Giáo án ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 1+2 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Học thuộc các bài cao dao đã học

- Nắm nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của 4 bài thơ:

2. Kĩ năng:

- Nhận biết một vài đặc điểm thể loại của ca dao.

- Cảm nhận một số nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng từ ngữ hình ảnh ca dao dân ca trong khi giao tiếp.

4. Định hướng các năng lực

- Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp

- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên Bảng phụ, phiếu học tập.

2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và chuẩn bị các nội dung.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1.Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp

2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động não, lược đồ tư duy

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức: 7A1:.7A2.

2. Kiểm tra đầu giờ:

a. Kiểm tra bài cũ: Không

b. Kiểm tra bài mới: Không KT

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 1+2 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 7A1: /12/ 2019 7A2: /12/2019 TIẾT 1 – ÔN TẬP THEO KẾ HOẠCH Ca dao – Dân ca I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Học thuộc các bài cao dao đã học - Nắm nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của 4 bài thơ: 2. Kĩ năng: - Nhận biết một vài đặc điểm thể loại của ca dao. - Cảm nhận một số nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng từ ngữ hình ảnh ca dao dân ca trong khi giao tiếp. 4. Định hướng các năng lực - Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp - Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Bảng phụ, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và chuẩn bị các nội dung. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1.Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động não, lược đồ tư duy C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 7A1:...................7A2.................. 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: Không b. Kiểm tra bài mới: Không KT 3. Bài mới: HĐ1: Khởi động GV: HS thi theo tổ: đọc lại bài các bài ca dao đã học ->vào bài: ca dao dân ca là gì? HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm HS: TLN 4/ 3 câu hỏi (3p) ? Nêu nội dung, ý nghĩa của từng bài trong chùm bài này ? ? Nhận xét gì về nghĩa của các câu CD trên? I. Ca dao về chủ đề gia đình - Tình cảm diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình : cha mẹ - con cái, mẹ con, ông bà - con cháu, anh em một nhà. - Nhận xét : Đó là những tình cảm thiêng liêng, đáng quý, chúng ta cần ? NX về cách diễn đạt? - Diễn đạt thông qua lối so sánh làm nổi bật tình cảm trong bài - đây là kiểu so sánh phổ biến trong ca dao. HS: HĐ cặp đôi 2’, khái quát lại: Nội dung, ý nghĩa của những câu CD về TY QHĐN con người? HS: tương tác cặp đôi 1’, Nội dung, ý nghĩa của những câu CD về than thân? ?Những điểm chung về nội dung, ht của bài CD này: - Nội dung: + Than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động + Tố cáo, phản kháng xã hội phong kiến - Nghệ thuật: + Đều sử dụng hình thức thơ lục phải tôn trọng, giữ gìn nó. II. CD về Tình yêu quê hương đất nước con người - Các bài CD chia sẻ sự hiểu biết vừa thể hiện niềm tự hào và tình yêu với quê hương đất nước. Bên cạnh đó là một cách bày tỏ tình cảm yêu mến với cô gái và vẻ đẹp thiên nhiên. -NT: Lục bát và LB biến thể Hình thức đối đáp Từ ngữ giàu hình ảnh và gợi cảm III. CD than thân Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua: + Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút đến cùng kiệt sức lực + Thương lũ kiến li ti là thương những thân phận nhỏ bé, suốt đời phải làm lụng và kiếm miếng ăn + Thương con hạc: thương cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai + Thương con cuốc: thương thân phận thấp cổ bé họng, tiếng than không có người động lòng, thương xót → Tiếng than của bốn con vật chính là tiếng than cho thân phận thấp bé, chịu nhiều bất công ngang trái trong cuộc sống - Hình ảnh trái bần trôi nổi, bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần lênh đênh ⇒ Thân phận những người phụ nữ lênh đênh, trôi nổi, chịu nhiều sóng gió ngang trái trên đời bát + Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng GV: Tổ chức trò chơi tiếp sức theo nhóm trong 4 phút. HS: 4 nhóm, mỗi nhóm cử 4 đại diện lên chơi. GV: phổ biến luật chơi và làm trọng tài. - Sau 4 phút đội nào viết được nhiều bài CD và nội dung, NT thì thắng. HS NX, GV: kết luận. HĐ3: Luyện tập Chép lại bài ca dao em thích nhất trong các bài đã học? Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về bài CD đó IV. CD châm biếm B1: Bài CD châm biếm những kẻ lười lao động, ăn chơi, nát rượu B2: Bài ca dao phê phán kẻ hành nghề mê tín chuyên lừa lọc, dốt nát, lừa bịp lòng tin của người khác để kiếm chác. Đồng thời nó châm biếm sự mê tín đến mù quáng của những người thiếu hiểu biết, mê muội B3. Bài ca phê phán, châm biếm hủ tục ma chay rườm rà làm khổ người nghèo trong xã hội cũ V. Luyện tập HĐ 4: Vận dụng 1. Viết một đoạn văn ngắn chừng 5-7 dòng có sử dụng thành ngữ? 2. Vẽ sơ đồ tư duy về điểm chung, riêng của các bài CD. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo 1. Bài học rút ra sau khi học xong bài CD DC? 2. Là HS, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Nắm vững ND, Nt của bài; Chuẩn bị bài ôn tập: Thơ trung đại, thơ hiện đại VN . - Sưu tầm thêm một số bài CD, DC ở địa phương Ngày dạy: 7A1: /12/ 2019 7A2: /12/2019 TIẾT 2– ÔN TẬP THEO KẾ HOẠCH Thơ trung đại Việt Nam I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Học thuộc các bài thơ TĐ VN đã học - Nắm nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của 4 bài thơ Sông núi nước Nam; Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang; Bạn đến chơi nhà. 2. Kĩ năng: - Nhận biết một vài đặc điểm thể loại của 4 BT. - Cảm nhận một số nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng từ ngữ hình ảnh đã học được trong khi giao tiếp. 4. Định hướng các năng lực - Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp - Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Bảng phụ, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và chuẩn bị các nội dung. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1.Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động não, lược đồ tư duy C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 7A1:...................7A2.................. 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: Không b. Kiểm tra bài mới: 3. Bài mới: HĐ1: Khởi động GV: HS thi theo tổ: đọc lại bài các bài thơ trung đại VN đã học ->vào bài: thơ trung đại là gì? HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm HS: TLN 4/ 3 câu hỏi (3p) ? Nêu thể loại, tác giả, nội dung, ý nghĩa của bài này ? I. Sông núi nước Nam * Nội dung: Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. * Nghệ thuật: - Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước. - Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bà ý kiến. - Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, hung hồn đanh thép. * Ý nghĩa: - Thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta. ? Nhận xét cách diễn đạt? HS: HĐ cặp đôi 2’, khái quát lại: Nội dung, ý nghĩa của Bt Qua đèo Ngang? HS: tương tác cặp đôi 1’, Nội dung, ý nghĩa của những câu CD về than thân? - Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. II. Qua đèo Ngang 1. Nghệ thuật: - Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện. - Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. - Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình gợi cảm. - Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình. - Lời thơ trang nhã điêu luyện, âm điệu trầm lắng. 2. Nội dung: - Cảnh đèo Ngang: đẹp, hoang sơ, gợi buồn. - Tâm trạng: Hoài cổ nhớ nước, thương nhà da diết, buồn, cô đơn. 3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. III. Bạn đến chơi nhà 1. Nghệ thuật. - Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà. Và cùng oà ra niềm vui đồng cảm. - Lập ý bất ngờ. - Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện. 2. Nội dung: - Lời chào bạn đến chơi nhà. - Giãi bày hoàn cảnh sống nghèo với bạn. - Lời kết thể hiện cái nhìn thong thái, niềm vui của tác giả khi đón bạn vào nhà. 3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn GV: Tổ chức trò chơi tiếp sức theo nhóm trong 4 phút. HS: 4 nhóm, mỗi nhóm cử 4 đại diện lên chơi. GV: phổ biến luật chơi và làm trọng tài. - Sau 4 phút đội nào viết được chính xác bài thơ và nội dung, NT thì thắng. HS NX, GV: kết luận. HĐ3: Luyện tập Chép lại bài thơ em thích nhất trong các bài đã học? Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về bài thơ đó còn có ý nghĩa giá trị lớn trong cuộc sống con người ngày hôm nay. IV. Bánh trôi nước - Giá trị nội dung: Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Vừa tả thực hình ảnh bánh trôi nước đồng thời ngụ ý thể hiện sự trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa và cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi, vất vả của họ. - Nghệ thuật: + Bài thơ vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật. + Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời nói hàng ngày với thành ngữ, mô típ thơ ca dân gian. + Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. - Ý nghĩa: Bánh Trôi nước là bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam thời phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp phảm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chòm nổi của họ. V. Luyện tập HĐ 4: Vận dụng 1. Viết một đoạn văn ngắn chừng 5-7 dòng nêu cảm nhận cảu em về thơ TĐ VN? 2. Vẽ sơ đồ tư duy về điểm chung, riêng của các bài thơ TĐ VN. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo 1. Ở địa phương em có những nhà văn nhà thơ nào? 2. Sưu tầm một số TP VH của địa phương? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Nắm vững ND, Nt của bài; Chuẩn bị bài ôn tập: thơ hiện đại VN . - Sưu tầm thêm một số bài thơ văn ở địa phương 1. Chủ đề 1: Từ loại * Về kiến thức - Các loại từ láy. - Hiểu khái niệm và tác dụng của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. - Hiểu khái niệm của quan hệ từ, tác dụng của quan hệ từ trong văn cảnh cụ thể. * Về kĩ năng - Nhận biết từ láy, chỉ ra tác dụng của từ láy trong văn cảnh cụ thể. Đặt câu với từ láy. - Nhận biết, chỉ ra tác dụng của từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm trong văn cảnh cụ thể. - Đặt câu có sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, quan hệ từ - Biết cách vận dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, quan hệ từ trong khi nói và viết 2. Chủ đề 2: Biện pháp tu từ điệp ngữ * Về kiến thức - Hiểu khái niệm và tác dụng của điệp ngữ. *Về kĩ năng: - Nhận diện và chỉ ra tác dụng của điệp ngữ trong văn cảnh cụ thể. - Biết cách vận dụng điệp ngữ trong khi nói và viết.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_tiet_12_nam_hoc_2019_2020_t.pdf