I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Kiến thức :
-Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại .
-Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
-Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Kĩ năng :
-Đọc - hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
-Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
Thái độ :
Nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm không thể thiếu và là tình cảm đáng trân trọng; thêm yêu quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, ra sức học tập tốt đem tài sức cống hiến, phục vụ xây dựng quê hương
5 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 61,62- Làng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÀNG
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
j Kiến thức :
-Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại .
-Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
-Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
k Kĩ năng :
-Đọc - hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
-Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
l Thái độ :
Nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm không thể thiếu và là tình cảm đáng trân trọng; thêm yêu quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, ra sức học tập tốt đem tài sức cống hiến, phục vụ xây dựng quê hương.
II.CHUẨN BỊ :
j Thầy : Tham khảo SGV, SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn giáo án.
k Trò : Soạn bài theo hướng dẫn
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1 : (5p)
KHỞI ĐỘNG
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra sĩ số .
rNêu vài nét chính về tác giả Nguyễn Duy .
r Bài thơ :” Aùnh Trăng “ của Nguyễn Duy giáo dục cho em điều gì trong cuộc sống đời thường ?
rLà nhà văn am hiểu sâu sắc, gắn bĩ với nơng dân và nơng thơn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt nơng thơn và cảnh ngộ của người nơng dân. Truyện ngắn “Làng” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc khánh chiến chống Pháp (1948). Đây là một tác phẩm độc đáo viết về lịng yêu nước của ơng Hai Tu, lịng yêu nước này xuất phát từ tình yêu quê hương, yêu làng sâu sắc của ơng. Tình cảm và ý nghĩa này đã trở thành phổ biến ở mỗi người nơng dân VN ta trong những ngày đầu chống Pháp.
-Lớp trưởng báo cáo
-Cá nhân trình bày
-Nghe
Hoạt động 2 : (35p)
ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
I.Tìm hiểu chung:
j .Tác giả:
-Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê ở Bắc Ninh.
-Ôâng chuyên viết truyện ngắn, và có sáng tác từ trước CMT8-1945.
-Những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê là đề tài sáng tác chủ yếu của ông.
k Tác phẩm :
Làng là tác phẩm thành công của văn học Việt Nam thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
II.Phân tích văn bản:
j Tình huống truyện:
-Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây .Tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng.
Þ Tạo ra tâm lí diễn biến gay gắt trong nhân vật.
-Gọi HS đọc chú thích dấu *.
r Cho biết vài nét về nhà văn Kim Lân ?
-Gọi HS nêu thông tin về tác phẩm.
r Hãy tóm tắt văn bản.
rNêu nội dung chính của truyện .
rTruyện xây dựng một tình huống làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, đó là tình huống nào?
rNhận xét vai trò của tình huống ấy?
-HS đọc.
- Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê ở huyện Từ Sơn –Bắc Ninh.
- được viết vào thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.
- Một vài HS nêu ý kiến để bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, người nông dân rời làng đi tản cư trong kháng chiến.
- Học sinh lắng nghe .
- Tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng.
- Tạo ra tâm lí diễn biến gay gắt trong nhân vật.
Hoạt động 3 : (5p)
CỦNG CỐ
DẶN DÒ
Hoạt động 1 : (5p)
KHỞI ĐỘNG
- Ổn định .
- Kiểm tra bài cũ .
- Giới thiệu bài mới .
rTrình bày lại thông tin về tác giả, tác phẩm và tóm tắt truyện ngắn “ Làng ” ?
- Đọc lại tác phẩm và chuẩn bị cho phần phân tích tiếp theo : Diễn biến tâm lí của ông Hai .
- Yêu cầu LT báo cáo sĩ số .
- Yêu cầu HS nêu lại tình huống của truyện ? Nhận xét vai trò của tình huống ấy ?
Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về tình huống truyện . Tiết này ta đi phân tích tâm lí của ông Hai. Tâm lí của ông Hai trong truyện diễn biến rất phức tạp. Chúng sẽ tìm hiểu sự diễn biến ấy qua từng giai đoạn.
-3 học sinh thực hiện
-Thực hiện
- Lớp trưởng báo cáo .
- Cá nhân thực hiện .
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 2 : (23p)
ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN (tt)
k Diễn biến tâm lí của ông Hai:
a.Trước khi nghe tin xấu về làng:
-Nhớ làng da diết, muốn được cùng anh em, đồng chí chiến đấu.
-Ông nghe được nhiều tin hay về làng.
