I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết cách thiết kế thí nghiệm chứng minh cho kết luận: phần lớn
nước do rễ hút vào cây đã được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước.
- Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.
- Giải thích được ý nghĩa của một số biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng thực hành, quan sát, so sánh, phân tích kết quả thí nghiệm
3. Thái độ
- Qua thí nghiệm làm tăng lòng say mê môn học, có tinh thần hợp tác
nhóm.
4. Định hướng năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề .
* Năng lực đặc thù: Năng lực thực hành, quan sát thí nghiệm, vận dụng kiến
thức, kỹ năng đã học giải thích hiện tượng thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tài liệu liên quan nội dung bài
2. Học sinh:
+ Kết quả thí nghiệm hình 24.1
+Tìm hiểu: Nước thoát ra ngoài qua bộ phận nào của cây? Ý nghĩa của sự
thoát hơi nước qua lá?
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 27+28 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 6/11/ 2019(6A1)
Tiết 27 - Bài 24
PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU ?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết cách thiết kế thí nghiệm chứng minh cho kết luận: phần lớn
nước do rễ hút vào cây đã được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước.
- Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.
- Giải thích được ý nghĩa của một số biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng thực hành, quan sát, so sánh, phân tích kết quả thí nghiệm
3. Thái độ
- Qua thí nghiệm làm tăng lòng say mê môn học, có tinh thần hợp tác
nhóm.
4. Định hướng năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề .
* Năng lực đặc thù: Năng lực thực hành, quan sát thí nghiệm, vận dụng kiến
thức, kỹ năng đã học giải thích hiện tượng thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tài liệu liên quan nội dung bài
2. Học sinh:
+ Kết quả thí nghiệm hình 24.1
+Tìm hiểu: Nước thoát ra ngoài qua bộ phận nào của cây? Ý nghĩa của sự
thoát hơi nước qua lá?
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật hoạt động nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Hô hấp là gì? Viết sơ đồ hô hấp?
- Tại sao trong trồng trọt phải làm cho đất tơi, xốp? (HS khá, giỏi)
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
- GV : Yêu cầu HS hoạt động cá nhân liên hệ thực tế
Chúng ta đều biết cây cần nước để quang hợp và sử dụng cho 1 số hoạt
động khác nên hàng ngày rễ phải hút rất nhiều nước. Nhưng theo nghiên cứu của
các nhà khoa học cây chỉ giữ lại 1 phần rất nhỏ. Còn phần lớn nước đi đâu?
- HS : dự đoán và 1 vài HS trả lời (có thể trả lời đúng hoặc sai)
- GV: Không nhận xét đúng sai....dẫn dắt ...bài mới
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
1. Tìm hiểu thí nghiệm xác định
phần lớn nước vào cây đi đâu
GV: Cây dùng nước để quang hợp và
sử dụng cho một số hoạt động sống
khác nên hàng ngày rễ phải hút rất
nhiều nước. Nhưng cây chỉ giữ lại 1
phần. Vậy phần lớn nước vào cây đi
đâu?
- GV hướng dẫn cá nhân HS nghiên
cứu thông tin và nêu câu hỏi:
+ Quan sát kết quả thí nghiệm mục
24.1 đã làm và quan sát thí nghiệm
mục 24.2 SGK =>Hai nhóm bạn làm
thí nghiệm nhằm mục đích gì?
- HS: Nghiên cứu thí nghiệm của nhóm
Dũng và Tú, nhóm Tuấn và Hải. Trả
lời: Làm thí nghiệm để biết nước thoát
ra ngoài bằng con đường nào?
1 vài HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV: Yêu cầu HS thực hiện câu hỏi 1,
2 lệnh ▼ SGK tr81
+ Vì sao trong thí nghiệm các bạn đều
sử dụng 2 cây tươi: 1 cây có đủ rễ,
thân, lá và 1 cây có đủ rễ, thân mà
không có lá ?
