điểm thích nghi với từng cách phát tán - Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh: sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống. ? Trình bày sự phát triển của rêu, dương xỉ. - HS trình bày bằng cách viết sơ đồ - > bảng. HS khác nhận xét. (?) Đặc điểm chung của Tảo sâu bọ, nhờ người. - Thụ tinh: Là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. Thụ phấn là giai đoạn chuẩn bị cho thụ tinh xảy ra. - Hạt do noãn biến đổi thành. 2. Chương VII: Quả và Hạt - Quả do bầu nhụy biến đổi thành. - Căn cứ đặc điểm vỏ quả, chia quả thành hai nhóm chính: Quả khô và quả thịt. Vd. - Hạt gồm: Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. - Dựa vào số lá mầm của phôi: + Hạt một lá mầm. + Hạt hai lá mầm. - Quả và hạt phát tán nhờ: Gió, động vật, tự phát tán, nhờ nước, nhờ con người (Đặc điểm) - Thiết kế thí nghiệm: dùng hai cốc thí nghiệm, bỏ bông ẩm vào hai cốc: + Cốc 1: Cho vào 10 hạt đỗ đen to, chắc. + Cốc 2: cho vào 10 hạt đỗ đen bị sâu, mọt, lép, thối. Cho hai cốc vào chỗ mát. Sau 4 ngày, quan sát thấy: + Cốc 1: Hạt nảy mầm, mầm to, khỏe. + Cốc 2: Một số hạt nảy mầm yếu, còn lại không nảy mầm. 3. Chương VIII: Các nhóm thực vật (Tảo, rêu, quyết) - Tảo là nhóm thực vật bậc thấp bao gồm những thực vật ở nước, có cấu tạo đơn giản: Cơ thể chỉ gồm một hoặc nhiều tế bào - Rêu là nhóm thực vật lên cạn đầu tiên, cơ thể có cấu tạo đơn giản: Có thân, lá nhưng chưa có mạch dẫn, rễ giả. - Dương xỉ là nhóm thực vật sinh sản bằng bào tử như rêu, cơ thể đã có rễ, thân, lá thật sự đặc biệt có lá non cuộn tròn ở đầu. - Tìm điểm tiến hóa: đã có rễ, thân, lá, có (?) Đặc điểm chung của rêu (?) Đặc điểm chung của Dương xỉ ? So sánh tìm điểm tiến hóa của Quyết so với rêu, tảo mạch dẫn -> thích nghi với môi trường cạn. Hoạt động 3: Vận dụng - Tìm tòi mở rộng GV kiểm tra từng phần đã ôn tập Dặn dò: - Học bài chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết. *********************************************

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_47_lop_hai_la_mam_va_lop_mot_la.pdf