Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 37 đến 40 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

- Phân biệt được giao phấn và tự thụ phấn

- Trình bầy được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả.

2. Kĩ năng

- Rèn KN quan sát, so sánh, nhận biết, tổng hợp.

- KN hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, có tinh thần hợp tác nhóm.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết

vấn đề, sáng tạo,

b) Năng lực đặc thù:

- Năng lực khoa học:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: biết hiện tượng thụ phấn, tự phấn và giao

phấn ở hoa.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng được kiến thức để giải thích

những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Tranh H30.1

- Mẫu 1 số hoa: bí đỏ, dưa chuột, rau muống, bưởi, chuông.

2. Học sinh:

- N/c trước ND bài học, chuẩn bị mẫu 1 số hoa: bí đỏ, dưa chuột, rau muống,

bưởi, chuông.

pdf13 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 37 đến 40 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II Ngày giảng: 02/01/2020 - 6A5; 03/01/2020 - 6A4 Tiết 37 - Bài 30 THỤ PHẤN (T1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. - Phân biệt được giao phấn và tự thụ phấn - Trình bầy được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả. 2. Kĩ năng - Rèn KN quan sát, so sánh, nhận biết, tổng hợp. - KN hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, có tinh thần hợp tác nhóm. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, b) Năng lực đặc thù: - Năng lực khoa học: + Nhận thức khoa học tự nhiên: biết hiện tượng thụ phấn, tự phấn và giao phấn ở hoa. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng được kiến thức để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Tranh H30.1 - Mẫu 1 số hoa: bí đỏ, dưa chuột, rau muống, bưởi, chuông.... 2. Học sinh: - N/c trước ND bài học, chuẩn bị mẫu 1 số hoa: bí đỏ, dưa chuột, rau muống, bưởi, chuông.... III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, trực quan ... 2. Kỹ thuật: đọc tích cực, hoạt động nhóm, công não, 1 phút. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: không 3, Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động - GV: Trong thực tế hoa có những cách thụ phấn nào ? - HS: Liên hệ thực tế và trả lời cá nhân. - GV: Để biết các câu TL của các em có đúng không, bài hôm nay sẽ giúp ta giải quyết các vấn đề trên. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Nội dung Hoạt động của GV và HS - K/n thụ phấn: thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. 1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn a) Hoa tự thụ phấn - Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. - Đặc điểm của hoa tự thụ phấn: là hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng lúc. - Không phải chỉ có hạt phấn của chính hoa đó mới thụ phấn được cho hoa. b) Hoa giao phấn: - Những hoa giao phấn là những hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa khác. - Đặc điểm của hoa giao phấn: + Hoa đơn tính. +Hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng lúc. - Hoa thực hiện được giao phấn nhờ: gió, sâu bọ, con người - Y/c HS đọc TT và TL cá nhân: Thế nào là hiện tượng thụ phấn? - HS: đọc TT và TL cá nhân. - GV: Y/c Hs QS H30.1 Tr 99 SGK. Y/c cá nhân TL câu hỏi: (?) Thế nào là hoa tự thụ phấn? - HS: Quan sát tranh và TL câu hỏi. - GV: y/c HS thảo luận cặp bàn và TL 2 câu hỏi mục 1aTr99 - HS: thảo luận cặp bàn và TL, báo cáo kết quả và bổ sung. - GV: Có phải chỉ có hạt phấn của chính hoa đó mới thụ phấn được cho hoa hay không? - HS: TL cá nhân: - GV: lấy VD để HS tưởng tượng về hoa giao phấn. Y/c HS trả lời cá nhân: ? Thế nào là hoa giao phấn? - HS: nghe, trả lời cá nhân: - GV: Y/c HS trao đổi nhóm bàn, TL câu hỏi: hoa giao phấn có đặc điểm gì? - GV: (sử dụng kỹ thuật công não) ? Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn có điểm khác nhau cơ bản nào? - GV: y/c HS TL cá nhân (?) Hiện tượng giao phấn của hoa thực hiện bởi những yếu tố nào? 2. Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ - GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh H30.2 và vật mẫu 1 số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: cấu tạo hoa các bộ phận của hoa, - Hoa có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt. - Tràng hoa hình ống, đĩa mật nằm ở đáy. - Nhị hoa mang các hạt phấn to và có gai để dễ dàng bám vào cơ thể sâu bọ. - Đầu nhụy có chất dính. màu sắc hoa, mùi - Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4HS trả lời các câu hỏi thảo luận. - HS: Quan sát tranh và vật mẫu theo hướng dẫn của giáo viên, TL theo nhóm 4 HS: (?) Hoa có đặc điểm gì dễ hấp dẫn sâu bọ? (?) Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn phải chui vào trong hoa? (?) Nhị của hoa có đặc điểm gì khiến cho sâu bọ khi lấy mật hoặc lấy phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác? (?) Nhụy hoa có đặc diểm gì khiến sâu bọ khi đến thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhụy? -> Vậy, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có những đặc điểm chủ yếu nào? GV: ? Lấy ví dụ về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? Hoạt động 3: Luyện tập - GV cho HS 1 phút để nhớ kiến thức. GV sử dụng (kĩ thuật trình bày 1 phút) yêu cầu HS trả lời : Nêu những nội dung cơ bản em biết được qua bài học hôm nay ? Hoạt động 4: Vận dụng - GV: Những hoa nở về đêm như: nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ? - HS: TL cá nhân : Hoa có màu trắng, mùi rất thơm. - GV: Tại sao các hoa nhỏ thường mọc thành cụm và ở ngọn cây hoặc ngọn cành? - HS: TL cá nhân : để sâu bọ dễ phát hiện. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - GV: giao về nhà: HS kể tên các hoa mà em biết, tìm trong các hoa đó có đặc điểm nào giúp hoa thích nghi với thụ phấn nhờ sâu bọ không? Chỉ ra các đặc điểm đó. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Đọc trước bài “Thụ phấn” (tiếp) - Chuẩn bị mẫu vật: hoa ngô, hoa chít, bông lau, hoa phân xanh... - Quan sát trong thực tế xem người dân có những cách nào thụ phấn cho hoa. ************************* Ngày giảng: 04/01/2020 - 6A4 08/01/2020 - 6A5 Tiết 38 - Bài 30: THỤ PHẤN (tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giải thích tác dụng của các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. - Biết được vai trò của con người thụ phấn cho hoa góp phần tăng năng suất cây trồng. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành. 3. Thái độ - Có ý thức làm tăng năng suất cây trồng. Ý thức yêu thích hoa và thực vật. Có tinh thần hợp tác nhóm 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề . b) Năng lực đặc thù: - Năng lực khoa học: + Nhận thức khoa học tự nhiên: biết được các đặc điểm của hoa thích nghi với thụ phấn nhờ gió. Phân tích trên ví dụ cụ thể. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng được kiến thức về thụ phấn để nâng cao năng suất trong trồng trọt, tạo giống mới. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Chuẩn bị mẫu vật: hoa ngô, hoa chít, bông lau, hoa phân xanh... 2. Học sinh: - Đọc trước bài. - Chuẩn bị mẫu vật: hoa ngô, hoa chít, bông lau, hoa phân xanh... - Quan sát trong thực tế xem người dân có những cách nào thụ phấn cho hoa. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan 2. Kĩ thuật : Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật hoạt động nhóm, khăn trải bàn. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ + Thế nào là thụ phấn? Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn? + Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có đặc điểm gì? Lấy ví dụ? + Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của HS. 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động (HS hoạt động cá nhân) - GV: cho HS quan sát và phân tích 1 số mẫu hoa mang đến lớp (ngô, chít, phi lao...). Hãy chỉ ra các bộ phận của hoa trên mẫu vật. - HS: chỉ theo cặp. - GV: ? Em nhận xét gì về các bộ phận của các hoa đó? - HS: 1 số bộ phận tiêu giảm, hạt phấn nhiều... - GV: ĐVĐ tại sao 1 số bộ phận của hoa lại tiêu giảm, điều đó có ý nghĩa gì? => Bài học này sẽ giúp ta trả lời được câu hỏi đó. Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Nội dung Hoạt động của GV và HS 3. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió Hoa thụ phấn nhờ gió thường có các đặc điểm sau: - Hoa tập trung ở ngọn cây - Bao hoa thường tiêu giảm. - Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng. - Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ - Đầu nhuỵ dài, có nhiều lông 3. Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió - GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và H.30.3 nêu câu hỏi: + Nhận xét về vị trí của hoa ngô đực và hoa ngô cái? + Vị trí đó có tác dụng gì trong cách thụ phấn nhờ gió? - HS hoạt động cá nhân. Nêu được: + Vị trí của hoa ngô đực và hoa ngô cái + Hoa đực ở trên -> dễ tung hạt phấn - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 HS làm phiếu học tập. Đặc điểm của hoa Tác dụng - Hoa tập trung ở ngọn cây - Bao hoa thường tiêu giảm. - Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng. - Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ - Đầu nhuỵ dài có nhiều lông - HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: so sánh hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? - HS trao đổi cặp đôi so sánh 2 loại hoa. - GV: ?Lấy thêm VD về hoa thụ phấn nhờ gió? - HS: cá nhân lấy VD - Yêu cầu HS rút ra kết luận 4. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn 4. Tìm hiểu ứng dụng kiến thức về thụ phấn Con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn làm tăng năng suất cây trồng, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt. (kỹ thuật khăn trải bàn) - GV cho HS nghiên cứu thông tin mục 4 SGK và H 30.5, kết hợp liên hệ thực tế, dựa vào phần GV đã giao tìm hiểu ở nhà, trả lời các câu hỏi: + Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung? + Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn ? - HS nghiên cứu thông tin mục 4 SGK, H 30.5, kết hợp liên hệ thực tế, dựa vào phần GV đã giao tìm hiểu ở nhà. 4HS/nhóm thực hiện theo kỹ thuật khăn trải bàn, trả lời. + Khi gặp khó khăn như ít gió, ít sâu bọ + Nuôi ong, trực tiếp thụ phấn cho hoa, úp hoa đực trên hoa cái, dùng gậy gạt (dung) các luống ngô gần nhau, trồng ngô lúa nơi thoáng gió - GV: ?Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người? - HS: cá nhân kể các ứng dụng làm tăng năng suất cây trồng, các giống lai mới.... - GV liên hệ về tình hình sản xuất nông nghiệp ở Than Uyên, đặc biệt về các nông sản có thương hiệu: gạo séng cù, ổi Hua Nà, thanh long ruột đỏ, ngô... Hoạt động 3 : Luyện tập (HS hoạt động cá nhân) - GV cho HS 2 phút để nhớ kt, sau đó yêu cầu HS trả lời: Hoa thụ phấn nhờ gió thường có những đặc điểm gì? Hoạt động 4 : Vận dụng - HS trao đổi cặp bàn TLCH: nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì? Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết? - Quan sát thực tế kể tên một số loại hoa thụ phấn nhờ gió V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi SGKTr10 - Đọc phần “em có biết” tr 102 - Chuẩn bị bài 31: + Đọc trước bài, tìm hiểu bộ phận nào của hoa phát triển thành quả? Thành hạt? + Mang 1 số mẫu quả: bí, quả ổi còn nhỏ, cà, hồng, chuối, cà chua ... **************************** Ngày giảng: 09/01/2020 - 6A5; 10/01/2020 - 6A4 Tiết 39 - Bài 31 THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ: - Qua bài học tăng lòng yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ thực vật. 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: a) Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. b) Năng lực đặc thù: Năng lực khoa học: + Nhận thức khoa học tự nhiên: hiểu được hiện tượng thụ thụ tinh, sự kết hạt và tạo quả. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng được kiến thức để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống: sự tồn tại của 1 số bộ phận của hoa sau khi đã tạo quả; ứng dụng kiến thức vào sản xuất: tạo giống không hạt.... II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Quả bí, quả ổi còn nhỏ, cà, hồng, chuối, cà chua ... 2. Học sinh - Đọc trước bài, tìm hiểu bộ phận nào của hoa phát triển thành quả? Thành hạt? - Mang 1 số mẫu quả: bí, quả ổi còn nhỏ, cà, hồng, chuối, cà chua ... III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan 2. Kĩ thuật : Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật hoạt động nhóm, khăn trải bàn, công não. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày những đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió? Nêu tác dụng của những đặc điểm đó? Lấy ví dụ về hoa thụ phấn nhờ gió? 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động - GV: đặt vấn đề Sau quá trình thụ phấn là quá trình thụ tinh, giúp cho cây hình thành phôi tạo quả và hạt. Vậy thụ tinh là gì? Sự tạo thành quả và hạt như thế nào? - HS: dựạ vào kiến thức đã chuẩn bị ở nhà, dự đoán và 1 vài HS trả lời (có thể trả lời đúng hoặc sai) - GV: Không nhận xét đúng sai....dẫn dắt ...bài mới Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Nội dung Hoạt động của GV và HS 1. Khái niệm thụ tinh - Thụ tinh là hiện tượng TBSD đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với TBSD cái (trứng) có trong noãn tạo thành 1 tế bào mới là hợp tử. - Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính. 1. Tìm hiểu khái niệm thụ tinh * Tìm hiểu hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.