I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Chữa một số bài tập ở chương II, III, IV.
- Vận dụng kiến thức đã học ở chương: Thân, Rễ, Lá để giải bài tập trắc nghiệm.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs có ý thức tự giác trong học tập.
4. Định hướng năng lực
1. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, 2. 2.
Năng lực đặc thù: Năng lực hợp tác, sống yêu thương , sống tự chủ.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Các dạng bài tập trăc nghiệm ở các chương đã học (một số bài tập trong vở
bài tập sinh học).
2. HS: Xem lại các bài tập trong SGK và sách bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1.PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 1: Khởi động
- Vào bài : Gv: Giới thiệu bài mới .
GV: Ghi tên bài lên bảng
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 29: Bài tập Chương 2, 3, 4 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 29/11/2019
Tiết 29: BÀI TẬP CHƯƠNG II;III;IV
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Chữa một số bài tập ở chương II, III, IV.
- Vận dụng kiến thức đã học ở chương: Thân, Rễ, Lá để giải bài tập trắc nghiệm.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs có ý thức tự giác trong học tập.
4. Định hướng năng lực
1. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, 2. 2.
Năng lực đặc thù: Năng lực hợp tác, sống yêu thương , sống tự chủ.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Các dạng bài tập trăc nghiệm ở các chương đã học (một số bài tập trong vở
bài tập sinh học).
2. HS: Xem lại các bài tập trong SGK và sách bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1.PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 1: Khởi động
- Vào bài : Gv: Giới thiệu bài mới ...
GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động 2: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:Kiến thức cần nhớ
- PP- KT: nêu và giải quyết vấn đề. KT đặt câu
hỏi.
- Hình thức: hoạt động cá nhân
- Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề &
sáng tạo.
- GV gọi HS nhắc lại nội dung kiến thức
?Đặc điểm bên ngoài của lá
?Cấu tạo trong của phiến lá
? Quang hợp là gì
? Các dạng biến dạng của lá
- HS: hđ cá nhân trả lời
Giáo viên yêu cầu HS khác nhận xét
I. Kiến thức cần nhớ
1.Đặc điểm bên ngoài của lá
2.Cấu tạo trong của phiến lá
3.Quang hợp
4.Biến dạng của lá
- lá biến thành gai
- Tay móc
- GV: nhận xét đánh giá
- Tua cuốn
- Lá vảy
- lá bắt mồi
- Lá dự trữ
Hoạt động 3: Chữa bài tập
- PP- KT: nêu và giải quyết vấn đề. KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: hoạt động cá nhân
- Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề & sáng tạo.
I. Bài tập chương I
- Giáo viên nêu câu hỏi gọi lần lượt học sinh trả lời.
1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?
2. Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân bào
diễn ra như thế nào?
Đáp án:
1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu:
- Vách tế bào
- Màng sinh chất
- Chất tế bào trong chứa lục lạp.
- Nhân
2. Tế bào ở mô phân sinh của cây có khả năng phân chia. Quá trình phân bào diễn ra
như sau:
- Đầu tiên hình thành 2 nhân tách xa nhau
- Chất tế bào phân chia, vách ngăn xuất hiện, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào
con mới
II. Bài tập chương II
1. Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền?
2. Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?
3. Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng, lấy ví dụ?
Đáp án:
1. Rễ gồm 4 miền:
- Miền trưởng thành: dẫn truyền
- Miền hút: Hấp thụ nước và muối khoáng
- Miền sinh trưởng: Làm cho rễ dài ra
- Miền chóp rễ: Che chở, bảo vệ cho đầu rễ.
2. Cây mọc cố định ở một chỗ nên hệ rễ phát triển nhiều, đào sâu, lan rộng mới hút
đủ nước và muối khoáng cần thiết để sống.
3. Những loại rễ biến dạng:
- Rễ củ: Rễ phình to thành củ chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo
quả. VD: cây sắn, cây cà rốt, cây khoai lang,...
