Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 37+38 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh phát biểu được khái niệm thụ phấn.

- Nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn. Phân biệt hoa tự thụ

phấn và hoa giao phấn.

- Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu

bọ.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện và củng cố các kĩ năng: Làm việc nhóm nhỏ. Quan sát mẫu vật,

tranh vẽ. Sử dụng các thao tác tư duy.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thiên nhiên.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lựcvận dụng kiến thức

vào cuộc sống, Năng lực hợp tác nhóm

b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mỹ

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên:

- Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Tranh vẽ cấu tạo hoa bí đỏ.

- Tranh ảnh một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

pdf8 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 37+38 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 31/12/2019 - Lớp 6A6 Tiết 37 - Bài 30: THỤ PHẤN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh phát biểu được khái niệm thụ phấn. - Nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn. Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. - Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện và củng cố các kĩ năng: Làm việc nhóm nhỏ. Quan sát mẫu vật, tranh vẽ. Sử dụng các thao tác tư duy. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thiên nhiên. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lựcvận dụng kiến thức vào cuộc sống, Năng lực hợp tác nhóm b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mỹ II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: - Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. - Tranh vẽ cấu tạo hoa bí đỏ. - Tranh ảnh một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. 2. Học sinh: - Mỗi nhóm: 1 loại hoa tự thụ phấn, 1 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Tìm hiểu hiện tượng thụ phấn, cho HS đọc khái niệm hiện tượng thụ phấn trong SGK. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn: a. Hoa tự thụ phấn: - Hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 để trả lời câu hỏi: ? Thế nào là hiện tượng thụ phấn? HS tự quan sát hình 30.1 (chú ý vị trí của nhị và nhuỵ), suy nghĩ để trả lời. + Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy + H- HS làm  SGK (lựa chọn các đặc điểm ghi vào giấy nháp) + Trao đổi câu trả lời tìm được và giải thích. + Các nhóm nhận xét, bổ sung nếu cần. - GV đưa vấn đề: Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào? - Đặc điểm hoa tự thụ phấn: + Hoa lưỡng tính. + Nhị và nhuỵ chín đồng thời. - Đặc điểm của hoa tự thụ phấn? - Thế nào là hiện tượng tự thụ phấn? - Đặc điểm hoa tự thụ phấn: Hoa lưỡng tính, nhị và nhụy chín đồng thời cùng một lúc. - Hoa tự thụ phấn là những hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. b. Hoa giao phấn: - GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời 2 câu hỏi mục 1b. - HS đọc thông tin trang 99. Thảo luận câu trả lời trong nhóm (gợi ý giao phấn là hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ hoa khác - Tổ chức thảo luận giữa các nhóm, trao đổi đáp án 2 câu hỏi. - Yêu cầu kiến thức: + Nêu được đặc điểm là : hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng 1 lúc. + Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người... - HS dựa vào đặc điểm của hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn để trả lời. - GV kết luận + Thụ phấn bằng cách giao phấn nhờ nhiều yếu tố. ? So sánh sự khác nhau giữa hoa tự thụ phấn với hoa giao phấn? - Đặc điểm của hoa giao phấn là: Hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính, nhị và nhụy không chín cùng một lúc. - Nhữmg hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác gọi là hoa giao phấn. 2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: - GV yêu cầu HS bỏ mẫu đã mang đi lên bàn quan sát. - GV treo tranh, giới thiệu thêm về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục  SGK. - HS quan sát mẫu vật, tranh SGK-99 chú ý các đặc điểm nhị, nhuỵ, màu hoa). suy nghĩ trả lời 4 câu hỏi SGK. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. ? Hoa có những đặc điểm nào để thu hút sâu bọ? - GV nhận xét. - GV nhấn mạnh các điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. - Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm: + Có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm. + Đĩa mật nằm ở đáy hoa. + Hạt phấn to có gai và đầu nhuỵ có chất dính. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập 1) Thụ phấn là gì? Tạo sao hoa bưởi (hoa chanh) là hoa tự thụ phấn? Hoa bí đỏ (hoặc hoa nào đó) có đặc điểm nào hấp dẫn sâu bọ? 2) Những cây có hoa nở về ban đâm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ? - Các hoa nở vế ban đêm có màu trắng và hương thơm đặc biệt. Màu trắng có tác dụng làm cho hoa nổi bật trong đêm tối khiến sâu bọ dễ nhận ra. Mùi thơm đặc biệt cũng có tác dụng kích thích sâu bọ tìm đến mặc dù chúng có thể chưa nhận ra hoa. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì? Về nhà tìm câu tratr lời cho tiết sau - Ong lấy phấn hoa: Làm cho khả năng hạt phấn dính vào nhuỵ được nhiều hơn và hiệu quả thụ phấn cao hơn do đó sẽ ra nhiều quả hơn. - Ong lấy được nhiều phấn hoa, mật hoa nên ong cũng làm được nhiều mật hơn, tăng nguồn lợi về mật ong. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK và bài tập tr. 100 vào vở bài tập. V: HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI CHO TIẾT SAU - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị: cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông, que... - Đọc trước bài: thụ phấn (tiếp theo) Ngày giảng: 03/01/2020 - Lớp 6A6 Tiết 38 - Bài 30: THỤ PHẤN (tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ. - Hiểu hiện tượng giao phấn. - Biết được vai trò của con người tự thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, thực hành. Và kĩ năng biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. Vận dụng kiến thức góp phần thụ phấn cho cây. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lựcvận dụng kiến thức vào cuộc sống, Năng lực hợp tác nhóm b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mỹ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Cây ngô có hoa, hoa bí ngô. - Dụng cụ thụ phấn cho hoa. 2. Học sinh: - Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là hiện tượng thụ phấn? - Tự thụ phấn khác với giao phấn ở điểm nào? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động * Ngoài thụ phấn nhờ sâu bọ, hoa còn được thụ phấn nhờ gió và nhờ con người. Vậy hoa thụ phấn nhờ gió có đặc diểm gì? Hôm nay cô cùng các em nghiên cứu bài mới. HOẠT ĐỘNG 2:Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 3. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió: - GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và hình 30.3, 30.4, trả lời câu hỏi: - HS quan sát mẫu vật và hình SGK để tìm câu trả lời. - Yêu cầu: hoa đực ở trên dể tung hạt phấn. ? Nhận xét về vị trí của hoa ngô đực và cái? ? Vị trí đó có tác dụng gì trong cách thụ phấn nhờ gió? - Các nhóm thảo luận, trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập. - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 và hoàn thành phiếu học tập. - 1, 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chữa phiếu học tập, có thể đánh giá điểm một số nhóm làm tốt. - Yêu cầu các nhóm so sánh hoa thụ phấn nhờ sâu gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? - GV chuẩn kiến thức như SGV. - Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió: + Hoa tập trung ở đầu ngọn cây. + Bao hoa thường tiêu giảm. + Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng. + Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ. + Đầu nhụy dài, có nhiều lông. - yêu cầu HS đọc thông tin mục 4 để trả lời câu hỏi cuối mục. - Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người? - HS tự thu thập thông tin bằng cách đọc mục 4, tự tìm câu trả lời. - Yêu cầu nêu được: + Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn. 4. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn: - HS tự thu thập thông tin bằng cách đọc mục 4, tự tìm câu trả lời. - HS tự rút ra những ứng dụng về sự thụ phấn của con người. + Con người nuôi ong, trực tiếp thụ phấn cho hoa. GV có thể gợi ý bằng câu hỏi nhỏ. ? Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung? ? Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn? - GV chốt các ứng dụng về sự thụ phấn. - Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm: + Tăng sản lượng quả và hạt. + Tạo ra các giống lai mới. - 1 mặt ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa + Mặt khác: ong lấy được nhiều phấn và mật hoa nên ong cũng làm được nhiều mật hơn tăng nguồn lợi về mật ong. - GV đặt câu hỏi củng cố: ? Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì? ? Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết? ? Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì? ? Em biết thêm được những gì qua bài học? - HS tự trả lời. Con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết? - Khi sự thụ phấn nhờ sâu bọ, nhờ gió gặp khó khăn, người ta đã thụ phấn bổ sung cho hoa. - Khi muốn tăng khả năng cho quả và hạt người ta chủ động thụ phấn cho hoa hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoa giao phấn. - Khi muốn tạo ra những giống lai mới theo ý muốn, con người đã chủ động thực hiện giao phấn giữa những giống cây khác nhau để kết hợp nhiều đặc tính vào giống mới. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì? - Ong lấy phấn hoa: Làm cho khả năng hạt phấn dính vào nhuỵ được nhiều hơn và hiệu quả thụ phấn cao hơn do đó sẽ ra nhiều quả hơn. - Ong lấy được nhiều phấn hoa, mật hoa nên ong cũng làm được nhiều mật hơn, tăng nguồn lợi về mật ong. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK và bài tập tr. 102 vào vở bài tập. - Đọc mục: “ Em có biết”. V: HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI CHO TIẾT SAU - Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Xem trước bài 31.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_3738_nam_hoc_2019_2020_truong_th.pdf