Giáo án phụ đạo Ngữ văn 9

A. Mục tiêu

Giúp HS nhớ lại và nắm chắc hơn kiến thức về danh từ, động từ, tính từ

- Nhận biết các danh từ, động từ, tính từ trong các ngữ cảnh cụ thể

- Viết được đoạn văn có chủ đề và chỉ ra các từ loại trong đoạn văn của mình

- Giúp HS củng cố kiến thức về hai thành phần chính của câu.

- Hiểu rõ đặc điểm và vai trò của chủ ngữ và vị ngữ

- Xác định được các thành phần chính của câu trong những ngữ cảnh nhất định. Viết được đoạn văn có chủ đề và xác định được các thnhf phần chính trong các câu văn trong đoạn.

 

doc24 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2072 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án phụ đạo Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/8/2011 Ngày giảng: 30/ 8/2011 Tuần 2 TIẾT 1: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Từ loại, các thành phần chính của câu ) A. Mục tiêu Giúp HS nhớ lại và nắm chắc hơn kiến thức về danh từ, động từ, tính từ - Nhận biết các danh từ, động từ, tính từ trong các ngữ cảnh cụ thể - Viết được đoạn văn có chủ đề và chỉ ra các từ loại trong đoạn văn của mình - Giúp HS củng cố kiến thức về hai thành phần chính của câu. - Hiểu rõ đặc điểm và vai trò của chủ ngữ và vị ngữ - Xác định được các thành phần chính của câu trong những ngữ cảnh nhất định. Viết được đoạn văn có chủ đề và xác định được các thnhf phần chính trong các câu văn trong đoạn. B. Nội dung I. Lý thuyết ? Danh từ là gì? lấy VD về danh từ - Danh từ là những từ chỉ người, vật, khái niệm... DT thường làm chủ ngữ trong câu - Danh từ được chia làm hai loại: DT chung và DT riêng - lấy VD về DT: cây, bàn, ghế, quần áo, người, tôi, Chang A Sài, ... ? Động từ là gì? ĐT có đặc điểm gì? Em hãy lấy ví dụ về ĐT ĐT là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động, trạng thái của sự vật. ĐT có khả năng kết hợp với các từ : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, cữ,...và thường làm vị ngữ trong câu - Lấy VD : Đi, chạy, nhẩy, suy nghĩ, nhìn,... ? Tính từ là gì? lấy ví dụ về tính từ - Tính từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ đặc điểm, tính chất . Tính từ có khả năng kết hợp với những từ: đã, sẽ, đang, rất, quá, cực kì,... và thường làm vị ngữ trong câu hoặc làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ. - Ví dụ về tính từ: đẹp, đắt, rẻ, xanh ngắt, ... ? Gọi tên các thành phần chính của câu Chủ ngữ và vị ngữ ? Nhắc lại đặc điểm của chủ ngữ - Nêu tên sự vật hiện tượng có hành động đặc điểm trạng thái được nêu ở vị ngữ. VD: Bạn Lan / luôn chan hoà với các bạn trong lớp. CN - Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? ? Nêu đặc điểm của vị ngữ - VN là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với phó từ chỉ quan hệ thời gian. - VN thường trả lời cho các câu hỏi : Là gì? Làm gì? làm sao? Như thế nào? VD: Chẳng bao lâu, tôi/ đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng VN II. Bài tập 1. Bài tập 1 Xếp các từ sau thành các nhóm từ loaị khác nhau? ( bàn bạc, ghế, giường, tủ, học, giảng giải, vàng, xanh um, xanh ngắt, học hành, tôi, chúng nó, hai, chín, ngủ, ăn ở, suy nghĩ,) HS: Sắp xếp, lên bảng trình bày 2. Bài tập 2 Em hãy viết một đoạn văn miêu tả và xác định trong đoạn văn các DT, ĐT,TT HS: Viết, lên bảng trình bày, nhận xét GV: Sửa chữa, bổ sung 3. Bài tập 3 ? Xác định các thành phần chính của các câu trong đoạn văn sau Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. HS làm bài và lên bảng trình bày GV: Nhận xét, sửa chữa 4. Bài tập 4: ? Em hãy đặt 3 câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Là gì? làm gì? Như thế nào? HS: Đặt câu, phát biểu GV: Sửa chữa 1. Bạn Lan đang học bài. 2. Dế Mèn là chàng dế sớm có lòng tự trọng. 3. Bạn Lan luôn sống chan hoà với mọi người. 