- Rễ móc: Rễ phụ mọc ra từ đốt thân giúp cây bám vào trụ để leo lên. VD: cây
trầu không, cây vạn niên thanh,...
- Rễ thở: Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho
rễ hô hấp. VD: Cây vẹt, cây sú, mắm, ...
- Giác mút: Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào cây khác để hút thywcs ăn.
VD: cây tơ hồng, cây tầm gửi,...
III. Bài tập chương III
- Giáo viên ghi câu hỏi vào bảng phụ gọi lần lượt từng hs trả lời.
1/ Chọn các từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau đây:
Có hai loại chồi nách; chồi nách phát triển thành., chồi nách
phát triển thành.
Tùy theo cách mọc của thân mà chia làm 3 loại: Thân.,
thân.., thân..
2/ Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây:
a.Cây dừa, cây cao, cây cọ là thân cột.
b.Cây bạch đàn, cây lim, cây cà phê là thân gỗ.
c.Cây lúa, cây ổi, cây cải là thân cỏ.
d. Chỉ a và b.
- Lần lượt từng hs trả lời.
Đáp án:
1-cành mang lá và cành mang hoa;2 – mang hoa; 3- đứng; 4- leo; 5- bò.
2. d
IV. Bài tập chương IV
- Giáo viên ghi câu hỏi vào bảng phụ gọi lần lượt từng hs trả lời.
1/ Chọn các từ :( lục lạp; vận chuyển; lổ khí; biểu bì; bảo vệ; đóng mở) thích hợp
điền vào chổ trống trong các câu sau đây:
Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào.(1)trong suốt nên ánh
sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá, lớp tế bào biểu bì có ngoàn ngoài rất
dày có chức năng.(2)cho các phần bên trong của phiến lá.
Lớp tế bào mặt dưới có rất nhiều...............................(3) hoạt
động(4)của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra
ngoài.
Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều.(5)có chức năng
thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ.
Gân lá có chức năng(6)các chất cho phiến lá.
- Giáo viên ghi câu hỏi vào bảng phụ gọi lần lượt Hs trả lời câu hỏi:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái a,b,c.. chỉ ý trả lời đúng nhất trong các câu sau đây:
1. Trong những nhóm lá sau đây nhóm lá nào có gân lá hình song song:
a.lá hành, lá nhãn, lá bưởi.
b. lá rau muống, lá cải, lá chanh.
c.lá lúa, lá mồng tơi, lá bí dỏ.
d. lá tre, lá lúa, lá cỏ.
2. Nhóm lá nào thuộc lá đơn:
a. lá dâm bụt, lá phượng.
b. lá hoa hồng, lá bàng.
c. lá ổi, lá mận.
d. lá dâu, lá so đũa.
- lần lượt từng hs trả lời.
Đáp án:
1- biểu bì; 2 – bảo vệ; 3- lổ khí; 4- đóng mở; 5- lục lạp; 6- vận chuyển.
1 a 2 c
Hoạt động 4: Vận dụng
GV nêu câu hỏi:
? Ở địa phưong em có những loại lá biến dạng nào?Nói rõ lá biến dạng đó có tác
dụng gì đối với cây?
? Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín
cửa
Vì ban đêm cây hô hấp lấy khí ôxi không khí trong phòng và thải ra khí cacbonic.
Nếu đóng kính cửa không khí trong phòng sẽ thiếu khí ôxi và rất nhiều khí cacbonic
nên người ngủ dễ bị ngạt và có thể chết.
Hoạt động 5: Tìm tòi,mở rộng 1'
GV giao nhiệm vụ HS về nhà:
- Chuẩn bị cho tiết 30 sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nghiên cứu thông tin, quan sát
hình 26.1 – hình 2.4 trả lời câu hỏi sgk/87,88
- Các nhóm mang mẫu vật đã chuẩn bị
***************************************************
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_29_bai_tap_chuong_2_3_4_nam_hoc.pdf