I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Mô tả được cây Hạt trần (ví dụ cây thông) là thực vật có thân gỗ lớn và mạch dẫn phức tạp, sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, làm việc độc lập.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs yêu thích bộ môn.
4. Định hướng năng lực
1. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sống yêu thương , sống tự chủ.
2. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, ham mê tìm hiểu khoa học, yêu cuộc sống, sống yêu thương , sống tự chủ
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Phương tiện: 1 cành thông nhỏ, các nón rời đã già; H. 40.3A và H. 40.3B.
2. HS: Xem lại các bài học trước: bài 13 mục 2(các loại thân), bài 28 (cấu tạo của hoa).
Thu nhặt các nón cái thông đã chín (nếu có).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. KTDH: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 40: Hạt trần - Cây thông - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 12/05/2020
Tiết 45. Bài 40: HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Mô tả được cây Hạt trần (ví dụ cây thông) là thực vật có thân gỗ lớn và mạch dẫn phức tạp, sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, làm việc độc lập.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs yêu thích bộ môn.
4. Định hướng năng lực
1. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sống yêu thương , sống tự chủ.
2. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, ham mê tìm hiểu khoa học, yêu cuộc sống, sống yêu thương , sống tự chủ
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Phương tiện: 1 cành thông nhỏ, các nón rời đã già; H. 40.3A và H. 40.3B.
2. HS: sXem lại các bài học trước: bài 13 mục 2(các loại thân), bài 28 (cấu tạo của hoa).
s Thu nhặt các nón cái thông đã chín (nếu có).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. KTDH: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 1: Khởi động
- HT: hđ tòan lớp
GV: Cho HS xem 1 nón thông và hỏi tên gọi của nó là gì
HS: HĐ cá nhân trả lời, NX...
GV: Không nhận xét đúng sai, dẫn dắt bài mới.
H. 40.1 cho thấy một nón thông đã chín mà ta thường gọi đó là “Quả” vì nó mang các hạt. Nhưng gọi như vậy đã chính xác chưa? Ta biết quả phát triển từ hoa (bầu nhuy). Vậy thông đã có hoa, quả thật sự chưa?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của Thông
HĐ của GV
HĐ của HS
- Gv Y/c HS QS H40.2 + Vật mẫu mang đến lớp.
- Yêu cầu Hs hđ nhóm nhỏ (bàn): quan sát và ghi lại các đặc điểm cành, lá Thông.
(?) Cơ quan sinh dưỡng của Thông gồm những bộ phận nào
(?) Thông có dạng thân gì? Đặc điểm bên ngoài của thân
(?) Hình dạng lá Thông? Lá Thông có cuống hay không
(*) GT: Rừng cây lá kim (Địa lý)
(?) Trong thân, rễ đã có mạch dẫn chưa
I. Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của Thông:
- Quan sát hình SGK + vật mẫu.
- Hoạt đông nhóm theo yêu cầu của Gv.
-> Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác NX.
- Cơ quan sinh dưỡng của Thông gồm: rễ, thân, lá.
+ Thân: dạng thân gỗ, xù xì.
+ Lá: nhỏ, dài (hình kim), không có cuống.
- Nghe.
+ Đã có mạch dẫn cấu tạo phức tạp.
* Tiểu kết:
- Cơ quan sinh dưỡng của Thông gồm: rễ, thân, lá.
+ Thân: dạng thân gỗ, xù xì.
+ Lá: nhỏ, dài (hình kim), không có cuống.
+ Đã có mạch dẫn cấu tạo phức tạp.
- Thông đã có Hoa chưa? Cơ quan sinh sản của Thông là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ quan sinh sản của Thông (nón)
- Yêu cầu HS xác định vị trí nón đực, nón cái trên H 40.2
-> Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
?Trình bày cấu tạo nón đực và nón cái. So sánh một nón với một Hoa -> hoàn thành bảng/tr.133
(?) Hình dạng ngoài của nón đực
(?) Mỗi nón đực có cấu tạo như thế nào
(?) Hình dạng ngoài của nón cái
(?) Mỗi nón cái có cấu tạo như thế nào
- Treo bảng phụ/tr.133
-> Yêu cầu HS lần lượt hoàn thành bảng.
- Hoàn chỉnh.
