Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Truyện Kiều

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Hệ thống kiến thức về văn bản :Truyện Kiều và 3 đoạn trích.

- Nắm chắc kiến thức cơ bản của tác phẩm, hệ thống các dạng bài tập về văn bản.

- Luyện kĩ năng giải quyết các dạng bài tập và kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học xoay quanh văn bản.

 

docx25 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Truyện Kiều, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU MỤC TIÊU BÀI HỌC Hệ thống kiến thức về văn bản :Truyện Kiều và 3 đoạn trích. Nắm chắc kiến thức cơ bản của tác phẩm, hệ thống các dạng bài tập về văn bản. Luyện kĩ năng giải quyết các dạng bài tập và kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học xoay quanh văn bản. NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN KIẾN THỨC KHẮC SÂU CỦNG CỐ KIẾN THỨC I .Tác giả : 1. Cuộc đời : - Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. -Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. -> Là nhà thơ lớn của dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới. 2. Sự nghiệp văn học: Đồ sộ Nổi tiếng nhất là Truyện Kiều II. Tác phẩm 1. HCST và xuất xứ: - HCST:1872, thời kì phong kiến khủng hoảng, đời sống nhân dân cực khổ. Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng - Xuất xứ: Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc) 2. Nhan đề: - Nhan đề: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột) - Nguyễn Du đặt. - Truyện Kiều - nhân dân đặt. 3. Thể loại:Truyện thơ Nôm -thể thơ lục bát, gồm 3254 câu. 4. Tóm tắt (SGK) *Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước: - Chị em Thúy Kiều - Cảnh ngày xuân *Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc: - Kiều ở lầu Ngưng Bích *Phần thứ 3: Đoàn tụ 5.Vài nét về giá trị nội dung và nghệ thuật. a. Giá trị nội dung: - Hiện thực: + Phản ánh XHPK thối nát, xấu xa, vô nhân đạo, chà đạp lên số phận con người. + Phản ánh số phận, vẻ đẹp con người. - Nhân đạo: + Ca ngợi vẻ đẹp + Cảm thương với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. + Lên án, phê phán xã hội phong kiến thối nát. => Giá trị nhân đạo b.Giá trị nghệ thuật: - Xây dựng nhân vật: + Nhân vật chính diện: xây dựng theo lối lí tưởng hóa. + Nhân vật phản diện: khắc họa theo lối hiện thực hóa -> Điển hình. - Miêu tả : + Tả người : nghệ thuật ước lệ, bút pháp tả thực. + Tả cảnh :- Cảnh thiên nhiên :tả cảnh ngụ tình, tả gợi. - Cảnh sinh hoạt.  - Ngôn ngữ : giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật :Bậc thầy ngôn ngữ. * Những yếu tố góp phần tạo nên thiên tài văn học Nguyễn Du : - Gia đình : Gia đình đại quý tộc, có truyền thống về văn học, gia đình sớm sa sút. - Thời đại: biến động dữ dội, phong kiến khủng hoảng, khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp ->đời sống nhân dân cực khổ. - Cuộc đời và con người: + Sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn chương -> Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh. + Từng lưu lạc ở đất Bắc 10 năm , đi sứ ở Trung Quôc -> Nguyễn Du có một vốn sống vô cùng phong phú, hiểu biết về văn học Trung Quốc. + Là người có một trái tim giàu lòng yêu thương, thông cảm sâu sắc cho những đau khổ của nhân dân. Thiên tài văn học Nguyễn Du - Xuất xứ: Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc nhưng sự sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn: Kim Vân Kiều truyện Truyện Kiều Thể loại Văn xuôi – kể chuyện theo kết cấu chương hồi (Tiểu thuyết chương hồi) Truyện thơ (thể thơ lục bát dân tộc) -> có khả năng biểu cảm, tác động mạnh mẽ đến trái tim người đọc. Dung lượng 214 trang tiểu thuyết (gốm 20 hồi) 3254 câu thơ lục bát: - 1313 câu học tập từ Kim Vân Kiều truyện ( tác giả bỏ bớt những câu xướng họa, thề bồi ) - 1941 câu do Nguyễn Du sáng tác. Đólà những đoạn tả cảnh, tả tình, tả cnahr ngụ tìnhnhằm tô đậm nhân vật với đ/s nội tâm phong phú) Nhan đề Kim Vân Kiều truyện : Gọi tên theo các nhân vật Đoạn trường tân thanh: Tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt ruột: Nhan đề thể hiện rõ giá trị tư tưởng, nhân đạo của tác phẩm Nội dung Là câu chuyện về cuộc đời một cô gái đời Minh, nổi tiếng tài sắc nhưng truân chuyên, bất hạnh =>Chủ đề của truyện là tình và khổ. Từ một câu chuyện tình thành mộ khúc ca thương người bạc mệnh. Tác giả lược bỏ nhiều chi tiết rườm rà, dung tục, thay đổi trật tự, thêm nội dungđể thành một câu chuyện tô đậm tình người. =>Chủ đề truyện là số phận bi kịch của người phụ nữ tài hoa, bất hạnh. Nghệ thuật - Tiểu thuyết chương hồi có kết cấu truyền thống theo kiểu văn xuôi cổ điển TQ. - Tác phẩm kể, tả theo tuyến tính thời gian, trình tự diễn biến của sự việc .-Tác phẩm thiên về mô tả sự việc, khắc họa nhân vật qua hành động, ít đề cập đến tâm lý, ngoại hình, thiên nhiên càng vắng bóng. - NT miêu tả của Nguyễn Du đạt đến mức điêu luyện: tả cảnh, tả người, tả tình + Tả người (chính diện / phản diện) -> nhân vật hiện ra sinh động, rõ nét, đời sống tình cảm và nội tâm vô cùng phong phú. + Tả cảnh (tả cảnh TN/ tả cảnh ngụ tình) -> Truyện Kiều có những đoạn tuyệt bút tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình, thiên nhiên gắn liền với tâm trạng, số phận của nhân vật để qua thiên nhiên, nhân vạt hiện ra rõ nét hơn. -Ngôn ngữ nghệ thuật đỉnh cao: + Có đủ các chức năng : biểu đạt, biểu cảm, thẩm mĩ. + Kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và bình dân. => Tài năng của Nguyễn Du. KL: Hoài Thanh: Nguyễn Du đã biến một quyển truyện tuy cũng có giá trị nhưng chưa phải là ưu tú thành một tác phẩm vô song trong VHVN và có thể so sánh với vô luân tác phẩm ưu tú nào trong văn học thế giới. KL: Hoài Thanh: Nguyễn Du đã biến một quyển truyện tuy cũng có giá trị nhưng chưa phải là ưu tú thành một tác phẩm vô song trong VHVN và có thể so sánh với vô luân tác phẩm ưu tú nào trong văn học thế giới. III . ĐOẠN TRÍCH ĐOẠN TRÍCH“CHỊ EM THÚY KIỀU” KIẾN THỨC CƠ BẢN KIẾN THỨC KHẮC SÂU I. Củng cố kiến thức 1. Khái quát : a. Vị trí đoạn trích: - Phần 1: Gia biến và lưu lạc. b. Chú thích. c. Bố cục : 4 phần 2. Phân tích đoạn trích  2.1Bốn câu thơ đầu:Giới thiệu chung vẻ đẹp hai chị em. - Tố nga :Là những người con gái đẹp - Khái quát vẻ đẹp : + Cốt cách + Tâm hồn ->Dùng hình ảnh ẩn dụ có tính chất ước lệ : Vẻ đẹp tao nhã , toàn mĩ. 2.1Bốn câu tiếp : Nhan sắc Thúy Vân. * Khái quát :trang trọng => cao sang, quý phái. * Gợi tả vẻ đẹp: - Khuôn măt, lông mày (tiêu chuẩn mắt phượng mày ngài), miệng cười, tóc, da...