I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Kiến thức:
Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng).
Kỹ năng:
Vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học trong nói, viết.
Thái độ:
Có ý thức vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học trong nói, viết.
II.CHUẨN BỊ :
Thầy:Tham khảo SGK , SGV , soạn giáo án , bảng phụ
Trò: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên và hướng dẫn của SGK .
4 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 44- Tổng kết về từ vựng ( tiếp theo ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( tiếp theo )
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
j Kiến thức:
Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng).
k Kỹ năng:
Vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học trong nói, viết.
l Thái độ:
Có ý thức vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học trong nói, viết.
II.CHUẨN BỊ :
j Thầy:Tham khảo SGK , SGV , soạn giáo án , bảng phụ …
k Trò: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên và hướng dẫn của SGK .
III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HỌAT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1 : (4p )
KHỞI ĐỘNG
-Ổn định
-Kiểm tra bài cũ
-Giới thiệu bài mới
-Kiểm tra sĩ số
r Nêu khái niệm về : Từ đơn, Từ phức .
r Cho ví dụ minh hoạ .
-Kiểm tra tập bài soạn
rTiết học này các em tiếp tục ôn tập về tiếng Việt những phần tiếp theo.
-Lớp trưởng báo cáo
-Cá nhân trả lời
-Để tập bài soạn lên bàn
-Nghe
Hoạt động 2: (38p)
ÔN TẬP (tiếp theo )
V.Từ đồng âm:
j Khái niệm:
-Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
-Phân biệt:
+Hiện tượng nhiều nghĩa: một từ có nhiều nét nghĩa khác nhau
+Hiện tượng đồng âm: hai hoặc nhiều từ có nghĩa khác nhau
k Thực hành:
a.Từ “lá”có hiện tượng từ nhiều nghĩa vì: lá (lá phổi) là kết quả chuyển nghĩa của lá (lá xa cành).
b.Từ “đường”đồng âm vì âm giống nhau nhưng nghĩa lại khác xa nhau.
VI.Từ đồng nghĩa:
j Khái niệm:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau.Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau
k .Thực hành:
a/Chọn cách hiểu đúng:
Chọn câu d.
b/Giải thích:
-Xuân là một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi (chuyển nghĩa theo hình thức hoán dụ bộ phận-toàn thể).
-Từ xuân thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả, còn có thể tránh lặp từ với từ tuổi tác.
VII.Từ trái nghĩa:
j Khái niệm:
Từ trái nghĩa là những có nghĩa trái nghĩa nhau.một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
-Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối tạo các hiện tượng tương phản gây ấn tượng mạnh làm cho lời nói thêm sinh động
k Thực hành:
a/Xác định cặp từ trái nghĩa:
Xấu-đẹp; xa-gần; rộng-hẹp.
b/Xác định các cặp từ trái nghĩa theo hai nhóm:
-Nhóm 1: sống - chết; chẳn -lẻ; chiến tranh - hoà bình.
-Nhóm 2: già-trẻ; yêu-ghét; cao-thấp; nông-sâu; giàu-nghèo
VIII.Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
j Khái niệm:
-Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ khác
-Một từ ngữ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
-Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
-Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đồng thời có thể có nghĩa hẹp với một từ ngữ khác
k .Thực hành:
(HS điền vào mô hình).
IX.Trường từ vựng:
j Khái niệm:
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
k Thực hành:
Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng là: tắm, bể làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói và có sức tố cáo mạnh mẽ.
r Em hãy nhắc lại thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ.
rPhân biệt hiện tượng nhiều nghĩa và từ đồng âm ?
r Yêu cầu hs đọc câu hỏi mục V.2 sgk
-Gọi đại diện trình bày ý kiến
-Gv nhận xét, kết luận
r Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ
rGọi hs đọc câu hỏi mục VI.2 sgk
-Cho hs tìm cách hiểu đúng nhất
rNhận xét, giải thích từng cách, kết luận câu đúng nhất
-Gọi HS đọc câu hỏi mục VI.3 sgk
r Cho biết dựa trên cơ sở nào mà từ “xuân” thay được cho từ “tuổi”
r Nêu tác dụng của việc thay thế đó?
r Nêu khái niệm về từ trái nghĩa.
r Từ trái nghĩa được sử dụng trong những trường hợp nào ?
-Gọi HS đọc câu hỏi mục VII.2 sgk
-Gọi HS đọc câu hỏi mục VII.3 sgk
-Yêu cầu thực hiện theo nhóm
-Gọi cá nhân thực hiện
-Gv nhận xét, chốt ý
r Nhắc lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là như thế nào? Cho ví dụ.
r Yêu cầu hs đọc câu hỏi mục VIII.2 sgk
-Yêu cầu hs kẻ sơ đồ vào tập
rTreo bảng phụ có sơ đồ sgk.
-Gọi hs lên điền những chi tiết còn thiếu
-Hs khác nhận xét.Gv kết luận
r Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ.
rYêu cầu hs đọc câu hỏi mục IX.2 sgk
r Theo em trong đoạn văn trên thì từ nào được dùng cùng một trường từ vựng?
r Tác dụng củ việc dùng từ này?
-Cá nhân trả lời
-Cá nhân thực hiện
-HS đọc
-Chia nhóm thảo luận.
-Đại diện nêu ý kiến
-Nghe
-Cá nhân trả lời
-HS đọc.
-câu (d)
-Nghe
-Cá nhân trả lời
-Cá nhân nêu
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
-Cá nhân trả lời
-HS đọc.
- Cá nhân thực hiện
-HS đọc, chia nhóm thảo luận.
-Đại diện nêu ý kiến
-Nghe
-Cá nhân nhắc lại
-HS đọc.
-Kẻ sơ đồ vào tập
-Cá nhân thực hiện
-Cá nhân trả lời
-HS đọc.
-Cá nhân trả lời
Hoạt động 3: (3p)
CỦNG CỐ DẶN DÒ
r Hỏi lại các kiến thức về từ vựng đã học .
-Xem lại bài.
- Làm lại các bài tập .
F Chuẩn bị
Tổng kết về từ vựng tiếp theo
& Soạn bài :
Trả bài tập làm văn số 2”
Lập lại dàn bài cho đề tập làm văn đã làm
-Cá nhânm nhắc lại
-Soạn bài ở nhà
File đính kèm:
- tiet 44.doc