Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS lựa chọn được cách thiết kế thí nghiệm chứng minh cho kết luận: phần lớn

nước do rễ hút vào cây đó được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước.

- Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.

- Giải thích được ý nghĩa của một số biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích kết quả thí nghiệm -> tìm kiến thức.

3. Thái độ:

- GD lòng say mê môn học, ham hiểu biết.

4. Định hướng năng lực:

a) Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề.

b) Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Nội dung bài mới

2. HS: N/c nội dung bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, hợp tác trong nhóm nhỏ.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, đọc tích cực.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

(?) Hô hấp là gì? Viết sơ đồ hô hấp?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:

- GV: Chúng ta đều biết cây cần nước để quang hợp và sử dụng cho 1 số hoạt động

khác nên hàng ngày rễ phải hút rất nhiều nước. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà

khoa học cây chỉ giữ lại 1 phần rất nhỏ. Còn phần lớn nước đi đâu?

- HS dự đoán.

- GV: muốn biết phần lớn nước vào cây đi đâu ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.

pdf82 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 01/11/2019 – 6A4 02/11/2019 – 6A2 Tiết 26 - Bài 23: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG? I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế thí nghiệm đơn giản, HS phát hiện được có hiện tượng hô hấp ở cây xanh - Giải thích được ở cây hô hấp xảy ra suốt ngày đêm dùng oxi để phân hủy chất hữu cơ thành CO2, H2O và sản sinh năng lượng. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm tìm kiến thức. - Tập thiết kế thí nghiệm. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng say mê môn học. 4. Định hướng năng lực: a, Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề b, Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: túi giấy đen, cốc thủy tinh, đóm, diêm, cây trồng trong cốc, tấm kính. 2. HS: túi giấy đen, cốc thủy tinh, đóm, diêm, cây trồng trong cốc, tấm kính. đọc trước bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm, đọc tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp? Quang hợp có ý nghĩa gì? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (?) Lá cây thực hiện quang hợp dưới ánh sáng đã nhả ra khí oxi. Vậy lá cây có hô hấp không? Làm thế nào để biết được? HS: HĐ cá nhân trả lời GV: Không nhận xét đúng sai -> dẫn dắt vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Gọi 1 HS đọc lớn ND SGK cung cấp về thí nghiệm 1. 1. Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây. a) Thí nghiệm 1: (Lan và Hải) HS: Đọc bài. - Yêu cầu HS; Quan sát H 23.1 và ND SGK -> trả lời các câu hỏi: (?) Không khí trong hai chuông đều có chất khí gì? Vì sao em biết? - HS: Không khí trong hai chuông đều có khí cacbonic vì cốc nước vôi trong ở cả hai chuông đều có lớp váng trên mặt. (?) Vì sao cốc nước vôi trong ở chuông A có váng đục dày hơn? - HS: Vì ở chuông A, cây đó thải thêm khí ccabonic -> khí cacbonic ở chuông A nhiều hơn ở chuông B. (?) Vậy, từ kết quả thí nghiệm 1 em rút ra được kết luận gì? - HS trả lời - GV: Cho HS quan sát các dụng cụ H.23.2 SGK và đọc thông tin, thảo luận cặp đôi để thực hiện phần lệnh SGK /78. (?) An và Dũng sẽ bố trí T.N như thế nào? Thử kết quả T.N ra sao, để biết cây lấy ôxi trong khí? - HS: Quan sát các dụng cụ thí nghiệm ở H. 23.2, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày kết quả trước lớp. - Đại diện một nhóm thực hành thí nghiệm và trả lời các câu hỏi phần lệnh SGK, các em khác bổ sung. (?) Vậy lá cây có hô hấp không? - HS trả lời. - Trả lời các câu hỏi dưới sự điều khiển của GV. - Khi không có ánh sáng, cây thải ra nhiều khí cacbonic. b) Thí nghiệm 2: (An và Dũng) - Cây có Hô hấp vì cây xanh cũng lấy khí oxi và thải khí cacbonic ra môi trường. - GV: Gọi HS đọc ND SGK cung cấp. - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. (?) Cây