-> ngoại hình đẹp đằm thắm, phúc hậu. - Ngọc thốt đoan trang: gợi vẻ đẹp phẩm chất. -Nghệ thuật: ước lệ (ẩn dụ) tượng trưng, liệt kê, nhân hóa, lời thơ trang nhã => Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, đạt đến chuẩn mực của xã hội phong kiến: công, dung, ngôn, hạnh. * Dự báo số phận: «  thua , nhường » : Một tương lai suôn sẻ, bình lặng. 2.3Mười hai câu tiếp :Vẻ đẹp của Thúy Kiều * Giới thiệu khái quát : sắc sảo, mặn mà” => độ chín của nhan sắc, tài năng. * Gợi tả vẻ đẹp: - Nhan sắc: + Điểm nhãn – cửa sổ tâm hồn, trí tuệ + Ẩn dụ, nhân hóa, thành ngữ => Gợi đó là vẻ đẹp có chiều sâu, vượt trội, tuyệt thế giai nhân, cuốn hút có một không hai. - Tài năng, tâm hồn: + Bẩm sinh + Chuẩn mực (cầm, kì, thi họa) + Nổi bật ở tài đàn => nàng có một trái tim nhạy cảm, tâm hồn đa sầu đa cảm. => Vẻ đẹp của Kiều: Nhan sắc ,tài năng, tâm hồn, hoàn hảo đến mức vượt ra ngoài chuẩn mực cuả xã hội. * Dự báo số phận:một cụôc đời gian truân của kiếp hồng nhan bạc mệnh => Dụng ý của tác giả làm nổi bật chân dung Kiều - nhân vật chính trong tác phẩm.( Quan niệm mới về cái đẹp của người phụ nữ) 2.4Bốn câu thơ cuối: Cuộc sống của hai chị em Kiều: - Hệ thống từ ngữ: + Phong lưu, hồng quần + Cập kê + Êm đềm, trướng rủ màn che - Hình ảnh ẩn dụ, thành ngữ =>Cuộc sống phong lưu, êm đềm, nề nếp, khuôn phép. Đoạn thơ Chị em Thúy Kiều là bức họa tuyệt bút vẽ bằng thơ. Chân dung nhân vật - 2 tuyệt thế giai nhân được Nguyễn Du vẽ bằng tất cả tấm lòng, tài năng, sự nâng niu trân trọng. Nguyễn Du họa Thúy Kiều, Thúy Vân trên tinh thần họa pháp cổ, nhưng là tranh vẽ bằng thơ. ->Trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ. Chú ý : Khuôn trăng : không phải khuôn mặt như trăng mà ý chỉ nét tươi sáng, thuần khiết như ánh trăng rằm. Nét ngài  (khác mày ngài trong « Râu hùm hàm én mày ngài ») : Sự đẹp đẽ, tươi tắn của mắt phượng mày ngài. Chú ý: * Nhan sắc: - Làn thu thủy , nét xuân sơn: Không chỉ gợi tả đôi mắt, mà còn ngụ ý nét mặt tươi trẻ, rạng ngời sức sống mùa xuân. - Sắc đẹp được khắc họa gián tiếp qua ảnh hưởng của vẻ đẹp: + Nghiêng nước nghiêng thành. + Hoa ghen, liểu hờn. =>NT vẽ mây nẩy trăng, cực tả vè đẹp của nhân vật. - Chọn tả lối điểm nhãn để qua vẻ đẹp hình thức gián tiếp khắc họa vẻ đẹp tâm hồn. * Tài năng: tài năng của Kiều thiên về nghệ thuật -> thề hiện một trái tim nồng nhiệt, một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. - Cực tả tài cũng thể hiện cái tâm của nàng. =>Bức chân dung Thúy Kiều hiện ra đầy sức thuyết phục với mọt vẻ đẹp có chiều sâu tâm hồn,tình cảm. Đó là cái tài của Nguyễn Du trong nghệ thuật miêu tả nhân vật. Lưu ý khi phân tích: Trình tự ý: Cả hai bức chân dung gợi tả theo trình tự ý: Khái quát vẻ đẹp Gợi tả vẻ đẹp Dự báo về cuộc đời, số phận Bút pháp ước lệ tượng trưng: Lấy thiên nhiên làm thước đo chuẩn mực Thiên về gợi Nghệ thuật miêu tả chân dung mang tính cách số phận: Qua việc miêu tả chân dung, tính cách để ngầm dự báo về cuộc đời, số phận: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần Thủ pháp đòn bẩy: qua bức chân dung nhân vật Thúy Vân để làm nổi bật Thúy Kiều: Thúy Vân Thúy Kiều Trình tự Trước Sau Dung lượng 4 câu 12 câu Vẻ đẹp Nhan sắc Nhan sắc Tài năng Tâm hồn Thủ pháp đòn bẩy - So sánh với “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân“Thuý Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào. Còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng khó mô tả”-> Chân dung Thúy Kiều dường như mờ nhạt hơn -> Tài năng, sự sáng tạo của Nguyễn Du. ĐOẠN TRÍCH “CẢNH NGÀY XUÂN” KIẾN THỨC CƠ BẢN KIẾN THỨC KHẮC SÂU I. Củng cố kiến thức  1. Khái quát a. Vị trí đoạn trích.: - Phần 1: Gia biến và lưu lạc. b. Chú thích. c. Bố cục: 3 phần -> Nội dung chính : diễn xuôi được đoạn trích. 2. Phân tích đoạn trích : 2.1Bức tranh thiên nhiên ngày xuân qua 4 câu thơ đầu. - Hai câu thơ đầu- Giới thiệu: + Không gian: tươi sáng, tinh khôi + Thời gian: xuân sang tháng 3 – xuân chín * NT: Hình ảnh đặc trưng, ẩn dụ. -> Mùa xuân đẹp, thời gian trôi nhanh -> cảm giác tiếc nuối. - Hai câu sau - Bức họa tuyệt mĩ ngày xuân: + Hình ảnh, sắc màu + Sức sống mùa xuân + Liên hệ thơ cổ *NT: Đảo ngữ, điểm xuyết, vận dụng sáng tạo thơ cổ - >gợi vẻ tinh khôi mới mẻ, tràn trề sức sống. =>Bức tranh mùa xuân đẹp, tràn đầy sức sống ->gợi vẻ đẹp tâm hồn người thiếu nữ yêu thiên nhiên, nhạy cảm, tha thiết trước vẻ đẹp của cuộc đời. 2.2Bức tranh lễ và hội nhân tiết thanh minh qua 8 câu thơ tiếp theo. - 2 câu đầu: Giới thiệu về lễ , hội nhân tiết Thanh minh + Lễ tảo mộ + Hội đạp thanh - 6 câu tiếp: Bức tranh lễ hội: + Không khí lễ hội + Hình ảnh con người: hoạt động, tâm trạng *NT: + Các phép tu từ: Liệt kê, ẩn dụ, so sánh, + Từ ngữ hàm súc ,đặc tả: danh từ ghép, từ láy ->Bức tranh lễ hội rộn ràng, tâm trạng con người nô nức, phấn khởi. =>Bức tranh lễ hội đông vui, tập nập - Gợi cảm giác hạnh phúc – nét văn hóa quen thuộc, đẹp. 2.3 Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về qua 6 câu thơ tả cảnh ngụ tình: * Bức tranh thiên nhiên: - Thời gian, không gian: Chiều tà - Cảnh vật: tiểu khê, nhịp cầu -> Cảnh thanh, dịu của ngày xuân, nhuốm màu tâm trạng * Tâm trạng con người: - Hình ảnh con người: thơ thẩn, dan tay -> Lặng buồn vì ngày tàn, hội tan (buồn vì dự cảm tương lai) * NT: - Từ láy: tà tà, thanh thanh, nho nhỏ, nao nao, thơ thẩn (có sắc thái giảm nhẹ) - Tả cảnh ngụ tình => Bức tranh thiên nhiên đẹp, tâm trạng buồn, nuối tiếc của con người. Lưu ý khi phân tích: Cảnh thiên nhiên (4 câu đẩu) Cảnh sinh hoạt (8 câu tiếp) Tả cảnh ngụ tình (6 câu cuối) - Đây là đoạn thơ do Nguyễn Du sáng tạo, cảnh này chỉ được nhắn đến chứ không xuất hiện trong “Kim Vân Kiều truyện”. - Và thơ tả cảnh của Nguyễn Du đã đạt đến độ bậc thầy thi trung hữu họa. Cảnh được quan sát cả viễn cảnh và cận cảnh. Bức tranh ấy có không gian, thời gian, cảnh vật, cả cái cử động rất khẽ của nàng xuân trong cái cựa mình của hoa lê. Và đặc biệt, sắc xuân được gọi đến chỉ với màu xanh non mơn mởn của cỏ, sắc trắng tinh khôi của hoa lê. Chữ “điểm trắng” được đảo thành “trắng điểm” làm cho màu trắng tinh khôi ấy càng được nhấn mạnh, tôn vinh. Giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu : - Lễ và hội nhân tiết Thanh minh: +Lễ: tảo mộ - chăm sóc phần mộ tổ tiên -> hành động hướng về quá khứ với tấm long tri ân sâu nặng + Hội : đạp thanh – dạo chơi trên thảm cỏ xanh, mong tìm nhân duyên ->hành động hướng về tương lai với bao khát khao, hoài vọng Sự giao hòa độc đáo, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc và sự am hiểu, trân