+ Theo em thí nghiệm của nhóm nào
đã kiểm tra được điều dự đoán ban
đầu? Vì sao em chọn thí nghiệm này?
Cá nhân tự chuẩn bị (2 phút) -> Hoạt
động theo cặp (4 phút)
- HS: Hoạt động theo cặp, ghi vào vở
nháp
Đại diện các cặp báo cáo kết quả và
nhận xét, bổ sung . Nêu được:
+ Vì các bạn cho rằng : Nước đã thoát
hơi qua lá.
+ Ở VD1 của 2 bạn Dũng-Tú: Mới chỉ
chứng minh được ở cây có lá, có hiện
tượng thoát hơi nước, còn cây không lá
thì không có hiện tượng này.
Ở VD2 của bạn Tuấn-Hải: Đã kiểm
1. Thí nghiệm xác định phần lớn
nước vào cây đi đâu
* Thí nghiệm: SGK tr80
chứng được thí nghiệm ban đầu.
- GV hướng dẫn cá nhân HS nghiên
cứu SGK H 24.3, chú ý chiều mũi tên
màu đỏ.
-> Nước được thoát ra ngoài qua đâu?
1 vài HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Phần lớn nước do rễ hút
vào cây được lá thải ra môi trường
bằng hiện tượng thoát hơi nước qua
các lỗ khí ở lá.
2. Tìm hiểu ý nghĩa của sự thoát hơi
nước qua lá
- GV yêu cầu cá nhân HS nghiên cứu
SGK tr81. Trả lời:
Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý
nghĩa rất quan trọng đối với đời sống
của cây?
- HS: Từng HS tìm hiểu thông tin
SGK, độc lập suy nghĩ tìm câu trả lời.
Một HS trả lời câu hỏi, các em khác bổ
sung (HS tương tác trong hoạt động) .
Nêu được:
Sự thoát hơi nước qua lá tạo ra sức hút
để hút nước và muối khoáng qua thân
lên lá
Sự thoát hơi nước qua lá có tác dụng
làm giảm nhiệt độ của cây khi ánh
nắng và nhiệt độ cao đốt nóng.
- HS: Rút ra kết luận.
GV liên hệ thực tế: Trời nắng nóng,
khi đi qua khu rừng thấy rất mát. vì lá
cây thoát hơi nước...
2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua
lá
Hiện tượng thoát hơi nước qua lá:
+ Giúp cho việc vận chuyển nước và
muối khoáng từ rễ lên lá
+ Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh
nắng mặt trời.
3. Tìm hiểu những điều kiện bên
ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi
nước qua lá
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân
nghiên cứu thông tin SGK trả lời:
+ Khi nào lá cây thoát hơi nước nhiều?
+ Nếu cây thiếu nước sẽ xảy ra hiện
tượng gì ?
+ Vậy sự thoát hơi nước qua lá phụ
thuộc vào những điều kiện bên ngoài
nào?
- HS: Đọc thông tin tìm câu trả lời
3. Những điều kiện bên ngoài ảnh
hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá
Một số HS trả lời câu hỏi HS khác
nhận xét, bổ sung:
Gv: Nhận xét, bổ sung. Liên hệ thực
tế...
Người ta phải tưới nhiều nước cho cây
trong những ngày nắng nóng, khô hanh
hoặc có gió mạnh là vì trong những
ngày đó cây bị mất nhiều nước (nếu
không được cung cấp đủ nước cây có
thể bị héo và chết)
- HS: Rút ra kết luận.
- Các điều kiện bên ngoài như: ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm,... ảnh hưởng đến
sự thoát hơi nước của lá.
Hoạt động 3 : Luyện tập
- GV cho HS 2 phút để nhớ kiến thức ở mục 1,2. GV sử dụng (kĩ thuật trình
bày 1 phút) yêu cầu HS trả lời :
+ Phần lớn nước vào cây đi đâu?