5. Bài tập 5 Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu( Chủ đề tự chọn) sau đó xác định các thành phần chính trong các câu đó. HS: Viết, trình bày, nhận xét Hướng dẫn tự học HS: Nắm chắc đặc điểm của hai thành phần chính của câu.Xác định các thanh phần chính của các câu trong một văn bản tự chọn. Ngày soạn: 29/8/2011 Ngày giảng: 6/9 /2011 Tuần 3 TIẾT 2: ÔN TẬP CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI A. Mục tiêu Giúp HS: Hiểu sâu hơn các phương châm hội thoại - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng các phương châm hội thoại trong một tình huống giao tiếp cụ thể. - Có ý thức vân dụng các phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp B. Nội dung I. Lý thuyết ? Nhắc lại các yêu cầu về các phương châm hội thoại đã học. Phương châm về chất: - Trong giao tiếp không nói những điều mà mỡnh khụng tin là đúng hoặc không có bằng chứng xác thực. Phương châm về lượng: - Trong giao tiếp, cần cung cấp cho người tham gia hội thoại lượng thông tin đúng như đũi hỏi của cuộc thoại, khụng được nói thiếu hoặc thừa thông tin. ? Nhắc lại yêu cầu của các phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự - Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói cho đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề - PC cách thức: Khi giao tiếp phải chú ý nói rõ ràng, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. - PC lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác II. Bài tập 1. Bài tập 1: Các trường hợp sau đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại nào? Nói ba hoa thiên tướng. Núi mũ núi mẫm. Có một thốt ra mười. Núi 1 tấc lờn trời. 2. Bài tập 2 ? Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đên phương châm hội thoại nào Ăn đơm nói đặt Ăn ốc nói mò Ăn không nói có Cãi chày cãi cối Khua môi múa mép Nói dơi nói chuột Hứa hươu hứa vượn GV: Hướng dẫn HS giải thích nghĩa của các thành ngữ Ăn đơm nói đặt: Vu khống đặt điều, bịa chuyện cho người khác Ăn ốc nói mò: Nói không có căn cứ Ăn không nói có: Vu khống, bịa đặt Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả Khua môi múa mép: Nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương Nói dơi nói chuột: Nói linh tinh, không xác thực Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện -> Phương châm về chất 3. Bài tập 3: Viết 1 đoạn hội thoại, phân tích phương châm về chất và lượng thể hiện trong đoạn hội thoại đó. HS: Viết, trình bày GV: Nhận xét, sửa chữa 4. Bài tập 4 ? Chọn các từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống cho phù hợp - Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là chê trách, mỉa mai là /.../ - Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là /.../ - Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là /.../ - Nói tranh vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là /.../ - Nói rành mạch cặn kẽ có trước, có sau là /.../ ( Nói móc, nói ra đầu ra đũa, nói leo, nói mát, nói hớt) ? Cho biết các từ ngữ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào 5. Bài tập 5 Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau Nói băm nói bổ Nói như đấm vào tai Điều nặng tiếng nhẹ Nửa úp nửa mở Mồm loa mép giải Đánh rống lảng Nói như dùi đục chấm mắm cáy GV: Hướng dẫn HS giải thích nghĩa của các thành ngữ trên Nói băm nói bổ: Nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo( PC lịch sự) Nói như đấm vào tai: Nói mạnh trái ý người khác, khó tiếp thu( PC lịch sự) Điều nặng tiếng nhẹ: Nói trách móc, trì triết(PC lịch sự) Nửa úp nửa mở: Nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý( PC cách thức) Mồm loa mép giải: Lắm lời, đanh đá, nói át người khác ( PC lịch sự) Đánh trống lảng: Lảng ra , né tránh , vào một việc nào đó không muốn đề cập nào đó mà người đối thoại đang trao đổi ( PC quan hệ) Nói như dùi đục chấm mắm cáy: Nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị( PC lịch sự) Hướng dẫn tự học Ôn tập các phương châm hội thoại ************************************* Ngày soạn: 5/9/2011 Tuần 4 Ngày giảng: 12/9 /2011 TIẾT 3: ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG 1. Phong cách Hồ Chí Minh, 2. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình và 3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em A. Mục tiêu - Củng cố và khắc sâu kiến thức về nội dung chủ yếu à nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong ba văn bản nhật dụng đã học - Chỳ ý tập trung rốn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho HS, cách vận dụng kiến thức lý thuyết để thực hành viết văn bản. B. Nội dung I. Lý thuyết 1. Hệ thống hóa kiến thức. a. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”. ? Chủ đề của văn bản là gì Chủ đề VB: Hội nhập với TG và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. ? Nhắc lại nội dung chủ yếu của văn bản Nội dung: Chủ yếu đề cập đến phong cách làm việc, phong cách sống của chủ tịch HCM mà nổi bật là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoà dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. ? Cho biết nét đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Nghệ thuật: VB giúp ta hiếu sâu hơn vẻ đẹp văn hoá trong phong cách HCM nhờ cách đan xen giữa kể và bỡnh luận của tỏc giả, nhờ cỏch chọn lọc những chi tiết tiờu biểu trong lối sống của Người như: nơi ở và làm việc, thức ăn, trang phục… Tác giả cũn sử dụng nghệ thuật so sỏnh, đối lập để làm nổi bật trong phong cách HCM. ? ý nghĩa nổi bật của văn bản là gì Ý nghĩa: Phong cách HCM là bài học cho mỗi chúng ta trong việc tiếp thu văn hoá nước ngoài giai đoạn hoà nhập với khu vực và quốc tế. b. Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bỡnh”. Vài nột về tác giả Mác-két (sgk). Mục đích của VB “Đấu tranh … TG hòa bình” : Vạch rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân và kêu gọi mọi người đấu tranh cho 1 TG hòa bình. Thể loại : VB nghị luận. Luận điểm cơ bản, chủ đạo : Chiến tranh hạt nhân là 1 hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy, đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. Hệ thống luận cứ: + Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. + Cuộc chạy đua vũ trang đó làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người, nhất là những người nghèo khổ. + Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi lại ngược lí trí của loài người mà cũn ngược lại với lí trí tự nhiên, phản lại sự tiến hoá. + Vỡ vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc c/tr hạt nhân, đ/tr cho 1 TG hoà bỡnh. c. Văn bản: “Tuyên bố TG… của trẻ em” : + Về nội dung: Bản tuyên bố đề cập tới 1 vấn đề có ý nghĩa hết sức sâu sắc, lớn lao trong bối cảnh TG hiện nay: đó là bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bảo đảm cho tất cả trẻ em 1 tương lai tốt đẹp hơn. Trách nhiệm này không chỉ giới hạn trong 1 quốc gia, 1 dân tộc mà đó trở thành v/đ chung của toàn thể nhân loại, của cộng đồng QT. Xuất phỏt từ thực tiễn, với những lời phõn tớch cụ thể về thuận lợi và khó khăn, bản Tuyên bố đó chỉ rừ những thỏch thức cũng như cơ hội ảnh hưởng trực tiếp tới quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của trẻ em. Trên cơ sở đó xác định rừ trỏch nhiệm của mỗi quốc gia. + Về hỡnh thức: Bản Tuyờn bố đó sử dụng lối lập luận chặt chẽ, cú lớ, cú tỡnh, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống với những dẫn chứng, số liệu cụ thể, vừa có sức tổng hợp, khái quát với những suy nghĩ logic à Đánh dấu 1 bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức của cộng đồng TG về trẻ em. II. Đề bài luyện tập: Câu 1: Khụng những giản dị trong lối sống, Bác cũng giản dị trong nói và viết. Em hãy dẫn ra những lời nói giản dị nhưng đó trở thành những chân lí của dân tộc và thời đại của Bác. Gợi ý: có thể dẫn ra các câu nói: - “Nước VN là một, dân tộc VN là một. Sông có thể cạn, núi có thể mũn song chõn lớ ấy khụng bao giờ thay đổi.”