(?) Vậy có thể coi “nón” là một “Hoa” được không? Vì sao?
? Hạt thông có đặc điểm gì
(?) So sánh hạt Thông với hạt quả dưa hấu tìm điểm khác nhau
(?) Vậy. Cây Thông đã có Hoa, quả chưa
(?) Đặc điểm chung của cây Hạt trần
(*) MR: So sánh đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản cây Thông và cây dương xỉ -> tìm điểm tiến hóa?
II. Cơ quan sinh sản của Thông (nón):
- Hs Xác định trên tranh.
- Quan sát tranh.
- Hoạt động nhóm.
- Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. Mỗi nón đực gồm:
+ Trục nón.
+ Vảy (nhị).
+ Túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng rẽ tứng chiếc. Mỗi nón cái gồm:
+ Trục nón.
+ Vảy (lá noãn).
+ Noãn.
- Hoàn thành bảng.
-> HS khác nhận xét.
- Không thể coi “nón” là một “Hoa” vì nón không có đủ các bộ phận của Hoa.
- Hạt có cánh mỏng, nhỏ nhẹ.
- Hạt Thông nằm trên vảy (nằm trần).
Hạt dưa hấu: nằm trong quả, được bao bọc bởi vỏ quả.
- Cây Thông chưa có hoa, quả.
* Đặc điểm chung của cây Hạt trần: đã có rễ, thân, lá, mạch dẫn có cấu tạo phức tạp. Có hạt và sinh sản bằng hạt nhưng chưa có hoa, quả thật sự nên noãn và hạt còn nằm trần.
- Dương xỉ: sinh sản bằng bào tử.
Thông: sinh sản bằng hạt, phôi nằm trong hạt -> được bảo vệ tốt hơn bào tử.
-> Cơ quan sinh sản của Thông tiến hóa hơn dương xỉ.
* Tiểu kết:
- Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. Mỗi nón đực gồm:
+ Trục nón.
+ Vảy (nhị).
+ Túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng rẽ tứng chiếc. Mỗi nón cái gồm:
+ Trục nón.
+ Vảy (lá noãn).
+ Noãn.
- Hạt có cánh mỏng, nhỏ nhẹ.
* Đặc điểm chung của cây Hạt trần: đã có rễ, thân, lá, mạch dẫn có cấu tạo phức tạp. Có hạt và sinh sản bằng hạt nhưng chưa có hoa, quả thật sự nên noãn và hạt còn nằm trần.
Hoạt động 3: Giá trị của cây Hạt trần
- Yêu cầu HS đọc ND SGK.
(?) Cây Hạt trần có giá trị như thế nào VD.
- GT: đặc điểm một số cây Hạt trần và tên thường gọi.
(*) GD: ý thức bảo vệ thực vật: cây hạt trần.
III. Giá trị của cây Hạt trần:
- Đọc bài.
- Cho gỗ tốt và thơm: thông, pơmu, hoàng đàn
- Làm cảnh: thông tre, tuế, trắc bách diệp
- Nghe và ghi nhớ.
* Tiểu kết:
- Cho gỗ tốt và thơm: thông, pơmu, hoàng đàn
- Làm cảnh: thông tre, tuế, trắc bách diệp
Hoạt động 3: Luyện tập
PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề
KTDH: Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Định hướng năng lực: NL giải quyết vấn đề
- HT: HĐ cá nhân
Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”.
- GV: cơ quan sinh sản của thông là gì? Cấu tạo ra sao?
- HS: là nón, cấu tạo: - Nón đực: nhỏ, mọc thành cụm.
+ Vảy mang 2 túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái: lớn, mọc riêng lẻ
+ Vảy mang 2 noãn
- GV: Cơ quan sinh dưỡng của thông gồm:
a/ thân, lá, rễ
b/ thân, lá, nón
c/ nón đực, nón cái
d/ hoa, quả, hạt
- HS: a
Hoạt động 4: Vận dụng
? So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và dương xỉ
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Học bài, trả lời hai câu hỏi 1, 2 SGK vào vở bài tập.
- Đọc mục “ em có biết”.
- Xem bài mới: “ Hạt kín – Đặc điểm của thực vật hạt kín ”
******************************************************
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_40_hat_tran_cay_thong_nam_hoc_201.doc