+ Ý nghĩa của sự thoát hơi nước ?
Hoạt động 4 : Vận dụng
- Yêu cầu HS giải thích hiện tượng thực tế:
Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta chọn ngày râm mát và
tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn?
Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Liên hệ thực tế các điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,...
có ảnh hưởng như thế nào tới sự thoát hơi nước của lá. Lấy ví dụ.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài và trả lời câu 1,2,3 SGK tr82
- Đọc mục em có biết
- Mỗi nhóm chuẩn bị các loại lá: cây nắp ấm, lá dong ta, củ hành tây, lá
mây, xương rồng.
- Kẻ bảng / SGK tr.85 vào vở BT.
- Nghiên cứu bài 25, trả lời các câu hỏi sau:
+ Có những loại lá biến dạng nào?
+ Biến dạng của lá có ý nghĩa gì?
Ngày dạy: 7/11/ 2019(6A1)
Tiết 28 - Bài 25: BIẾN DẠNG CỦA LÁ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được các dạng lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá
bắt mồi) theo chức năng và do môi trường.
- Hiểu được biến dạng của lá có ý nghĩa đối với đời sống của chúng.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích bộ môn.
4. Định hướng năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề .
* Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, thu thập và xử lí thông tin tìm ra kiến
thức; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh một số lá biến dạng
2. Học sinh: Chuẩn bị mẫu vật: đoạn thân xương rồng, cành đậu hà lan, ngọn
mây, cây bèo đất, cây nắp ấm, củ dong ta, củ hành, kẻ bảng trang 85 vào vở.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật hoạt động nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu ý nghĩa của sự thoát hơi nước đối với cây?
- Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta chọn ngày râm mát và
tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
- GV: Đặt câu hỏi, yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời
Phiến lá thường có dạng bản dẹt, chức năng chính của lá là chế tạo chất
dinh dưỡng cho cây. Lá của cây sương rồng sống ở sa mạc có đặc điểm này
không? Giải thích
- HS hoạt động cá nhân trả lời
GV: Không nhận xét đúng sai....dẫn dắt ...bài mới
- Vào bài : Phiến lá thường có dạng bản dẹt, chức năng chính của lá là chế tạo
chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng ở 1 số cây do thực hiện những chức năng khác,
lá đã bị biến dạng. Vậy có những loại lá biến dạng nào?
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
1. Tìm hiểu những loại lá biến dạng
- GV: Yêu cầu HS hoạt động theo
nhóm nhỏ (4HS) và yêu cầu HS quan
sát vật mẫu (cây xương rồng, củ dong
ta, củ hành..) và tranh phóng to H.
25.1- 25.7 SGK - kết hợp với mẫu vật
sưu tầm, tìm thông tin hoàn thành bảng
SGK/ 85 (7 phút).
- HS: Quan sát vật mẫu và tranh, tìm
thông tin để trả lời các câu hỏi về từng
loại lá biến dạng. Mỗi cá nhân điền
những thông tin đã tìm được vào bảng
liệt kê đã kẻ sẵn vào vở. Trao đổi giữa
các thành viên trong nhóm để hoàn
thành bảng liệt kê của nhóm (02 nhóm
làm ra bảng nhóm để treo kết quả trên
bảng sau khi hoàn thiện
- GV: Sau khi các nhóm đã hoàn thiện
bảng, cho 02 nhóm treo kết quả trên
bảng, các nhóm khác đổi phiếu cho
nhau.
- HS trao đổi phiếu, nhận xét bài làm
của nhóm bạn trên bảng
Các nhóm khác đối chiếu kết quả bài
làm của nhóm bạn mà mình đang cầm
nhận xét.
- GV giúp HS hoàn thiện bảng kiến
thức chuẩn.
- HS tự điều chỉnh kiến thức trong
bảng nếu điền chưa đúng.
