Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Thầy bói xem voi

1.2. Về kỹ năng:

- Thành thạo kỹ năng đọc – hiểu văn bản truyện ngôn theo đặc trưng thể loại

- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế

- Kể diễn cảm được truyện

 

doc8 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 16 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Thầy bói xem voi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Văn bản THẦY BÓI XEM VOI (Truyện ngụ ngôn) 1. MỤC TIÊU 1.1. Về kiến thức: - Nắm được đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - Hiểu được ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn - Hiểu được cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo 1.2. Về kỹ năng: - Thành thạo kỹ năng đọc – hiểu văn bản truyện ngôn theo đặc trưng thể loại - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế - Kể diễn cảm được truyện * Giáo dục kĩ năng sống + Tự nhận thức được tính toàn diện khi nhìn nhận một vấn đề nào đó. + Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức quan sát thấu đáo mọi việc. + Giao tiếp, lắng nghe tích cực, xác định giá trị, cảm thụ thẩm mỹ, tư duy phê phán, tự học. + Lắng nghe tích cực, xác định giá trị, cảm thụ thẩm mỹ, tư duy phê phán, tự học. 1.3. Về thái độ: - Ý thức nhìn nhận toàn diện, khách quan sự việc. 1.4. Phát triển năng lực: năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: sgk, giáo án theo chuẩn KT-KN, tranh ảnh, máy chiếu, máy tính - Học sinh: sgk, vở ghi, soạn theo câu hỏi sgk 3. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: Đọc sáng tạo, trực quan, thuyết trình, phát vấn, bình giảng, đặt vấn đề. - Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày một phút, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời 4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 4.1. Ổn định và tổ chức lớp (1 phút) 4.2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) ? Tóm tắt truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng? Qua truyện đó, em cần rút ra những bài học gì? Gợi ý * Tóm tắt: Ếch sống trong giếng đã lâu ngày, nó cứ nghĩ mình là chúa tể, trời mưa to, ước dềnh lên đưa ếch ra ngoài, nó đi lại nghênh ngang, cuối cùng bị trâu dẫm bẹp. * Bài học - Hoàn cảnh sống cạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh - Không được chủ quan kiêu ngạo, coi thường người khác bởi những kẻ đó sẽ bị trả giá đắt, có khi bằng cả tính mạng - Phải biết hạn chế của mình và phải mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau ? Nhận xét phần trả lời của bạn? Cho biết truyện có ý nghĩa gì? Gợi ý * Ý nghĩa: Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan kiêu ngạo. 4.3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt KHỞI ĐỘNG (1 phút) Các bạn lên bảng đều học bài rất cẩn thận. Tuy nhiên cô vẫn thấy có nhiều bạn không xung phong lên bảng? Các bạn không học bài về nhà đúng không? Chắc chắn những bạn này rất lười học đúng không? Ở nhà chắc cũng chẳng khi nào soạn bài, không chỉ văn, chắc các môn khác cũng thế. Cũng ngồi yên khi kiểm tra như thế hả? (HS phản đối, có học và soạn bài, không lười. Chỉ một vài bạn không học, chứ không phải cả lớp) À, như vậy là vừa rồi cô đã nhìn nhận sai về các bạn? Vì sao cô lại có cách nhìn nhận như thế? (chỉ nhìn vào 1 phần mà đánh giá tổng thể) À, ra vậy. Vậy các bạn cho cô xin lỗi vì đã hiểu nhầm nhé. Chúng ta thấy đấy, vừa rồi là cách nhìn nhận rất phiến diện, lấy cái cá thể để đánh giá cái tổng thể. Các em vừa khẳng định cách nhìn nhận này sai. Vậy sai như thế nào? Nó gây ra hậu quả gì? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu vấn đề này sâu sắc hơn. Chúng ta vào bài mới. Tiết 38. Thầy bói xem voi. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC A. GIỚI THIỆU CHUNG * Hoạt động 1: Tác giả, tác phẩm - Mục đích: HS nắm được một số nét cơ bản về tác giả, tác phẩm của truyện - Phương pháp: Phát vấn, trình bày một phút - Thời gian: 2 phút - Cách thức tiến hành: ? Xác định tác giả của truyện? ? Vì sao? - Truyện ngụ ngôn cũng là một thể loại thuộc bộ phận văn học dân gian. ? Nhân vật chính trong truyện là ai? ? Truyện kể về vấn đề gì xung quanh nhân vật đó? 1. Tác giả: Dân gian 2. Tác phẩm: B. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN * Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản BƯỚC 1: Đọc, chú thích - Mục đích: HS biết cách đọc một tác phẩm truyện ngụ ngôn, củng cố các kiến thức về thể loại truyện ngụ ngôn. - Phương pháp: Phát vấn, trình bày một phút, đọc sáng tạo - Thời gian: 2 phút - Cách thức tiến hành: GV gọi HS đọc phân vai Gợi ý: Chú ý giọng đoc tự tin, quả quyết, hăm hở, mạnh mẽ của các thầy bói -> Nhận xét và rút kinh nghiệm GV cùng HS tìm hiểu chú thích Sgk + Chuyện gẫu: Nói chuyện linh tinh cho qua thời gian + Chần chẫn: tròn lẳn + Đòn càn: đòn làm bằng đoạn tre nguyên cả ống, đẽo vát hai đầu làm cho thon lại để xóc những bó củi, rơm rạ mà gánh + Quản voi: Người trông nom, điều khiển voi, còn gọi là: Quản tượng, nài voi ? Xác định thể loại của văn bản? ? Em đã học tác phẩm nào cùng thể loại trước đó? ? Hãy nhắc lại các kiến thức cơ bản về thể loại ngụ ngôn? ?Xác định phương thức biểu đạt? ? Truyện kể theo ngôi thứ mấy? ? Vì sao sử dụng ngôi kể này? 1. Đọc, chú thích * Thể loại: Ngụ ngôn * PTBĐ: tự sự * Ngôi kể: Thứ 3 BƯỚC 2: Kết cấu, bố cục - Mục đích: HS chia và nắm được bố cục của bài - Phương pháp: Phát vấn, trình bày một phút - Thời gian: 2 phút - Cách thức tiến hành: ? Truyện ngụ ngôn có bố cục chia làm mấy phần? ? Nội dung của từng phần là gì? 2. Kết cấu, bố cục (1) .. sờ đuôi: các thầy bói cùng xem voi (2) ..chổi sể cùn: Phán đoán và thái độ của 5 ông thầy bói (3) còn lại: Kết cục sự việc xem voi BƯỚC 3: Phân tích - Mục đích: HS nắm được hoàn cảnh xem voi, cách xem voi của năm ông thầy bói; từ đó rút ra được bài học cho bản thân trong việc nhìn nhận,đánh giá vấn đề. - Phương pháp: Phát vấn, trình bày một phút, bình giảng, nêu vấn đề. - Thời gian: 22 phút - Cách thức tiến hành: ? Các thầy bói nảy sinh ý định xem voi trong hoàn cảnh nào? ? Có điểm gì chung giữa 5 ông thầy bói? ? Em có nhận xét gì về cách mở truyện? ? Những người khiếm thị thường quan sát cuộc sống bằng cách nào? - Bằng tai, bằng tay ? Chỉ quan sát bằng tai và bằng tay, cuộc sống có được nhìn nhận đầy đủ, trọn vẹn không? - Không, tầm hiểu biết sự vật bị hạn chế. ? Các thầy bói trong truyện xem voi bằng cách nào? - Dùng tay sờ ? Các thầy đã sờ vào những bộ phận nào của voi? - Vòi, ngà, tai, chân,đuôi ? Các thầy đã phán đoán về hình thù con voi như thế nào? ? Tìm trong văn bản các câu văn nói về sự phán đoán của các thầy? Sun sun như con đỉa Chần chẫn như cái đòn càn Bè bè như cái quạt thóc Sừng sững như cái cột đình Tun tủn như cái chổi sể cùn ? Các thầy quan sát và nhận xét có đúng không? - Năm thầy đều đúng nhưng chỉ đúng với từng bộ phận cơ thể của con voi ? Nhưng nếu dùng 5 bộ phận đó để miêu tả toàn thể con voi và bản chất của nó có chính xác không? - Không. ? Hình dáng con voi thực sự phải như thế nào? - Hình dáng con voi thực sự là tổng hợp những nhận xét của cả 5 thầy ? Vậy đây là cách xem xét, nhìn nhận như thế nào? ? Khi nhận xét về voi, tác giả đã để các thầy bói sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả? ? Những biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? ? Trong dân gian có câu Trăm nghe không bằng một thấy Trăm thấy không bằng một sờ. Vậy tại sao các thầy bói đã tận tay sờ vào con voi mà vẫ sai? Điều sai sót của 5 thầy bói ở đây là gì? - Các thầy chỉ sờ thấy 1 bộ phận rồi dừng lại đánh giá luôn ? Tìm các chi tiết thể hiện điều này? ? Những chi tiết này cho thấy thái độ gì của các thầy bói? - Chủ quan ? Ngoài ra, các thầy bói còn sai sót ở đâu nữa? - Ai cũng quả quyết mình nói đúng, không ai chịu nghe ai. ? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó? Tưởng hóa ra Không phải Đâu có Ai bảo Không đúng cả ? Các từ phủ định này nói lên thái độ gì của các thầy bói? D: Mỗi thầy một ý kiến, một cách nhìn về hình thù con voi. Nếu như các thầy để ý đưa tay rộng ra các phần khác, đã có thể thấy ngay con voi còn có nhiều bộ phận khác nữa. Và nếu như các thầy biết lắng nghe nhau, thì đã có thể lắp ráp các mảnh ghép thiếu sót đó thành bức tranh hoàn chỉnh về hình thù con voi. Thế nhưng, các thầy lại giữ trong mình thái độ chủ quan, bảo thủ. Không ai chịu nghe ai. Thái độ đó dẫn đến hậu quả không ai muốn. ? Hâu quả đó là gì? ? Còn hậu quả nào nữa không ? Vấn đề ban đầu đã được giải quyết chưa ? Chưa giải quyết. Tình huống Có ý kiến cho rằng, truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi chế giễu người mù, những người khiếm khuyết về thể chất. Điều đó đúng hay sai? Quan điểm của em như thế nào về thái độ của tác giả dân gian trong truyện? - Sai - Chế giễu kẻ mù lòa về nhận thức ? Qua truyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? 3. Phân tích 3.1. Hoàn cảnh 5 ông thầy bói xem voi * Hoàn cảnh - Ế hàng, ngồi chuyện gẫu * Đặc điểm chung của các ông thầy bói - Đều bị khiếm thị - bị mù - Chưa biết gì về voi -> Mở truyện ngắn gọn 3.2. Năm ông thầy bói xem voi * Cách xem voi - Sờ bằng tay-theo cách của người mù - Sờ vào các bộ phận của voi: vòi, ngà, tai, chân, đuôi * Phán đoán - Phán đoán đúng bộ phận + Không đúng về bản chất, toàn thể -> Xem xét phiến diện, chủ quan - Nghệ thuật: + Ví von cụ thể, sinh động; + Từ láy tượng hình -> Tăng thêm sự sinh động và tô đậm thêm sự sai lầm trong cách xem voi và nhận xét về voi của các thầy * Thái độ - Chủ quan - Bảo thủ. Khăng khăng khẳng định mình đúng, phủ định ý kiến của người khác 3.3.Kết quả + Đánh nhau toác đầu chảy máu + Không ai hình dung đúng về con voi -> Phê phán sự chủ quan, phiến diện trong nhận thức về sự việc sự vật * Bài học + Muốn hiểu biết sự vật, phải xem xét chúng một cách toàn diện + Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác ? Khái quát lại nội dung truyện? ? Trong truyện ngụ ngôn, tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? ? Gọi HS đọc ghi nhớ ? Ý nghĩa truyện là gì? 4. Tổng kết 4.1. Nội dung - Cách xem voi của các thầy bói + Xem voi theo cách của người mù + Phán đoán đúng được bộ phận nhưng không đúng được bản chất và toàn thể. - Thái độ của mỗi thầy bói với ý kiến của các thầy bói khác + Lời nói thiếu khách quan : khẳng định ý kiến của mình, phủ định ý kiến của người khác. + Hành động sai lầm : xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu. 4.2. Nghệ thuật - Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc. - Dựng đối thoại, tạo tiếng cười hài hước kín đáo - Lặp lại các sự việc - Nghệ thuật phóng đại 4.3. Ghi nhớ: sgk. 34 * Ý nghĩa : Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện C. LUYỆN TẬP *Hoạt động 3 : Luyện tập - Mục đích: HS củng cố, khắc sâu các kiến thức trong bài học qua việc giải quyết các bài tập nhỏ. - Phương pháp: Phát vấn, trình bày một phút, tạo lập văn bản - Thời gian: 5 phút - Cách thức tiến hành: ? Bài học chính của truyện Thầy bói xem voi là ? A. Cần phải xem xét toàn diện sự vật, hiện tượng mới đưa ra nhận xét B. Nhận xét hồ đồ là một thói xấu đáng cười C. Không nên phủ nhận hoàn toàn ý kiến của người khác D. Không nên quá tự tin vào bản thân - Đáp án A ? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3-5 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về truyện Thầy bói xem voi 4.4. Củng cố (2 phút) - Sơ đồ truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi 4.5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài (5 phút) * Hướng dẫn học bài : Học thuộc bài và kể tóm tắt chuyện Thầy bói xem voi * Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : Danh từ + Ôn tập lại các kiến thức đã học về phần danh từ + Tập trung nghiên cứu phần danh từ chung, danh từ riêng + Soạn bài mới theo các đề mục sách giáo khoa + Đánh dấu kiến thức khó 5. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_van_ban_thay_boi_xem_voi.doc