. - “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.” Câu 2: a) Trong số các bài thơ sau đây, bài thơ nào thể hiện rõ nhất lối sống giản dị mà thanh cao của Bác : Cảnh khuya, Rằm thánh giêng, Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pắc Bó. b) Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về phong cách sống giản dị của Bác. HS: làm bài, trình bày GV: Sửa chữa Câu 3 ? Qua văn bản Tuyên bố hế giới về ...của trẻ em hãy viết một đoan ăn trình bày tầm quan trong của vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hiện nay. GV: Hướng dẫn HS - Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu cảu từng nước, cảu cả cộng đồng quốc tế vì nó liên quan đến tương lai của đất nước, tương lai của nhân loại: Trẻ em hôm nay, thé giới ngày mai, vì tương lai con em chúng ta ...đó là những khẩu hiệu thường trực khắp nơi. - Qua việc thực hiện vấn đề này thẻ hiện trình độ văn minh của một đất nước, một xã hội , một thể chế chính trị cao hay thấp, tiến bộ hay lạc hậu, nhân đạo, nhân ái hay phản động vô nhân đạo - Vấn đề này được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng , toàn diên và cụ thể trong hàng loạt những nhiêm vụ và cam két , từng bươc đi có tính toán, cân nhắc. HS: Viết đoạn văn, trình bày GV: Nhận xét, sửa chữa Hướng dẫn tự học ? nắm chắc nội dung và nghệ thuật của văn bản ***************************************** Ngày soạn: 10/9/2011 Tuần 5 Ngày giảng: 20/9 /2011 TIẾT 4: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Xưng hô trong hội thoại; cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp) A. Mục tiêu - Giúp HS: Hệ thống hoá kiến thức về xưng hô trong hội thoại + Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt , đặc diểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt + Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp Hệ thống hoá kiến thức về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại B. Nội dung I. Lý thuyết ? GV: Xưng hô trong hội thoại là một hành động không thể thiếu được ? Trong giao tiếp người việt có thể xưng hô bằng các đại từ nào Số ít Số nghiều Ngôi thứ nhất ( Người nói) tôi, tao, tớ,... Chúng tôi, chúng tao,... Ngôi thứ hai( người nghe) Mày, mi,... Chúng mày, bon mày,... ? ngoài các từ trên tiếng Việt còn xưng hô bằng các từ nào khác nữa - Các từ chỉ qun hệ gia dình: ông, bà, chú, bác,... - Các từ chỉ quan hệ gnhề nghiệp, chức vụ: Thủ trưởng, bác sĩ, giáo sư - Các từ chỉ quan hệ xã hội : bạn,... GV: Bạn bè thân mật còn xưng hô bằng tên ? Rút ra nhận xét về hệ thống các từ xưng hô trong tiếng Việt Tiếng Việt có 1 hệ thống từ ngữ xưng hô đa dạng, phong phú, giàu sắc thái biểu cảm. - Việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại: phù hợp với tỡnh huống giao tiếp, quan hệ trong giao tiếp. ? Nhắc lại có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của người khác - Cách dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyen văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trựcc tiếp dược đặt trong dấu ngoặc kép - Cách dẫn gián tiếp; Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có đièu chỉnh thích hợp lời dẫ giàn tiếp không được đặt trong dáu ngoặc kép II. Bài tập 1. Bài tập 1. Trong T.V, các từ anh, ông đều được sử dụng để chỉ người nói, người nghe và người được nói đến. Hóy lấy vớ dụ minh hoạ. Gợi ý: VD: Anh đi chơi đây à người nói. Mời anh đi ăn cơm à người nghe. Anh ấy đó đi rồi à người được nói đến. 2. Bài tập 2. Xác định ngôi của từ “em” trong các trường hợp sau: Anh em cú nhà khụng? à người nghe (ngôi thứ 2) Anh em đi chơi với bạn rồi. à người nói. Em đó đi học chưa con? à người được nói đến. 3. Bài tập 3: ? Em hãy viết một đoạn hội thoại và chỉ ra các từ ngữ xưng hô được sử dụng trong đoạn hội thoại đó HS; Viết, trình bày GV: Nhận xét, sửa chữa 4. Bài tập 4 ? Chuyển các lời dẫn trực tiếp trong các trường hợp sau thành lời dẫn gián tiếp. Chiều hôm qua, Hoàng tâm sự với tôi: “Hôm nay, mình phải cố chạy cho đủ tiền để gửi cho con”. Nam đó hứa với tụi như đinh đóng cột: “Tối mai, tôi sẽ gặp các bạn ở bền nhà Rồng”. + Gợi ý: Bỏ dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép. Thay vào phần trước lời dẫn từ “rằng” và “là”. Thay đổi một số từ ngữ hợp lí. 5. Bài tập 5 Chuyển các lời dẫn trực tiếp sau đây thành lời dẫn gián tiếp, có thay đổi cấu trúc ngữ pháp nhưng nội dung cơ bản và nghĩa biểu hiện không thay đổi. Ở bài “Hịch tướng sĩ” T.Q.Tuấn khẳng định: “Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có”. Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu bài, thầy giỏo kết luận: “Đường tròn được xác định là đường tập hợp tất cả các điểm cách đều 1 điểm nào đó”. 6. Bài tập 6 ? Em hãy viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý kiến sau và trích dẫn ý kién theo hai cách: trực tiép và giàn tiếp Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùnân tộc, vì các vị ấy là biểu hiện của một dân ộc anh hùng HS: Viết đoạn văn, trình bày GV; Nhận xét và sửa chữa Hướng dẫn tự học Sửa lỗi trong việc sử dụng cách dẫn trực tiwps và cách dẫ giàn tiếp của bản thân trong bài viét TLV. Ngày soạn: 19/9 /2011 Ngày giảng: 27/9/2011 TUẦN 6 - TIẾT 5 ÔN TẬP VĂN BẢN : CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH A. Mục tiêu Hệ thống hoá kiến thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản Phân tích được thái độ của tác giả qua đoạn trích B. Nội dung Gv: Đưa câu hỏi 1. Tìm những chi tiết nói về thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận chúa - Theo Hoàng Lê nhất thống chi thì Trịnh Sâm lúc mới lên ngôi thì thông minh, cứng rắn, trí tuệ hơn người, nhưng khi dẹp xong các ohe phái đối lạp, củng cố được quyền lực thì trở thành kẻ kiêu ngạo, ăn chơi xa xỉ. Đặc biệt chúa say mê Đặng Thị Huệ, làm nhiều diều trái luân thường đạo lí khiến cho cuộc tranh giành quyền lực trong phủ chúa giữa các vương tử diễn ra quyết liệt, đẫm máu. Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh đã cho thấy rõ lối sống xa hoa của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận: + Xây nhiều cung điện nhằm vui chơi thoả thích. Việc xây dựng đền đài diễn ra lliên miên mỗi tháng ba bốn lần chúa ngự giá đi chơi ngắm cảnh + Những lần đi chơi thường huy động nhiều người , bầy những trò lố lăng tốn kém + Chúa tìm cách thu lấy những thứ quý hiếm trong nhân gian ( Không thiếu thứ gì) Đây là hình thức cướp ngày của chúa. 2. Những thủ đoạn nhũng nhiễu , kiếm tiền của quan lại được miêu tả qua những chi tiết nào ? - Thủ đoạn nhũng nhiễu, kiếm tiền của bọn quan lại : Mượn gió bẻ măng =, doạ dẫm để kiếm tiền ; gán cho người khác giấu vật cung phụng để tìm cách moi tiền của họ . Như vậy, với chúa chúng được tiếng là tận tâm tận lực;với dân chúng làm cho điêu đứng, khổ sở, mất của lại mất tiền 3. Phân tích thái độ của tác giả qua doạn này? Thái độ củă Phạm Đình Hổ: - Những chi tiết nói về việc chúa ra sức thu lấy các thứ quý hiếm trong nhan gian cho thấy lòng tham vô đáy của chúa ( đặc biệt là các chi tiết nói về việc lấy cây đa to ) -> thể hiện thái độ bất bình kín dáo của tác giả “ {...