(hoạt động nhóm 4HS) - GV hướng dẫn HS quan sát H.31.1 và thông tin SGK, trả lời câu hỏi: ? Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn? - HS quan sát mẫu vật , H.31.1 - Thảo luận theo nhóm 4HS trả lời. - HS chỉ trên tranh, sự nảy mầm của hạt phấn và đường đi của ống phấn. - Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung. * Tìm hiểu về thụ tinh (Hoạt động cá nhân) - GV: Cho HS quan sát tranh H.31.1 trả lời câu hỏi: - Sự thụ tinh diễn ra tại phần nào của hoa? - Sự thụ tinh là gì? - HS: + Xảy ra ở noãn + Khái niệm thụ tinh - GV: Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu căn bản của sinh sản hữu tính? - HS: + Là sự kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái-> hợp tử. + Vì có sự kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái 2. Kết hạt và tạo quả 2. Tìm hiểu sự kết hạt và tạo quả (thực hiện kỹ thuật khăn trải bàn) - GV cho HS nghiên cứu thông tin mục 3 SGK, trả lời các câu hỏi: + Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? + Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành những bộ phận nào của hạt ? + Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì? Sau thụ tinh: + Hợp tử → phôi + Noãn → hạt chứa phôi + Bầu → quả chứa hạt + Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (1 số ít loài cây ở quả còn dấu tích của 1 số bộ phận của hoa). - Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục 3 SGK tìm câu trả lời (2 phút). Sau đó thực hiện kỹ thuật khăn trải bàn (5’). - Đại diện các cặp trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Y/c HS quan sát các quả đã mang đến lớp và chỉ ra các bộ phận của hoa đã phát triển thành quả. - HS: quan sát theo nhóm đôi, TL câu hỏi. - GV: sử dụng kỹ thuật công não ? Quả cà, quả cà chua, quả hồng, quả chuối ... cong bộ phận nào cảu hoa vẫn tồn tại? - HS: từng cá nhân TL nhanh. Hoạt động 3 : Luyện tập - GV cho cá nhân HS 2 phút để nhớ kiến thức ở mục 1,2. Yêu cầu HS trả lời : + Nêu khái niệm thụ tinh? + Sự tạo thành quả và hạt như thế nào? - HS trả lời và đọc kết luận chung sgk Tr104. Hoạt động 4 : Vận dụng - Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh? - Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? Ngoài các quả đã kể trên, em còn biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa? Tên của bộ phận đó? Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Có một số loại cây, hoa của chúng không thụ tinh hoặc sự thụ tinh bị phá hủy rất sớm nên quả của nó không có hạt. Con người đã ứng dụng điều này vào trồng trọt như thế nào ? (Gợi ý HS : Dựa vào mục em có biết để trả lời) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK/104. - Đọc phần “em có biết” - Chuẩn bị bài 32 : Tìm hiểu các đặc điểm để phân chia các loại quả + Đặc điểm của các loại quả chính? + Mỗi nhóm mang theo: các loại quả sau: mơ, táo, chanh, cải, cà chua, đậu, bông, chò (nếu có), chuối, mùi, thìa là, đỗ.... *********************************** Ngày giảng: 11/01/2020 - 6A4; 15/01/2020 - 6A5 CHƯƠNG VII: QUẢ VÀ HẠT Tiết 40 – Bài 32: CÁC LOẠI QUẢ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nêu được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả: quả khô, quả thịt 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành. - Vận dụng kiến thức để biết bảo quản, chế biến quả và hạt sau thu hoạch. 3. Thái độ - Yêu và bảo vệ thiên nhiên. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề . b) Năng lực đặc thù: Năng lực khoa học: + Nhận thức khoa học tự nhiên: chỉ ra được các đặc điểm của quả khô và quả thịt. Biết được cơ sở khoa học của việc thu hoạch, bảo quản quả, hạt. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng được kiến thức để biết cách thu hoạch, bảo quản quả, hạt. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Sưu tầm trước một số quả khô và quả thịt khó tìm. - Tranh phóng to 1 số loại quả. 2. Học sinh: Sưu tầm theo nhóm: mơ, táo, chanh, cải, cà chua, đậu, bông, chò, chuối, mùi, thìa là, đỗ.... III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật : Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật hoạt động nhóm. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ + Nêu khái niệm thụ tinh? Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh? + Sự tạo thành quả và hạt như thế nào? 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động - GV: Đặt câu hỏi, yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời Gọi HS lên kể tên quả mang theo và 1 số quả em biết. Chúng giống và khác nhau ở những điểm nào? - HS trả lời theo sự hiểu biết của bản thân. - GV: Biết phân loại quả sẽ có tác dụng thiết thực trong đời sống -> Bài mới Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Nội dung Hoạt động của GV - HS 1. Tập chia nhóm các loại quả - Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đặt quả lên bàn, quan sát kỹ, xếp thành nhóm kết hợp tranh hình 1 số loại quả (QS quả không có mẫu vật). + Dựa vào những đặc điểm nào để chia nhóm? - Hướng dẫn HS phân tích các bước của việc chia nhóm các loại quả? - HS quan sát vật mẫu, lựa chọn đặc điểm để chia quả thành các nhóm. + Tiến hành phân chia quả theo đặc điểm nhóm đã chọn. - HS viết kết quả phân chia và đặc điểm dùng để phân chia. Vd: Hình dạng, số hạt, đặc điểm của hạt. - Báo cáo kết quả của nhóm. 2. Các loại quả chính Dựa vào đặc điểm của vỏ quả, chia quả thành 2 nhóm: quả thịt và quả khô - Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng. Vd: Quả đậu Hà Lan + Quả khô nẻ: Khi chín khô vỏ quả có khả năng tách ra. Vd: Quả đậu Hà Lan... + Quả khô không nẻ: Khi chín khô vỏ quả không tự tách ra.Vd: Quả me - GV giới thiệu gồm 2 loại quả chính: quả thịt và quả khô * Phân biệt qủa thịt và quả khô - Hướng dẫn HS đọc SGK để biết tiêu chuẩn của 2 nhóm quả chính: Quả khô và quả thịt - Yêu cầu HS xếp các quả thành 2 nhóm theo tiêu chuẩn đã biết. - HS đọc thông tin Sgk để biết tiêu chuẩn của 2 nhóm quả chính - Thực hiện xếp các quả vào 2 nhóm theo tiêu chuẩn: Vỏ quả khi chín. - Báo cáo trên quả đã xếp loại nếu còn ví dụ sai. - GV: Gọi các nhóm khác nhận xét về sự xếp loại quả. + Giúp HS điều chỉnh và hoàn thiện việc xếp loại * Phân biệt các loại quả khô - Yêu cầu HS quan sát vỏ quả khô khi chín -> nhận xét chia quả khô thành 2 nhóm. + Ghi lại đặc điểm của từng nhóm - Quả thịt: Khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. Vd: Quả cà chua + Quả mọng: Phần thịt quả dày, mọng nước. Vd: Quả cà chua + Quả hạch: Có hạch cứng chứa hạt ở bên trong. Vd: Quả táo quả khô. + Gọi tên 2 nhóm quả khô đó? - HS tiến hành quan sát và phân chia các quả khô thành nhóm. - Ghi lại đặc điểm từng nhóm: Vỏ nẻ và vỏ không nẻ. - Đặt tên cho mỗi nhóm quả khô: Khô nẻ và khô không nẻ. - Các nhóm báo cáo kết quả. - GV: Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ * Phân biệt các loại quả thịt - GV: Yêu cầu HS đọc thông tin Sgk, tìm hiểu đặc điểm phân biệt 2 nhóm quả thịt. + GV đi các nhóm theo dõi. + GV cho HSthảo luận, tự rút ra kết luận. - HS đọc thông tin Sgk, quan sát H32.1 (quả đu đủ và quả mơ) + Dùng dao cắt ngang quả cà chua, táo + Tìm đặc điểm quả mọng và quả hạch. + Báo cáo kết quả, tự điều chỉnh, tìm thêm ví dụ. - GV: Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ Hoạt động 3 : Luyện tập - GV cho HS hoạt động theo cặp làm bài tập: Bài tập trăc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng Câu 1: Trong các nhóm quả sau đây, nhóm nào gồm toàn quả khô: a. Cà chua, ớt, thì là, chanh b. Lạc, dừa, đu đủ, táo ta c. Đậu Hà Lan, đậu xanh, cải, đậu ván d. Bồ kết, đậu đen, chuối, nho. Câu 2: Trong các nhóm quả sau đây, nhóm nào gồm toàn quả thịt: a. Đỗ đen, hồng xiêm, chuối, bầu. b. Mơ, đào, xoài, dưa hấu, đu đủ. c. Chò, cam, vú sữa, bồ kết. d. Cả a và b. - HS đọc kết luận chung sgk Tr104. Hoạt động 4 : Vận dụng - Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ đen và đỗ xanh trước khi quả chín khô? - Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt? Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Phân loại các quả em quan sát được trong tự nhiên. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK/107. - Học bài, làm bài tập. Đọc "Em có biết" - Chuẩn bị bài: Hạt và các bộ phận của hạt - Làm TN ở nhà: ngâm hạt đỗ đen, lạc, đậu đỏ... ngâm nước 1 ngày. Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3-4 ngày. Tiết sau mang mẫu vật đã làm TN đến lớp. ************************************

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_37_den_40_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf