Giáo án Ngữ văn tiết 43- Tổng kết về từ vựng

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Kiến thức:

Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng).

Kỹ năng:

Vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học trong nói, viết.

Thái độ:

Có ý thức vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học trong nói, viết.

II.CHUẨN BỊ :

Thầy:Tham khảo SGK , SGV , soạn giáo án , bảng phụ

Trò: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên và hướng dẫn của SGK

doc5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 43- Tổng kết về từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : j Kiến thức: Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng). k Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học trong nói, viết. l Thái độ: Có ý thức vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học trong nói, viết. II.CHUẨN BỊ : j Thầy:Tham khảo SGK , SGV , soạn giáo án , bảng phụ … k Trò: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên và hướng dẫn của SGK . III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: (3p) KHỞI ĐỘNG -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài: -Kiểm tra sĩ số . -Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS. r Ở chương trình lớp 6,7,8 các em đã được học những kiến thức về từ vựng. Hôm nay cô sẽ giúp các em ôn tập lại để nắm vững hơn và vận dụng những kiến thức về từ vựng đã được học từ các lớp dưới. - Ghi tựa bài mới lên bảng . -Lớp trưởng báo cáo. -Để tập bài soạn lên bàn - Học sinh lắng nghe - Ghi tựa bài mới vào tập Hoạt động 2: (40p) ÔN TẬP I.Từ đơn và từ phức: j.Khái niệm: -Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng Ví dụ: nhà, cây, biển, đi, … -Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng Ví dụ: quần áo, bâng khuâng, sạch sành sanh, …. -Có hai loại từ phức: +Từ ghép: gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa +Từ láy: gồm những từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng 2.Thực hành: a/Tìm từ láy và từ ghép: -Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. -Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn. b/Xác định từ láy “giảm nghĩa”,”tăng nghĩa”: -Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. -Tăng nghĩa : sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô. II.Thành ngữ: 1.Khái niệm: -Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh VD: Ăn cháo đá bát, đầu voi đuôi chuột -Nghĩa của thành ngữ có thể hiểu bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh. 2.Thực hành: a/Xác định thành ngữ, tục ngữ: *Thành ngữ: -Đánh trống bỏ dùi:có nghĩa là làm việc không đến nơi, đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm. -Được voi đòi tiên: có nghĩa là tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn. -Nườc mắt cá sấu:có nghĩa là sự giả dối nhằm đánh lừa người khác. *Tục ngữ: -Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: có nghĩa là hoàn cảnh, môi trường, xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tình cách, đạo đức con người. -Chó treo mèo đậy: có nghĩa là phải giữ gìn cẩn thận, đúng cách mọi đồ vật. b/Tìm hai thành ngữ chỉ động vật,hai chỉ thực vật, giải thích nghĩa và đạt câu: -Quẹt mỏ như gà -Chuột sa chỉnh gạo -Bèo dạt mây trôi -Nói hành nói tỏi c/Tìm hai dẫn chúng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương: -Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non -Ra tuồng mèo mã gà đồng Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào III.Nghĩa của từ: 1.Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị 2.Thực hành: a/Chọn cách hiểu đúng: Câu a là câu đúng nhất b/Cách giải thích nào đúng, vì sao? Chọn câu b. Vì đức tính rộng lượng (danh từ) không thể giải thích cho độ lượng (tình từ). IV.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: 1.Khái niệm: -Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa -Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa -Trong từ nhiều nghĩa có: +Nghĩa gốc:là nghĩa xuất hiện từ đầu,làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác +Nghĩa chuyển:là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc 2.Thực hành: Từ hoa trong “thềm hoa”, “lệ hoa” được dung theo nghĩa chuyển.Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển của từ hoa chỉ là nghĩa lâm thời nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ chưa đua vào từ điển. -Gọi hs đọc câu hỏi mục I.1 sgk r Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ. r Thế nào là từ phức? Cho ví dụ. rRiêng từ phức ta có thể phân loại như thế nào? Kể ra, cho ví dụ. Yêu cầu hs đọc câu hỏi mục I.2 sgk rTreo bảng phụ có sẵn các từ đã cho và yêu cầu hs : r Em hãy gạch chân các từ láy trong các từ trên. -Nhận xét, kết luận -Yêu cầu hs đọc câu hỏi mục I.3 sgk -Treo bảng phụ có sẵn các từ đã cho và yêu cầu hs : r Em hãy gạch chân những tù mà em cho là giảm nghĩa. -Nhận xét, kết luận * Chuyển ý sang nội dung thứ hai: Thành ngữ r Thế nào là thành ngữ ? Cho ví dụ. r Nghĩa của thành ngữ có thể hiểu như thế nào? -Yêu cầu hs đọc câu hỏi mục II.2 sgk rTreo bảng phụ có các tổ hợp từ đã cho, yêu cầu hs rEm hãy khoanh tròn những tổ hợp từ mà em cho là thành ngữ. Giải thích nghĩa củ các thành ngữ đó. * Lưu ý hs phân biệt: -Thành ngữ là một ngữ cố định biểu thị khái niệm -Tục ngữ thường là một câu biểu thị phán đoán, nhận định, đúc kết những kinh nghiệm trong đời sống -Gv nhận xét ,kết luận -Yêu cầu hs đọc câu hỏi mục II.3 sgk -Gọi đại diện trình bày kết quả -Nhận xét, kết luận -Gọi HS đọc BT3(II), xác định yêu cầu. Thực hiện. -Gọi HS đọc câu hỏi mục II.4 sgk -Cho cá nhân tìm và trả lời -Nhận xét, kết luận * Chuyển ý: Chúng ta sẽ ôn tập phần tiếp theo: nghĩa của từ. r Nêu khái niệm về nghĩa của từ ? Cho ví dụ. -Yêu cầu hs đọc câu hỏi mục III.2 sgk -Treo bảng phụ có các câu trên, cho hs chọn và khoanh tròn câu đúng nhất -Yêu cầu hs đọc câu hỏi mục III.3 sgk -Treo bảng phụ có hai cách giải thích, cho hs chọn cách đúng nhất, giải thích vì sao nó đúng * Chuyển ý: Chúng ta sẽ ôn tập tiếp phần từ nhiều gnhĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. r Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là như thế nào? rTrong từ nhiều nghĩa có những nét nghĩa như thế nào? -Yêu cầu hs đọc câu hỏi mục IV.2 sgk rTừ “hoa” trong “thềm hoa” ”lệ hoa” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? rVậy có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiểu nghĩa không ? Vì sao ? -Nhận xét, kết luận -HS đọc. -Từ đơn là từ chỉ có một tiếng - từ phức gồm những từ có hai tiếng trở lên (gồm từ ghép và từ láy). -Cá nhân trả lời VD: +Từ ghép:máy khâu, chìm nổi, cá thu, hoa cúc,… +Từ láy:lạnh lùng, nho nhỏ, xôn xao, xào xạc,… -HS đọc. -nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. -Nghe -HS đọc. - trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. - Học sinh lắng nghe.. -Loại cụm từ có ý nghĩa cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. -Cá nhân trả lời -HS đọc. -Cá nhân trả lời -Cá nhân thực hiện -Nghe -HS đọc, chia nhóm thảo luận. - Hs thảo luận nhóm (3’) Đại diện nêu ý kiến -HS đọc. -Cá nhân trả lời - Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động …) mà từ biểu thị -HS đọc. -Cá nhân trả lời -HS đọc -Cá nhân trả lời -Cá nhân trả lời -Cá nhân trả lời -có 2 nét nghĩa +Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành nghĩa khác. +Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. -HS đọc. -là nghĩa chuyển -Cá nhân trả lời Hoạt động 3 (2p) CỦNG CỐ DẶN DÒ -Về nhà xem lại bài ôn tập (lí thuyết và thực hành ) F Chuẩn bị : Tổng kết về từ vựng (tiếp theo ) & Soạn bài : Tổng kết về từ vựng (tt) Soạn theo câu hỏi và bài tập SGK -Ghi nhớ và thực hiện

File đính kèm:

  • doctiet 43.doc
Giáo án liên quan