- GV: Dựa vào bảng kiến thức hãy cho
biết có những loại là biến dạng nào?
Đặc điểm của lá biến dạng, Lấy ví dụ.
- HS suy nghĩ cá nhân, trả lời.
- GV: Mở rộng: Ở địa phương có
những loại lá biến dạng nào? Chức
năng?
- HS liên hệ thực tế.
1. Có những loại lá biến dạng nào?
Nội dung: Bảng Các loại lá biến dạng
Bảng. Các loại lá biến dạng
2. Tìm hiểu ý nghĩa của lá biến dạng
- Yêu cầu cá nhân HS xem lại
bảng/tr85 và cho biết:
+ Đặc điểm hình thái của lá biến dạng
có gì khác những lá thường?
+ Những biến dạng đó nhằm mục đích
gì?
-> Vậy, biến dạng của lá có ý nghĩa gì
đối với cây?
- HS hoạt động độc lập, dựa vào bảng
kiến thức vừa hoàn thiện tìm câu trả lời
1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ
sung (HS tương tác trong hoạt động).
- GV chốt kiến thức
2. Biến dạng của lá có ý nghĩa gì?
- Lá của một số loại cây đã biến đổi
hình thái thích hợp với các chức năng
khác trong những hoàn cảnh khác
nhau.
- Ví dụ: Như lá biến thành gai, lá biến
thành tua cuốn hoặc tay móc, lá vảy, lá
dự trữ chất hữu cơ, lá bắt mồi
Hoạt động 3 : Luyện tập
- GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi. HS hoạt động cá nhân trả lời:
+ Kể tên các loại lá biến dạng? Chức ăng của mỗi loại là gì? Cho VD.
+ Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì? Vì sao lá của một số loại cây sương
rồng biến thành gai?
Hoạt động 4 : Vận dụng
- Yêu cầu HS giải thích hiện tượng thực tế:
TT
Tên
vật mẫu
Đặc điểm hình thái của
lá biến dạng
Chức năng của
lá biến dạng
Tên
lá biến dạng
1 Xương
rồng
- Lá có dạng gai nhọn. - Giảm thoát hơi
nước.
Lá biến thành
gai
2 Lá
đậu Hà lan
- Lá chét có dạng tua
cuốn.
- Giúp cây leo lên Tua cuốn.
3 Lá mây - Lá có dạng tay móc. - Giúp cây leo lên Tay móc
4 Củ dong
ta
- Lá phủ trên thân rễ,
dạng vảy mỏng, không
có màu xanh.
- Bảo vệ chồi của
thân rễ.
Lá vảy
5 Củ hành - Bẹ lá phình to thành
vảy dày, màu trắng.
- Chứa chất dự trữ
cho cây.
Lá dự trữ
6 Cây
bèo đất
- Trên lá có nhiều lông
tuyến tiết dịch thu hút
sâu bọ (ruồi).
- Bắt và tiêu hóa
ruồi.
Lá bắt mồi
7 Cây nắp
ấm
- Gân lá kéo dài, phình to
thành bình có nắp. Thành
bình có tuyến tiết dịch thu
hút và tiêu hóa sâu bọ.
- Bắt và tiêu hóa
sâu bọ chui vào
bình.
Lá bắt mồi
Lá của một số loại cây xương rồng biến thành gai vậy bộ phận nào của
cây sẽ đảm nhiệm chức năng quang hợp?
Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Ngoài các ví dụ về lá biến dạng đã học ở lớp. Lấy thêm các ví dụ khác
trong thực tế.
- Hãy phát hiện thêm những cây khác ở địa phương em có lá biến dạng,
nói rõ lá biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGKtr85.
- Đọc mục “Em có biết”
- Bài tập : Chương I, II, III, IV. Làm bài tập trang 12, 15, 42, 45, 47, 60,
64 SGK chuẩn bị cho tiết sau là tiết bài tập.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_2728_nam_hoc_2019_2020_truong_th.pdf