Þ Niềm vui tự hào về làng, biểu hiện của tình yêu làng.
b.Khi nghe tin làng theo giặc:
-Đau đớn, bẽ bàng :sững sờ, cổ nghẹn, da mặt tê rân rân, lặng người như không thở được
-Biểu hiện :cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực đập thình thịch, nằm vật ra giường, khóc, không dám ra đường, không dám nhìn ai .
-Ông băn khoăn kiểm điểm từng người ở làng, trằn trọc không ngủ đựơc, tâm sự với đứa con út .
Tình yêu làng sâu nặng, thủy chung với cách mạng, Bác Hồ.
c.Khi làng được minh oan:
-Vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, chia quà cho con.
- Khoe ngôi nhà mình bị Tây đốt cháy .
Biểu hiện của tình yêu đất nước, kháng chiến, cụ Hồ.
rTrước khi nghe tin xấu về làng, tâm trạng của ông Hai được miêu tả như thế nào?
rTìm các chi tiết diễn tả điều đó?
r Những biểu hiện tâm lí đó là bằng chứng về tình yêu làng của ông, em có đồng ý không? Vì sao?
- GV chốt ý
r Ông Hai đã phản ứng ra sao khi nghe tin làng mình theo giặc ?
r Tâm trạng của ông lúc về nhà như thế nào?
r Nghệ thuật diễn tâm trạng, cách vận dụng lối kể độc thoại có tác dụng gì?
rLúc ấy, mụ chủ nhà đã nói gì với ông?
-GV gọi HS đọc đoạn “ông lão ôm thằng Út … được đôi phần”(tr 169, 170).
r Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con nhỏ?
r Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì trong tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến?
r Cuối cùng ông Hai được tin gì?
r Tâm trạng của ông Hai lúc ấy như thế nào? tâm trạng ấy được thể hiện ra sao?
r Tại sao nhà bị Tây đốt mà ông vui như bắt được vàng?
r Được tin ấy, lời nói, thái độ của mụ chủ nhà ra sao?
r Vậy em có nhận xét gì về nhân vật mụ chủ nhà?
-Nhớ làng da diết – Đi dâu cũng khoe , tự hào về Làng Chợ Dầu …
-Cá nhân tìm chi tiết
-Cá nhân trả lời
-Trả lời : Sững sờ, cổ nghẹn, da mặt tê rân rân, lặng người như không thở được …
-Cá nhân tìm chi tiết
- nằm vật ra giường, khóc, không dám ra đường, không dám nhìn ai .
-Cá nhân nêu ý kiến
-Bà ta muốn đuổi ông Hai.
-HS đọc.
- Ông tâm sự với đứa con như tự giãi bày nỗi lòng của mình .
-Cá nhân nêu ý kiến
-Vui mừng: vui vơí con, khoe với mọi người.
- vì làng ông đã được minh oan, không theo giặc, không là Việt gian.
-Vui sướng, reo mừng.
-Bỏ qua những tật xấu, bà ta cũng là người yêu nước.
Hoạt động 3 (12p)
TỔNG KẾT
III.Tổng kết:
j Nghệ thuật :
Thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật cũng như ngôn ngữ nhân vật.
k Nội dung :
Ôâng Hai là một nông dân yêu mến làng quê gắn liền với yêu nước, căm thù giặc. Tình yêu ấy thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động.
rHãy nêu những thành công về nghệ thuật của truyện?
r Em có nhận xét gì về nhân vật ông Hai trong truyện?
Luyện tập:
-Gọi HS đọc BT1. Gv nêu yêu cầu HS về nhà thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
- Xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật cũng như ngôn ngữ nhân vật.
-là một nông dân yêu mến làng quê gắn liền với yêu nước, căm thù giặc.
-HS đọc.
-HS đọc.
+Đọc một số bài ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước.
+Ông Hai say mê, hãnh diện, khoe, yêu làng đặt trong tình yêu nước.
Hoạt động 4 (5p)
CỦNG CỐ
DẶN DÒ
r Qua truyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?
-Về nhà nhớ học kĩ bài.
F Chuẩn bị bài :
Lặng lẽ Sapa
& Soạn bài :
“Chương trình địa phương phần Tiếng Việt” theo gợi ý của SGK
- Yêu mến làng quê, tự hào và góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp …
- Nghe .
- Ghi nhớ .
- Thực hiện .
File đính kèm:
- tiet 61,62.doc