hô hấp vào thời gian nào? (?) Hãy viết sơ đồ hiện tượng hô hấp ở cây? (?) Hô hấp là gì? Có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây? 2. Hô hấp của cây. - Cây hô hấp suốt cả ngày đêm, tất cả các cơ quan đều tham gia. * Sơ đồ: Chất hữu cơ + khí ôxi → năng lượng + khí cacbonic + hơi nước. - Hô hấp ở cây là quá trình lấy khí ôxi để phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây đồng thời thải khí cacbônic và (?) Người ta dùng biện pháp nào để giúp rễ và hạt mới gieo hô hấp dễ dàng hơn? - GV điều chỉnh, chốt kiến thức. nước. - Phải làm cho đất thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho hạt mới gieo và rễ hô hấp tốt để góp phần nâng cao năng xuất cây trồng. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK, trả lời câu hỏi: Câu 1: Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây? + Hô hấp ở cây là quá trình lấy khí ôxi để phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây đồng thời thải khí cacbônic và nước. + Vì hô hấp giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây. Câu 2: Trong quá trình hô hấp cây nhả ra khí: a/ Oxi. c/ Cả oxi và cacbonic. b/ Cacbonic d/ Oxi hoặc cacbonic. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Hãy giải thích câu tục ngữ: “ Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân” + Khi được phơi nỏ, nước trong đất bốc hơi hết (khô) nhường chỗ cho không khí, tạo điều kiện cho rễ hô hấp tốt, hút được nhiều nước và muối khoáng cung ấp cho cây, ví như được bón thêm phân. Mặc khác, khi đất được phơi nỏ thì nhiều trứng sâu bệnh, mầm cỏ dại cũng bị tiêu diệt tạo điều kiện cho cây phát triển tốt. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. GV giao nhiệm vụ HS về nhà: - Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK/79. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: Lưu ý chuẩn bị cho tiết 30, bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và bài 27 - Các nhóm chuẩn bị: đoạn rau má, củ khoai lang có mầm, củ gừng, củ nghệ có mầm, lá cây thuốc bỏng đặt xuống đất ẩm trước 2 tuần. - Giâm 1 số cành cây xuống đất ẩm. .......................................................................... Ngày giảng: 04/11/2019 – 6A2 06/11/2019 – 6A4 Tiết 27 - Bài 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐÃ ĐI ĐÂU? I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS lựa chọn được cách thiết kế thí nghiệm chứng minh cho kết luận: phần lớn nước do rễ hút vào cây đó được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước. - Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá. - Giải thích được ý nghĩa của một số biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích kết quả thí nghiệm -> tìm kiến thức. 3. Thái độ: - GD lòng say mê môn học, ham hiểu biết. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề. b) Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Nội dung bài mới 2. HS: N/c nội dung bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, đọc tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Hô hấp là gì? Viết sơ đồ hô hấp? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: - GV: Chúng ta đều biết cây cần nước để quang hợp và sử dụng cho 1 số hoạt động khác nên hàng ngày rễ phải hút rất nhiều nước. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học cây chỉ giữ lại 1 phần rất nhỏ. Còn phần lớn nước đi đâu? - HS dự đoán. - GV: muốn biết phần lớn nước vào cây đi đâu ta cùng nghiên cứu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Gọi HS đọc thông tin SGK. - HS: Đọc bài. (?) Một số HS đó dự đoán điều gì? + Dự đoán: phần lớn nước do rễ hút vào được lá 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu? a) Thí nghiệm: SGK thải ra ngoài do thoát hơi nước qua lá. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm tìm hiểu 2 thí nghiệm và trả lời câu hỏi thảo luận. (?) Vì sao trong cả hai thí nghiệm đều sử dụng cây tươi: 1 cây còn đủ rễ, thân, lá còn một cây có rễ, thân, không có lá? + Vì thí nghiệm nhằm chứng minh vai trò của lá. (?) Để kiểm tra dự đoán ban đầu, em chọn thí nghiệm nào? Vì sao? - Mỗi nhóm nêu lựa lựa chọn của nhóm mình và giải thích sự lựa chọn đó. (?) Có thể rút ra kết luận gì? + Nước thoát ra ngoài qua lỗ khí của lá. b) Kết luận: Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá. - Yêu cầu HS theo dõi ND SGK và trả lời câu hỏi: (?) Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây? - HS: tự nghiên cứu SGK và nêu được ýnghĩa của sự thoát hơi nước qua lá. * Ý nghĩa: + Tạo sức hút làm cho nước và muối khoáng vận chuyển được từ rễ lên lá. + Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng Mặt trời và nhiệt độ cao. 2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá: + Tạo sức hút làm cho nước và muối khoáng vận chuyển được từ rễ lên lá. + Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng Mặt trời và nhiệt độ cao. - Yêu cầu HS đọc ND SGK. (?) Tại sao những ngày nắng nóng, gió mạnh, độ ẩm không khí giảm phải tưới nước nhiều cho cây? - HS đọc bài và trả lời: + Vì những ngày này, sự thoát hơi nước qua lá tăng -> cây thiếu nước -> Sự quang hợp của lá giảm hoặc ngừng trệ -> các hoạt động sống ngừng -> Cây héo và có thể chết -> Phải tưới nước nhiều cho cây. (?) Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc những điều kiện nào? + Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc những điều 3. Tìm hiểu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá: - Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc những điều kiện bên ngoài: ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm không khí. kiện bên ngoài: ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm không khí. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - HS: Đọc phần ghi nhớ SGK. (?) Phần lớn nước vào cây đi đâu? - HS: Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lá. (?) Ý nghĩa của sự thoát hơi nước là: a/ Tạo ra sức hút làm cho nước và muối khoáng hoà tan được vận chuyển từ rễ lên thân lá. b/ Làm dịu mát lá. c/ Giúp lá quang hợp được. d/ Chỉ câu a, b đúng. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (?) Tại sao khi đánh cây để đem trồng nơi khác người ta thường chọn những ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn? - Chọn ngày râm mát -> tránh nhiệt đô cao ảnh hưởng đến cây. Tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn -> giảm sự thoát hơi nước qua lá vì cây mới trồng rễ chưa tự lấy được nước. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Học bài, trả lời các câu hỏi SGk - Đọc phần: Em có biết V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - GV giao nhiệm vụ HS về nhà: - Nghiên cứu bài 25, trả lời các câu hỏi sau: + Có những loại lá biến dạng nào? + Biến dạng của lá có ý nghĩa gì? - Mỗi nhóm chuẩn bị các loại lá: cây nắp ấm, lá dong ta, củ hành tây, lá mây, xương rồng. .............................................................................. Ngày giảng: 08/11/2019 – 6A4 09/11/2019 – 6A2 Tiết 28 - Bài 25: BIẾN DẠNG CỦA LÁ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được các dạng lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và do môi trường. 2. Kỹ năng: - Thu thập về các dạng và kiểu phân bố lá. 3. Thái độ: - GD ý thức bảo vệ thực vật. 4. Định hướng năng lực: a, Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác b, Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ, khoa học II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Tranh SGK, mẫu vật theo tranh. 2. HS: Chuẩn bị mẫu vật: đoạn thân xương rồng, cành đậu hà lan, ngọn mây, củ dong ta, củ hành. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, đọc tích cực. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - GV: Phiến lá thường có dạng bản dẹt, chức năng chính của lá là chế tạo chất dinh dưỡng cho cây. Lá của cây sương rồng sống ở sa mạc có đặc điểm này không? Giải thích? - HS hoạt động cá nhân trả lời GV: Không nhận xét đúng sai -> Phiến lá thường có dạng bản dẹt, chức năng chính của lá là chế tạo chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng ở 1 số cây do thực hiện những chức năng khác, lá đã bị biến dạng. Vậy có những loại lá biến dạng nào? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Yêu cầu HS đặt mẫu vật theo nhóm. - HS: Đặt mẫu vật theo nhóm. - GV: Gọi HS đọc nội dung SGK cung cấp về 1. Có những loại lá biến dạng nào? cây bèo đất và cây nắp ấm. - Yêu cầu HS quan sát H 25.1 -> 5, kết hợp nội dung SGK trả lời câu hỏi phần lệnh SGK. - HS đọc bài. Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần). + H25.1: Cây xương rồng: Lá biến thành gai. Giúp giảm bớt sự thoát hơi nước. + H25.2: cành đậu Hà lan: Lá chét biến thành tua cuốn. H25.3: cành mây: Lá ở ngọn cây mây biến thành tay móc -> Giúp cây leo lên. + H25.4: Củ dong ta: Lá dạng vảy, không có màu xanh. Bảo vệ chồi của thân rễ. + H25.5: Củ hành: Phần phình to thành củ do bẹ lá biến đổi thành và có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng. - Quan sát H 25.6 và 25.7 cho biết: (?) Lá cây bèo đất và cây nắp ấm đó có những biến đổi như thế nào, và làm chức năng gì? + Biến đổi thành bộ phận bắt mồi -> Chức năng: bắt và tiêu hóa con mồi. (?) Có những loại lá biến dạng nào? - HS trả lời. - Các dạng lá biến dạng: thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thiện nội dung bảng SGK.T85 - Hoạt động nhóm hoàn thành bảng. -> Đại diện nhóm hoàn thành bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung. (?) Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì? - HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức. 2. Biến dạng của lá có ý nghĩa gì? - Lá một số loại cây biến đổi hình thái thích hợp với chức năng ở những điều kiện sống khác nhau. TT Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái của lá biến dạng Chức năng của lá biến dạng Tên lá biến dạng 1 Xương rồng Lá có gai nhọn - Làm giảm sự thoát hơi nước - Lá biến thành gai 2 Đậu Hà Lan Lá có gai tua cuốn - Giúp cây leo cao - Tua cuốn 3 Lá cây mây Lá có dạng tay móc - Giúp cây leo cao - Tay móc 4 Củ giềng Lá có dạng vảy - Che chở và bảo vệ cho chồi của thân rễ - Lá vảy 5 Củ hành Lá có bẹ phình to - Chứa chất dự trữ - Lá dự trữ thành vảy 6 Cây bèo đất Trên lá có nhiều tuyến lông - Bắt và tiêu hoá mồi - Lá bắt mồi 7 Cây nắp ấm Gân lá biến thành bình - Bắt và tiêu hoá sâu bọ khi chui vào bình. - Lá bắt mồi. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (?) Có những loại lá biến dạng nào? Chức năng của mỗi loại là gì? - GV: Lá biến thành gai có chức năng: a/ giảm sự thoát hơi nước. b/ Chứa chất dự trữ cho cây. c/ Giúp cây bám để leo lên cao. d/ Che chở, bảo vệ cho chồi ngọn. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Liên hệ thực tế giải thích: Lá của một số loại cây xương rồng biến thành gai vậy bộ phận nào của cây sẽ đảm nhiệm chức năng quang hợp? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK - Đọc phần: Em có biết. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Ôn lại kiến thức đã học ở chương IV. - Xem lại tất cả các bải tập trong SGK từ đầu năm đến nay, đặc biệt những bài tập khó ghi lại chuẩn bị cho tiết bài tập sau. Ngày giảng: 11/11/2019 – 6A2 13/11/2019 – 6A4 Tiết 29: BÀI TẬP: CHƯƠNG I, II, III, IV I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Vận dụng kiến thức đã học ở chương I, II, III, IV HS làm được 1 số BT. - Giải thích được 1 số hiện tượng thực tế. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh và vận dụng kiến thức thực tế. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học và thiên nhiên. 4. Định hướng năng lực a, Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. b, Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ, khoa học II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Chuẩn bị 1 số BT. 2. HS: Ôn tập kiến thức các chương I, II, III, IV III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - GV: Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung đã học từ chương I đến chương IV -> Hôm nay chúng ta sẽ làm một số bài tập liên quan. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV đưa ra nội dung BT, yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiện. - HS: lần lượt lên bảng làm bài tập. - GV: Cho HS nhận xét, sửa sai. I. Bài tập chương I: Tế bào thực vật Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: BT1: - Cấu tạo tế bào thực vật gồm: + Vách tế bào: ổn định hình dạng tế bào. + Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào. + Chất tế bào: là chất keo lỏng, trong chứa nhiều bào quan, trong đó có lục lạp. + Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. - Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào. BT2: - Chỉ các tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia. - Tế bào lớn lên và phân chia giúp cây sinh trưởng và phát triển. - GV đưa ra nội dung BT, yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiện. - HS: lần lượt lên bảng làm bài tập. - GV: Cho HS nhận xét, sửa sai. II. Bài tập chương II: Rễ Câu 1: Điền vào chỗ trống cho thích hợp: - Có 2 loại rễ chính: + Rễ cọc: có rễ cái to và nhiều rễ con + Rễ chùm: gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau mọc toả ra từ gốc thân. Câu 2: Rễ gồm 4 miền: + Miền trưởng thành: chức năng dẫn truyền. + Miền hút: gồm các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng. + Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra. + Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ. Câu 3: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng: Trong các nhóm sau đây, nhóm nào gồm toàn cây có rễ cọc: a. Cây xoài, cây dừa, cây đậu, cây hoa hồng. b. Cây bưởi, cây cà chua, cây hành, cây cải. c. Cây táo, cây mít, cây su hào, cây bí xanh. d. Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây ngô. - GV đưa ra nội dung BT, yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiện. - HS: lần lượt lên bảng làm bài tập. - HS điền các từ sau: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách, chồi lá, chồi hoa, quả, thân leo, tua cuốn, thân quấn. - GV: Cho HS nhận xét, sửa sai. III. Bài tập chương III: Thân. Câu 1: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong bài dưới đây: - Nhà tôi trồng 1 cây mướp, tôi thường xuyên chăm sóc nên cây lớn rất nhanh. Khi quan sát cây mướp, thấy rõ thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. - Những cành mướp với nhiều lá to, phát triển từ chồi lá và những chùm hoa mướp vàng phát triển từ chồi hoa. - Chưa đầy 2 tháng cây mướp nhà tôi đã phủ đầy giàn, che nắng cho sân. Nó cho tôi quả thật ngon. - Có bạn hỏi, cây mướp là loại thân gì? Nó là thân leo, có cách leo bằng tua cuốn, khác với cây mồng tơi trong vườn cũng là thân leo nhưng lại leo bằng thân quấn. Câu 2: Để tăng năng suất cây trồng, tùy loại cây mà bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp. + Bấm ngọn những cây lấy thân, lá, quả. VD: đậu, mướp, bí + Tỉa cành những cây lấy gỗ, lấy sợi. VD: bạch đàn, đay, gai - GV gọi 2 HS lên bảng trình bày: (?) Khái niệm quang hợp? Viết sơ đồ? (?) Khái niệm hô hấp? Viết sơ đồ? - 2 HS lên bảng thực hiện. - GV đưa nội dung BT yêu vầu HS hoạt động nhóm bàn để hoàn thiện. - HS thảo luận nhóm và hoàn thiện bảng. - GV: Cho HS nhận xét, sửa sai. IV. Bài tập chương IV: Lá - KN quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. - Sơ đồ tóm tắt của quang hợp: AS Nước + Khí cacbônic Tinh bột + ôxi. Diệp lục - KN hô hấp: Hô hấp là quá trình cây lấy oxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra môi trường khí cacbonic và hơi nước. - Sơ đồ Hô hấp: Chất hữu cơ + O2 -> Năng lượng + CO2 + Hơi nước TT Tên vật mẫu Tên lá biến dạng Chức năng của lá biến dạng 1 Xương rồng - Lá biến thành gai - Làm giảm sự thoát hơi nước 2 Đậu Hà Lan - Tua cuốn - Giúp cây leo cao 3 Lá cây mây - Tay móc - Giúp cây leo cao 4 Củ giềng - Lá vảy - Che chở và bảo vệ cho chồi của thân rễ 5 Củ hành - Lá dự trữ - Chứa chất dự trữ 6 Cây bèo đất - Lá bắt mồi - Bắt và tiêu hoá mồi 7 Cây nắp ấm - Lá bắt mồi. - Bắt và tiêu hoá sâu bọ khi chui vào bình. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (Không luyện tập) HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - GV nêu câu hỏi: (?) Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? + Vì ban đêm cây hô hấp lấy khí ôxi không khí trong phòng và thải ra khí cacbonic. Nếu đóng kính cửa không khí trong phòng sẽ thiếu khí ôxi và rất nhiều khí cacbonic nên người ngủ dễ bị ngạt và có thể chết. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Phát hiện thêm những cây khác ở địa phương em có lá biến dạng. Nói rõ lá biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: GV giao nhiệm vụ HS về nhà: - Chuẩn bị cho tiết 30 sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nghiên cứu thông tin, quan sát hình 26.1 – hình 2.4 trả lời câu hỏi SGK/87,88 - Các nhóm mang mẫu vật đã chuẩn bị. .. Ngày giảng: 15/11/2019 – 6A4 16/11/2019 – 6A2 CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG Tiết 30 - Bài 26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cơ thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá). - Biết được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. 4. Định hướng năng lực a, Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. b, Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ, khoa học II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bảng phụ 2. HS: Kẻ bảng SGK.T88 vào vở BT. Chuẩn bị vật mẫu: một đoạn thân rau má, củ gừng có chồi, củ khoai lang có chồi, lá thuốc bỏng đã lên cây con. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - GV đưa hình ảnh lá cây thuốc bỏng già khi dụng xuống đất ở mép là có cây con. (?) Cây mới đó được hình thành từ bộ phận nào của cây? - HS trả lời - GV: Sự tạo thành cây mới như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS đặt mẫu vật đã chuẩn bị theo nhóm. I. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa. - HS đặt mẫu vật theo nhóm. - Hãy quan sát vật mẫu, kết hợp tranh H26.1 -> H 26.4, hoạt động nhóm trả lời câu hỏi phần lệnh SGK. - HS hoạt động nhóm -> Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần) + Mỗi mấu thân ra rễ và chồi. + Mỗi mấu thân có thể tạo được cây mới vì có đủ rễ, thân, lá. + Được vì củ gừng sẽ nảy mầm tạo thành cây mới. - Giải thích thêm: vì trong củ gừng (thân rễ) có nhiều chất dự trữ, gặp đất ẩm (đủ nước, oxi) -> củ sẽ hô hấp -> năng lượng cung cấp cho củ để củ nảy mầm. + Có thể tạo thành cây mới vì củ khoai lang mọc mầm (giải thích tương tự củ gừng). + Có vì từ mép lá sẽ mọc ra cây con. - Từ những kiến thưc trên, hãy hoạt động cá nhân hoàn thành bảng SGK.T88. - Kẻ bảng -> yêu cầu HS hoàn thành. - Lần lượt HS hoàn thành bảng. -> Vậy, cây mới có thể được tạo thành từ những cơ quan sinh dưỡng nào của cây và trong điều kiện nào? - HS trả lời - Trong điều kiện đất ẩm cây có khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá. - GV treo bảng phụ và yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm BT điền chữ vào ô trống. - Gọi lần lượt HS lên hoàn thành. - HS hoàn thiện bảng phụ. - GV nhận xét chung. -> Vậy, sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? II. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây. - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá). HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - HS: Đọc kết luận SGK - GV: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? - HS: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng. - GV: Nhóm cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là: a/ Xà cừ, cao su, bạch đàn b/ Khoai lang, thuốc bỏng, rau má c/ Gừng, nghệ, mít. d/ Xoài, ổi, lúa HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi: (?) Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ thế nào? Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào. Tại sao không trồng bằng củ? - Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ trong điều kiện độ ẩm thấp. Để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn, người ta không trồng khoai lang bằng củ. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. GV giao nhiệm vụ HS về nhà: Hãy tìm hiểu một số cây khác có khả năng sinh sản bằng thân bò, sinh sản bằng lá mà em biết? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Nghiên cứu bài 27, trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là giâm cành? Giâm cành khác với chiết cành như thế nào? + Ghép cây là gì? Cho VD về 1 số cây được nhân dân ta ghép trong trồng trọt. - Chu

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_2.pdf