trọng của Nguyễn Du. - Hai câu thơ: Ngổn nganggò đống kéo lên Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay - Nét đặc trưng rất riêng của Lễ hội Thanh minh với những lễ hội khác. - Sự giao hòa âm dương, tấm lòng hướng về, tri ân người đã khuất. =>Nét đặc đẹp trong văn hóa người Việt: Thủy chung, ân nghĩa,truyền thống biết ơn - Giáo viên nhắc lại NT tả cảnh ngụ tình, cách phân tích đoạn thơ tả cảnh ngụ tình: +Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ + Phân tích: Cảnh – Tình Mạch thơ: Hành động: Vào – Đang - Giã Thời gian: Sáng – Trưa - Chiều Tâm trạng: Phơi phới - náo nức - tiếc nuối ĐOẠN TRÍCH “KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH” KIẾN THỨC CƠ BẢN KIẾN THỨC KHẮC SÂU I. Củng cố kiến thức  1. Khái quát a. Vị trí đoạn trích : Phần hai“Gia biến và lưu lạc” b. Chú thích c. Bố cục:3 phần 2.Phân tích văn bản 2.1Sáu câu thơ đầu: Giới thiệu về cảnh ngộ của Kiều. * Cảnh ngộ của Thúy Kiều: Ngưng Bích, khóa xuân: tuổi xuân bị chôn vùi * Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích: - Vẻ non xa-trăng ngần - Bốn bề bát ngát - Cát vàng- Cồn nọ -> NT: liệt kê, tương phản, từ ngữ gợi hình : Không gian mở theo chiều xa, rộng, cao gợi sự mênh mông hoang vắng. * Tâm trạng: - “Bẽ bàng”: Tủi hổ, chán nản, trống trải. - “Mây sớm đèn khuya”: Thời gian tuần hoàn khép kín. -> tâm trạng đau đớn ê chề tủi nhục chán nản, bế tắc. => Hoàn cảnh tội nghiệp của Thúy Kiều và tấm lòng nhân đạo của tác giả. 2.2Tám câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kiều dành cho Kim Trọng và cha mẹ qua tám câu thơ độc thoại nội tâm * Bốn câu đầu – Nỗi nhớ người yêu: - Tưởng: nhớ, hình dung tưởng tượng - Thương Kim Trọng đang trông mong mình một cách vô vọng. - Xót xa, tủi cho thân mình nơi cuối bể chân trời – tình yêu đầu vẫn mang nặng sắc son. ->Câu hỏi tu từ: Người yêu thủy chung * Bốn câu sau - Nỗi niềm thương cha nhớ mẹ: - Xót xa thương cha mẹ ngóng trông vô vọng. - Day dứt, tự trách không thể phụng dưỡng sớm hôm. - Lo lắng cha mẹ ngày thêm già yếu. -> Người con hiếu thảo. - NT: Từ ngữ gợi cảm, thành ngữ, điển cố + Dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm => Qua nỗi nhớ thương của Thúy Kiều -> vẻ đẹp tâm hồn : nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh. 3. Tám câu cuối: Tâm trạng Thúy Kiều qua cái nhìn cảnh vật * Cảnh vật ở lầu Ngưng Bích cảm nhận qua tâm trạng buồn thương da diết - Phân biệt từ “khóa xuân” ở câu thơ này với câu thơ giới thiệu về hai nàng Kiều: Trộm nghe thơm nức hương lân Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều Lưu ý: - Cảnh vật: có thể là cảnh thực hoặc là bức tranh tâm cảnh (Giam cầm, ngăn cách với thế giới bên ngoài, cảnh vật hiên lên qua hình dung, tưởng tượng) - Câu thơ: “Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng”: + Bị làm nhục, bị giam cầm, tuổi xuân bị tước đoạt + Xa gia đình, bơ vơ nơi đất khách + Tình yêu đầu tan vỡ trong nuối tiếc, đớn đau. =>Cảnh chi phối cảnh và tình không hoà hợp => Tả cảnh ngụ tình làm nổi bật tâm trạng: Nỗi lòng đau đớn, tan vỡ, giằng xé “ ngổn ngang trăm mối tơ vò” - Tám câu thơ được tổ chức rất cân đối như hai vế của một câu đối, mỗi vế gốm 4 câu: - Câu 1 là đối tượng được nói tới và cảm xúc chủ đạo - Ba câu sau là cảm xúc nhưng cảm xúc ấy không đồng nhất: + Với người yêu: Nàng “Tưởng” - là nhớ ở mức độ cao hơn, là nhớ đến mức có thể hình dung một cách cụ thể hình ảnh của người mình yêu. + Với cha mẹ là xót – đó là sự xót thương tình ruột thịt máu mủ, xót cho cha mẹ và xót cho chính mình khi không thể báo hiếu, trọn đọa làm con Lưu ý: - Phân biệt nghĩa của từ “Nhớ” – “Tưởng” - Mở rộng nghĩa của từ “tấm son” * Cách hiểu khác về câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai: - Trong thơ xưa, “Tấm son” là ẩn dụ cho sự thủy chung, trong sạch. Ở đây là tình yêu sắc son mà Kim Trọng đã dành cho Thúy Kiều: Tiên thề cùng thảo một chương Tóc mây một món dao vàng chia đôi Biết tấm lòng chàng như vậy, Kiều trăn trở, lo lắng làm sao mà chàng có thể quên mình cho được, trong nỗi lo ấy có cả những mong muốn chàng hãy quên mình, hãy để tình yêu ấy phai đi, cho lòng đỡ xót bởi nàng luôn tự trách mình “Vì ta khăng khít cho người dở dang”. Và Kiều thật hiểu người mình yêu, nàng không chỉ gặp được một người yêu mà đã tìm thấy một tri âm tri kỉ trong đời. Lẽ ra phải 3 năm chịu tang như chỉ 6 tháng sau Kim đã quay lại tìm Kiều, nghe tin Kiều phải bán mình chuộc cha và em, nàng đã ngất lên ngất ngất xuống: Bao nhiêu của, mấy ngày đàng Còn tôi tôi gặp một nàng mà thôi Và chàng đã rắp tâm treo ấn từ quan để đi tìm Thúy Kiều. Lưu ý với HS về cách phân tích thơ tả cảnh ngụ tình: - Cảnh vật - Tâm trạng Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ Cảnh vật Tâm trạng Cảnh 1 Cánh buồm – cửa biển – chiều hôm - Liên tưởng tới cảnh ngộ bơ vơ nơi đất khách -> Cô đơn, nhớ nhà (buồn nhớ) Cảnh 2 Hoa trôi man mác - Liên tưởng tới thân phận bèo dạt hoa trôi -> Lo lắng cho tương lai vô định (buồn tủi) Cảnh 3 Nội cỏ dầu dầu héo úa lụi tàn (so sánh với cỏ trong Cảnh ngày xuân) - Liên tưởng tới chuỗi ngày giam cầm, không sức sống -> Chán ngán cho cuộc sống tù túng, bế tắc (buồn lo) Cảnh 4 Gió cuốn + Sóng ầm ầm - Liên tưởng tới bão táp tai hoạ đang ập xuống đời nàng -> Kinh sợ, hãi hùng (buồn sợ) NT: - Điệp ngữ, kiệt kê, hình ảnh ẩn dụ - Từ ngữ gợi hình, gợi cảm - Tăng cấp Cảnh: - Xa –> gần - Tĩnh -> động Tình: - Từ buồn nhớ -> Kinh sợ hãi hùng - Nỗi buồn thương dằng dặc, triền miên, tuyệt vọng. - Tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du. B. BÀI TẬP LUYỆN I. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” Câu 1 ( 6đ): Cho dòng thơ sau: Kiều càng sắc sảo mặn mà...... a. Ghi lại chính xác 11 dòng thơ tiếp theo và giới thiệu ngắn gọn xuất xứ của đoạn thơ. b. Tìm và giải thích ý nghĩa một thành ngữ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ. c. Hãy chỉ rõ nghệ thuật của bút pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc và sự sáng tạo của Nguyễn Du trong hai câu thơ miêu tả vẻ đẹp ngoại hình nhân vật Thúy Kiều (câu thứ 3 và câu thứ 4 trong đoạn thơ trên) d. Viết một đoạn văn tổng – phân – hợp ( khoảng 15 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ, câu cảm thán ( gạch chân ). Câu 2: Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, Nguyễn Du có viết : Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoag hen thua thắm, liễu hờn kém xanh. 1. Hai câu thơ trên nói tới vẻ đẹp của ai ? Để miêu tả vẻ đẹp đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì ? Hãy giới thiệu hiểu biết của em về bút pháp nghệ thuật đó. 2. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ? Câu 3: Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du viết: Đầu lòng hai ả tố nga, 1. Hãy chép chính xác ba câu thơ tiếp theo ? Viết một câu văn nêu ngắn gọn nội dung đoạn thơ vừa chép ? 2. Em hiểu câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần ” như thế nào ? 3. Vì sao Nguyễn Du giới thiệu “Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”, vậy mà sau đó ông lại tả Thúy Vân trước ? 4. Cho câu chủ đề: Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ (lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người) khắc họa rõ nét bức chân dung chị em Thúy Kiều. a. Xác định thành phần phụ chú trong câu văn trên. b. Dựa vào hiểu biết về đọan trích “Chị em Thúy Kiều”, phát triển câu chủ đề trên thành đoạn văn tổng-phân-hợp khoảng 12 câu. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép thế để liên kết câu (gạch chân và chú thích). Câu 4: Trước khi khắc họa chân dung của hai chị em Kiều, trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, Nguyễn Du đã giới thiệu: Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười 1. Nêu vị trí của đoạn trích trên trong tác phẩm Truyện Kiều. 2. Chỉ rõ cấu tạo của cụm từ “hai ả tố nga” và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của cụm từ này. 3. Chỉ ra biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong đoạn trích trên ? Việc sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì ? 4. Sau lời giới thiệu trên, Nguyễn Du đã khắc họa chân dung “mười phân vẹn mười” của Thúy Kiều, Thúy Vân. Theo em, vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” ấy có còn phù hợp với thiếu nữ ngày nay ? Bằng một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy), hãy trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của người thiếu nữ trong xã hội hiện đại. Câu 5 Câu 1: Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” rất tiêu biểu cho nghệ thuật tả người của Nguyễn Du. a. Hãy chép chính xác 8 câu thơ miêu tả nhan sắc của Thúy Vân, Thúy Kiều ? b. Vì sao tác giả tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau ? c. Chỉ ra hai hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ vừa chép. d. Viết đoạn văn theo phương thức quy nạp khoảng 12 câu phân tích nghệ thuật miêu tả ngoại hình của Nguyễn Du trong đoạn thơ vừa chép. Đoạn văn sử dụng phép nối và câu chứa thành phần tình thái. (gạch chân và chú thích) Câu 2: Đây là câu mở đầu một đoạn văn nghị luận trong bài làm của học sinh: “Với Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ gợi tả vẻ đẹp hình thức mà nhà thơ còn nhấn mạnh vẻ đẹp tài năng, tâm hồn của nàng.” Hãy cho biết: a. Đoạn văn trước viết về đề tài gì ? Đoạn văn chứa câu trên có đề tài gì? b. Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, hãy viết tiếp khoảng 12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phương thức tổng-phân-hợp. Gạch chân và chú thích ba phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn vừa viết. Câu 6: 1. Giới thiệu những nét chính (khoảng nửa trang giấy) về nhà thơ Nguyễn Du 2. Nguyễn Du từng viết hai câu thơ: - Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da - Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh a. Hai câu thơ trên nằm trong đoạn trích nào ? Nêu vị trí của đoạn trích ấy trong tác phẩm ? b. Mỗi câu thơ trên viết về nhân vật nào ? c. Từ “hờn” trong câu thứ hai có bạn chép thành “buồn”. Em hãy lí giải ngắn gọn để bạn hiểu rằng chép sai như vậy ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ. d. Từ nghệ thuật miêu tả sắc đẹp (được xác định ở câu 2a) và những hiểu biết xã hội, trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy thi) về giá trị con người trong cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. II. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” Câu 1 : Những câu thơ sau đây đều trích từ các văn bản trích trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du - Hoa cười, ngọc thốt đoan trang - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. a. Trong hai câu thơ trên, câu thơ nào từ “ hoa” được dùng với nghĩa ẩn dụ từ “ hoa” nào được dùng với nghĩa miêu tả . b. Hãy cho biết giá trị biểu đạt của hình ảnh “ hoa cười” trong câu thơ “ Hoa cười ngọc thốt đoan trang”. Câu 2. Trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” ( Trích “Truyện Kiều-SGK Ngữ Văn 9, tập 1), Nguyễn Du đã miêu tả cảnh lễ hội trong tiết thanh minh thật sinh động. Câu a: Em hãy phân tích giá trị biểu đạt của các từ láy trong đoạn, miêu tả cảnh lễ hội đó. Câu b: Theo em giữa hai cảnh lễ (tảo mộ) và hội (đạp thanh), ngòi bút Nguyễn Du thiên về cảnh nào? Vì sao? Câu c: Giải nghĩa từ “ yến anh” trong đoạn thơ. Câu 3 : “Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng muốt một vài bông hoa” a. Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép chính xác câu thơ đó. Việc chép sai từ như vậy ảnh hướng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào? b. Trong một bài thơ đã học ở lớp 9, hình ảnh “ thoi”cũng được dùng để tả loài vật. Em hãy nhớ và chép lại câu thơ đó (ghi rõ tên bài thơ và tác giả). Nghĩa chung của từ “ thoi”trong hai câu thơ là gì? c. Hãy viết một đoạn văn theo cách Diễn dịch khoảng 7 - 10 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ đó, trong đoạn có sử dụng phép thế và câu bị động ( xác định rõ). d. Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy) về vẻ đẹp mùa xuân Hà Nội và những điều mình cần làm để gìn giữ vẻ đẹp của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Câu 4: Cho ®o¹n th¬ : Ngµy xu©n con Ðn ®­a thoi ThiÒu quang chÝn chôc ®· ngoµi s¸u m­¬i Cá non xanh tËn ch©n trêi Cµnh lª tr¾ng ®iÓm mét vµi b«ng hoa C©u a: Tr×nh bµy xuÊt xø cña nh÷ng c©u th¬ trªn ? ( Thuéc ®o¹n trÝch nµo ? PhÇn nµo ? T¸c phÈm nµo ? Tªn t¸c gi¶ ? ) C©u b : H×nh ¶nh “ con Ðn ®­a thoi ”trong c©u th¬ “ Ngµy xu©n con Ðn ®­a thoi ”®­îc hiÓu nh­ thÕ nµo? C©u c : Trong mét bµi th¬ ®· häc ë líp 9 , h×nh ¶nh “ thoi ”còng ®­îc dïng ®Ó t¶ loµi vËt . Em h·y chÐp l¹i c©u th¬ cã h×nh ¶nh ®ã vµ nªu tªn bµi th¬ , tªn t¸c gi¶ ? C©u d : Ghi l¹i ng¾n gän c¶m nhËn cña em vÒ hai c©u th¬ : “ Cá non xanh tËn ch©n trêi Cµnh lª tr¾ng ®iÓm mét vµi b«ng hoa ” Câu 5: Cho câu thơ sau: “Tà tà bóng ngả về tây,” 1. Chép chính xác năm câu thơ tiếp theo. 2. Những câu thơ trên nằm trong đoạn trích nào ? Của tác phẩm nào ? 3. Nêu n

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_van_ban_truyen_kieu.docx
Giáo án liên quan