I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và hoa lưỡng tính.
- Phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa
mọc thành cụm.
- Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp
hoa thành cụm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích thực vật, bảo vệ hoa và thực vật.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung - Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng
lực hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mỹ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Mẫu vật: một số mẫu hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc, hoa mọc
thành cụm, tranh ảnh về các loại hoa.
2. Học sinh:
- Mang các loại hoa như đã dặn. Kẻ bảng SGK trang 97 vào vở.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 36: Các loại hoa - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 26 /11/2019 - Lớp 6A6
Tiết 36 - Bài 29: CÁC LOẠI HOA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và hoa lưỡng tính.
- Phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa
mọc thành cụm.
- Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp
hoa thành cụm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích thực vật, bảo vệ hoa và thực vật.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung - Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng
lực hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, khoa học, thẩm mỹ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Mẫu vật: một số mẫu hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc, hoa mọc
thành cụm, tranh ảnh về các loại hoa.
2. Học sinh:
- Mang các loại hoa như đã dặn. Kẻ bảng SGK trang 97 vào vở.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực
IV. TIẾN TRÌNH DẬY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính của hoa?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Hoa của các loại cây rất khác nhau. Để phân chia hoa thành các nhóm thì dựa vào
những đặc điểm nào ta học bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
1. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào
bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa:
- GV yêu cầu các nhóm đặt hoa lên bàn
để quan sát, hoàn thành cột 1, 2, 3 ở vở.
- Từng HS lần lượt quan sát các hoa của
các nhóm, hoàn thành cột 1, 2, 3 trong
bảng ở vở bài tập.
- GV yêu cầu HS chia hoa thành 2 nhóm.
- HS tự phân chia hoa thành 2 nhóm, viết
ra giấy.
- GV cho HS cả lớp được thảo luận kết
quả.
- Một số HS đọc bài của mình, HS khác
chú ý bổ sung.
- GV giúp HS sửa bằng cách thống nhất
cách phân chia theo bộ phận sinh sản chủ
yếu của hoa.
- GV yêu cầu HS làm bài tập dưới bảng
SGK
? Dựa vào bộ phận sinh sản chia thành
mấy loại hoa?
? Thế nào là hoa lưỡng tính? Hoa đơn
tính?
- HS nêu được: Nhóm 1: Có đủ nhị, nhuỵ.
Nhóm 2: có nhị hoặc có nhuỵ.
- HS dựa vào kiến thức bài học để trả lời.
- HS chọn từ thích hợp hoàn thành bài tập
1 và 2 SGK trang 97.
- GV cho HS hoàn thiện nốt bảng liệt kê.
- GV giúp HS điều chỉnh chỗ còn sai sót.
- GV đưa câu hỏi củng cố:
- HS tự điền nốt vào cột của bảng ở vở.
- 1 vài HS đọc kết quả cột 4, HS khác góp
ý.
- GV gọi 2 HS lên bảng nhặt trên bàn để
riêng những hoa đơn tính và hoa lưỡng
tính.
Có 2 loại hoa: Là hoa đơn tính và hoa
lưỡng tính.
- Hoa đơn tính: chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
+ Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là hoa đực.
+ Hoa đơn tính chỉ có nhụy gọi là hoa
cái.
- Hoa lưỡng tính: có cả nhị và nhuỵ.
- HS trả lời qua kiến thức bài học.
- HS khác theo dõi nhận xét bổ sung.
- GV bổ sung thêm một số VD khác về
hoa mọc thành cụm như: hoa ngâu, hoa
huệ, hoa phượng.... bằng mẫu thật hay
bằng tranh (đối với hoa cúc, GV nên tách
hoa nhỏ ra để HS biết).
- HS đọc mục , quan sát hình 29.2 và
tranh ảnh hoa sưu tầm để phân biệt 2 cách
xếp hoa và nhận biết qua tranh hoặc mẫu
? Qua bài học em biết được điều gì?
- HS trình bày trước lớp, HS khác nhận
xét, bổ sung.
2. Phân chia các nhóm hoa dựa vào
cách xếp hoa trên cây:
- Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây, có
thể chia hoa thành 2 nhóm.
+ Hoa mọc đơn độc
+ Hoa mọc thành cụm
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- GV củng cố nội dung bài.
- Trả lời câu hỏi 1,2 SGK trang 98.
Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk.
- GV: Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa có thể chia hoa thành mấy
nhóm?
- HS: 2 nhóm:
+ Hoa đơn tính: chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
+ Hoa lưỡng tính: có cả nhuỵ và nhị.
- GV: Dựa vào cách xếp hoa trên cây chia làm 2 nhóm:
a/ Hoa mọc cách và hoa mọc đối.
b/ Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.
c/ Hoa mọc đối và hoa mọc vòng.
d/ Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
- HS: b.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối
với sự thụ phấn của hoa?
- Những hoa nhỏ mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ và có lợi cho sự thụ phấn
của hoa. Sâu bọ từ xa đã có thể phát hiện ra chúng nên bay đến hút mật hoặc lấy phấn
rối bay sang hoa khác, chính vì thế có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ
đậu được nhiều.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
GV giao nhiệm vụ HS về nhà:
- Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK /98 vào vở bài tập.
- Xem trước bài: “ Thụ phấn”
▪Mỗi nhóm sưu tầm ít nhất một loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ở địa phương.
▪Trả lời các câu hỏi phần lệnh SGK /99, 100.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị: Hoa bí, mướp, hoa râm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ, tranh ảnh các loại hoa
khác nhau./.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_36_cac_loai_hoa_nam_hoc_2019_202.pdf