}Kẻ thức giả biét đó là triệu bất tường” -> Lời văn mang tính chiêm nghiệm , dự báo về tai hoạ ( đúng là sau khi chúa Trịnh Sâm chết, phủ chúa rơi vào cảnh náo loạn, huynh đệ tương tàn, các phe phái chém giết lẫn nhau) - Đoạn văn kết thúc bằng hình ảnh một cây lê và hai cây lựu đẹp bị chặt nhằm tránh tai hoạ -> Sự chán nản của tác giả trước cuộc dống nhiễu nhương ? Nội dung chủ yếu của đoạn trích là gì ? Đoạn trích phản ánh một cách chân thực lối sống xa hoa, những thói ăn chơi ngông cuồng của vua chúa, quan lại phong kến bằng những nét bút giầu tính tả thực , sinh động và hấp dẫn HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nướ ta vào thời vua Lê chúa Trịnh cuối thế kie XVIII HS Viết đoạn văn, trình bày GV: Nhận xét ? Tìm những chi tiết để thấy rõ được Quang Trung có tài dụng binh như thần GV: Định hướng cho HS Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân (Huế). Ngày 29 đã ra tới Nghệ An vượt khoảng mấy trăm dặm qua núi, qua đèo. Tại đây ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ duyệt binh, chỉ trong 1 ngày. Hôm sau tiến quân ra Tam Điệp, giáp giới Ninh Bình, Thanh Hoá. Đêm 30 tháng chạp quân sĩ lập tức lên đường tiến ra Thăng Long. Tất cả đều đi bộ. Có sách còn kể vua Quang Trung sử dụng cả cáng và võng. Cứ 2 người khiêng thì 1 người được nghỉ. Luân phiên nhau suốt ngày đêm. Từ Tam Điệp ra đến Thăng Long khoảng hơn 100 dặm. Vừa hành quân vừa đánh giặc vậy mà vua Quang Trung khẳng định là mùng 7 tháng giêng sẽ ăn Tết ở Thăng Long. Thực tế đã rút gọn được 2 ngày. Hành quân xa liên tục như vậy nhưng cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, cũng do tài năng tổ chức của người đứng đầu. Hơn 1 vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở 4 doanh điền, hậu, tả, hữu. Theo dõi cuộc hành quân của Nguyễn Huệ từ Tam Điệp trở ra người đọc mới hiểu thế nào là thần tốc. Về lực lượng chia làm 5 đạo cả thuỷ quân và bộ quân. Đại quân chủ yếu là đi bộ. Từ Nghệ An ra, đến đêm 30 tháng chạp (Mậu Thân 1788) đạo quân của Nguyễn Huệ còn ở Tam Điệp mà đến đêm mồng 3 tháng giêng Kỉ Dậu 1789 đã tới Hà Hồi, vượt qua 2 con sông Gián Khẩu và Thanh Quyết. Tiếp cận Thăng Long hơn 100 dặm mà chỉ có 3 ngày. Giữ nguyên tốc độ ấy, mờ sáng ngày mồng 4 Tết. Đại quân đã đến Ngọc Hồi, dập tắt sự khắng cự dữ dội của giặc dưới sự chỉ huy của tên thái thú Sầm Nghi Đống. ? Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ được tác giả khắc hoạ như thế nào - Con ngời hành đọng mạnh mẽ quyết đoán - Trí tuệ sáng suốt nhạy bén + Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời uộc và thế tương quan giữa ta và địch + Trong việ xét đoán và dùng người - ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng - Tài dụng binh như thần - Hình ảnh lẫm liẹt trong chiến trận Hướng dẫn tự học Viết một đoạn văng ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc của Quang Trung đại phá quân Thanh từ tối 30 đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu ( 1789) Ngày soạn: 30/9 /2011 Tuần 7 Ngày giảng: 2 /10 /2011 TIẾT 6 ÔN TẬP VĂN BẢN CHỊ EM THUÝ KIỀU A. Mục tiêu Hệ thống hoá kiến thức về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” Biết cách phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích đó, Rèn kĩ năng viết đoạn văn B. Nội dung I. Lí thuyết ? Em hãy tìm những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều HS: Đọc ? Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều bằng những biẹn pháp nghệ thuật gì? Hãy phân tích GV: Hướng dẫn HS phân tích HS: Viết và đọc bài phân tích cảu mình Tác giả tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước để làm nền tả Thuý Kiều. Nếu ND tả TV trong 4 câu thơ thì khi tả TK tác giả dùng đến 12 câu. Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Một vẻ đẹp vượt trội, vượt chuẩn “càng” phần hơn. TV đẹp đằm thắm nhưng mà chưa tới mức mặn mà, thông tuệ nhưng chưa phải là sắc sảo. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn : Làn thu thuỷ nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Ở Thuý Vân tác giả kg hề tả đôi mắt mà chỉ tả nét lông mày còn Thuý Kiều tác giả lại đặc tả đôi mắt. Vẫn là nghệ thhuật ước lệ tượng trưng. Đôi mắt của Kiều được so sánh với “Làn thu thuỷ nét xuân sơn. Ta thấy có 1 cái gì đấy thật đặc biệt trong đôi mắt cảu TK. Đôi mắt trong như nước hồ mùa thu, đôi lông mày đẹp tựa dáng núi mùa xuân. Đôi mất là cửa sổ của tâm hồn, sáng long lanh và sâu thăm thẳm. Hai từ “làn”, “nét” đã thấy được cái vẻ sắc sảo, khôn ngoan và k/n nhìn xuyên suốt sự vật. Đôi mắt ấy là tuyệt đỉnh, làm cho ta phải say mê đắm đuối như bị chìm sâu vào tận đáy hồ thu ấy. Đôi mắt ấy là tuyệt đỉnh nhan sắc hiếm có ở trên đời. Vẻ đẹp TK làm cho thiên nhiên đố kị Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. ND chỉ điểm xuyết vẻ đẹp của Kiều bằng nghệ thuật so sánh ẩn dụ khiến cho thiên nhiên cũng phải ghen ghét, đố kị “hoa ghen”, “liễu hờn” dự báo cuộc đời của Kiều nhiều sang gió, trắc trở. TK không chỉ đẹp về hình thức lẫn nội dung mà còn có tài. Nếu như khi miêu tả Thuý Vân tác giả không nhắc đến tài thì khi miêu tả TK lại được miêu tả rất kĩ. Kiều là 1 cô gái đa tài mà tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện, xuất chúng. Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Bẩm sinh Kiều vỗn thông minh cho nên các môn nghệ thuật như thi, hoạ, ca, ngâm nàng đều ở mức điêu luyện : Kiều là 1 cô gái đa tài mà tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện, xuất chúng. Đặc biệt ND tập trung ca ngợi tài đàn của Kiều đạt đến đỉnh cao “làu bậc ngũ âm”. Kiều giỏi về âm luật, giỏi đến mức “làu bậc” cây đàn mà nằng chơi là cây đàn “hồ cầm”. Không chỉ đàn hay mà còn biết sáng tác âm nhạc, trên khúc đàn của nàng sáng tác ra là 1 “thiên Bạc mệnh” mà ai nghe cũng sầu não, đau khổ. Mặc dù đó chỉ là “Khúc nhà tay lựa” mà thôi. Nhưng qua đó ta nhận thấy ở TK là 1 con người có trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp tài – sắc của TK là cộng hưởng của đất trười sông núi 4 mùa. vẻ đẹp duy nhất mà thượng đế ban tặng. Tả sắc và tả tài của TK tác giả muốn chúng ta thêm yêu mến vẻ đẹp tài hoa nghệ thuật & vẻ đẹp tâm hồn nhân ái của Kiều. Qua đó ta thấy tình cảm của Nguyễn Du dành cho nhân vật của mình trân trọng, tin yêu. II. Bài tập 1. Có người nhận xét nghệ thuật tả người của Nguyễn Du “ Thi hào Nguyễn Du rất dụng công chọn chi tiết để tả nhân vật. Khi tả Vân, Nguyễn Du tả nụ cười, giọng nói; còn khi tả Kiều thì không chọn những chi tiết đó mà chọn tả đôi mắt. Chọn chi tiết đó cũng gợi lên số phận nhân vật” EM có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao Hướng dẫn tự học - Học thuộc lòng đoạn trích - Hoàn thành bài tập 1 Ngày soạn: 1 /10 /2011 Ngày giảng: 13 /10 /2011 TuÇn 8 TiÕt 7: ThuËt ng÷ A. Mục tiêu - Giúp HS củng cố kiến thức về khái niệm thuật ngữ - Biết cách tìm, xác định thuật ngữ và sử dụng thuật ngữ B. Nội dung I. Lý thuyÕt 1. ThuËt ng÷ lµ nh÷ng tõ ng÷ biÓu thÞ kh¸i niÖm khoa häc, c«ng nghÖ th­êng ®­îc dïng trong c¸c v¨n b¶n khoa häc, c«ng nghÖ. VD: Danh tõ, Èn dô, ph¶n øng, lùc,... 2. VÒ nguyªn t¾c, trong mét lÜnh vùc khoa häc, c«ng nghÖ nhÊt ®Þnh, mçi thuËt ng÷ chØ biÓu thÞ mét kh¸i niÖm vµ ng­îc l¹i, mçi kh¸i niÖm chØ ®­îc biÓu thÞ b»ng mét thuËt ng÷. * ThuËt ng÷ kh«ng cã tÝnh biÓu c¶m. VD: ¸nh x¹: quy t¾c vÒ sù t­¬ng øng gi÷a c¸c phÇn tö cña 2 tËp hîp. II. Bµi tËp 1. Thªm c¸c yÕu tè ®Ó t¹o thµnh thuËt ng÷ míi tong c¸c trường hîp sau: Axit, cac-bua, ho¸, sinh vËt, vËt lý, h×nh t­îng, ®iÓn h×nh, n­íc,

File đính kèm:

  • docGIAO AN PHU DAO NGU VAN 9 (11-12).doc