Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh

1.1. Về kiến thức:

- Phân tích được nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Hiểu được cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong 1 truyền thuyết.

- Nêu được những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kỳ lạ, hoang đường.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Văn bản S¬n Tinh, Thñy Tinh (Truyền thuyết) 1. MỤC TIÊU 1.1. Về kiến thức: - Phân tích được nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh - Hiểu được cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong 1 truyền thuyết. - Nêu được những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kỳ lạ, hoang đường. 1.2. Về kỹ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại - Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện - Xác định ý nghĩa của truyện, Kể lại được truyện * Giáo dục kỹ năng sống: + Tự nhận thức được sức mạnh của nhân dân trong việc phòng chống lũ lụt + Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường + Giao tiếp, xác định giá trị, lắng nghe tích cực, cảm thụ thẩm mỹ. 1.3. Về thái độ: - Ý thức phòng chống thiên tai 1.4. Định hướng phát triển năng lực: * Các năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, năng lực sử dụng CNTT - Năng lực riêng: giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ. - Năng lực đọc-hiểu, trình bày vấn đề * Các phẩm chất: - Tự lập, tự tin, tự chủ * GD đạo đức: Niềm tự hào về dân tộc Đại Việt buổi sơ khai lập nước với những cố gắng nỗ lực phòng, chống thiên tai bão lũ. Từ đó HS phải biết tự tin, phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng trong tình hình hiện tại => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: sgk, giáo án theo chuẩn KT-KN, tranh ảnh, tài liệu tham khảo - Học sinh: sgk, vở ghi, soạn theo hướng dẫn của giáo viên 3. PHƯƠNG PHÁP - Đọc sáng tạo, thuyết trình, phát vấn, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề. 4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 4.1. Ổn định và tổ chức lớp (1 phút) 4.2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Kể lại câu chuyện Thánh Gióng? Cho biết ý nghĩa của văn bản Gợi ý: - Kể những sự việc chính - Ý nghĩa: + Biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước + Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. ? Nhận xét phần trả lời của bạn? 4.3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt KHỞI DỘNG (1 phút) Dọc dải đất hình chữ S, bên bờ biển Đông, Thái Bình Dương, nhân dân VN hàng năm phải đối mặt với mùa mưa bão, lũ lụt như là thủy-hỏa-đạo tặc hung dữ, khủng khiếp. Để tổn tại, chúng ta phải tìm mọi cách chiến đấu và chiến thắng hoặc chung sống với giặc nước. Cuộc chiến đấu trường kỳ, gian truân ấy đã được thần thoại hóa trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh: Núi cao, sông hãy còn dài, Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen HÌNH THÀNH KIẾN THỨC A. GIỚI THIỆU CHUNG * Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - Mục đích: HS nắm được một số thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Phương pháp: Phát vấn, trình bày một phút. - Thời gian: 2 phút - Cách thức tiến hành: ? Tác giả của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là ai? ? Tác phẩm là sáng tạo của nhân dân từ thời nào? 1. Tác giả: dân gian 2. Sơn Tinh, Thủy Tinh: thuộc nhóm tác phẩm truyền thuyết thời Hùng Vương B. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN * Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản BƯỚC 1: Đọc, chú thích - Mục đích: HS biết được cách đọc văn bản, bước đầu nắm được một số thông tin cơ bản về nhân vật, sự kiện, cốt truyện; củng cố kiến thức về thể loại truyền thuyết. - Phương pháp: Đọc sáng tạo, phát vấn - Thời gian: 7 phút - Cách thức tiến hành: GV gọi HS đọc phân vai Chú ý giọng đoc phù hợp với từng nhân vật -> Nhận xét và rút kinh nghiệm GV cùng HS tìm hiểu chú thích Sgk + Cồn: dải đất (cát) nổi lên giữa sông hoặc biển + Ván (cơm nếp): Mâm + Nệp (bánh chưng): Cặp ? Sơn Tinh Thủy Tinh được sáng tác theo thể loại nào? ? Em hãy nhắc lại những đặc điểm cơ bản của truyền thuyết? ? Hãy xác định PTBĐ của văn bản? ? Vì sao em xác định được như vậy? ? Tác phẩm được kể theo ngôi thứ mấy? 1. Đọc, chú thích - Thể loại: truyền thuyết - PTBĐ: tự sự - Ngôi kể: Thứ 3 BƯỚC 2: Kết cấu, bố cục - Mục đích: HS nắm được bố cục của văn bản. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 2 phút - Cách thức tiến hành: ? Theo em, nên chia tác phẩm theo kết cấu mấy phần? ? Em hãy nêu giới hạn và nội dung của từng phần? 2. Kết cấu, bố cục: 3 phần (1) .. mỗi thứ một đôi: Hùng Vương chọn rể (2) ..thần Nước đành rút quân: Sơn tinh, Thủy tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần (3) còn lại: sự trả thù hằng năm về sau của Thủy tinh và chiến thắng của Sơn tinh BƯỚC 3: Phân tích - Mục đích: HS phân tích được các đặc điểm của nhân vật, từ đó lí giải được các sự kiện diễn ra trong truyện,nắm bắt được các đặc trưng của thể loại truyền thuyết thông qua tác phẩm. - Phương pháp: Vấn đáp, bình giảng - Thời gian: 14 phút - Cách thức tiến hành: ? Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có bao nhiêu nhân vật? ? Ai là nhân vật chính? Vì sao? ? Sơn Tinh và Thủy Tinh được miêu tả như thế nào? + Nguồn gốc xuất thân từ đâu? + Có tài năng gì? ? Em có nhận xét gì về xuất thân và tài năng của Sơn Tinh, Thủy Tinh? ? Em nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật? Có tác dụng gì? B: Sau này, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, bằng tưởng tượng riêng, miêu tả Sơn Tinh có một mắt ở trán, Thủy tinh hàm râu xoăn, xanh rì, Một thần cưỡi bạch hổ trên cạn Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi. Cả hai thần đều có tài hô phong hoán vũ, đảo hải di sơn, đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Cách giới thiệu như trên khiến người nghe rất hấp dẫn, mặt khác là lý do dẫn tới cuộc tranh tài, đọ sức ngang ngửa giữa hai thần vì một người con gái mắt phượng mày ngài là Mỵ Nương D: Tuy nhiên, thử so sánh tài năng của hai vị thần, vị thần nào sẽ có ích hơn cho cuộc sống của người Việt cổ - cuộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và săn bắn? (Sơn Tinh) Vậy chúng ta cùng xem xét xem, vua Hùng Vương sẽ dựa trên cơ sở nào để chọn lựa con rể cho mình? ? Điều kiện kén rể của nhà vua là gì? - Thi tài dâng lễ vật sớm ? Lễ vật được thách gồm những gì? - Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. ? Em có nhận xét gì về các vật thách cưới đó? (quý hiếm, thiên vị ST) ? Vì sao vua Hùng lại chọn lễ vật toàn ở trên rừng, có lợi cho Sơn Tinh? Điều này có ý nghĩa gì? ? Phản ánh thái độ gì của người Việt Cổ đối với rừng núi và lũ lụt? ? Trước bất lợi đó, Thủy Tinh phản ứng như thế nào? ? Kết quả đợt thi tài như thế nào? - Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, được đón Mị Nương. - Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. ? Vì sao Thủy Tinh chủ động dâng nước đánh Sơn Tinh? (Tính kiêu ngạo luôn nghĩ mình không thua kém Sơn Tinh; lòng ghen hờn, căm oán nổi lên) ? Cuộc chiến diễn ra như thế nào? ? Kết quả cuộc chiến thế nào? (Thủy Tinh thua) MR:Em hình dung như thế nào nếu Thủy Tinh thắng trong cuộc giao tranh này? (khắp nơi ngập nước, không còn sự sống) ? Vậy Thủy Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào của thiên nhiên? ? Trong cuộc giao tranh, Sơn Tinh ra sức chống lại Thủy Tinh vì lý do gì? (Để bảo vệ hạnh phúc gia đình, đất đai và muôn loài trên mặt đất) ? Sơn tinh tượng trưng cho điều gì? B: Trong cuộc giao tranh, chúng ta thấy có chi tiết “nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu” -> thể hiện cuộc đấu giẳng co, bất phân thắng bại giữa hai vị thần, mặt khác, còn thể hiện quyết tâm bền bỉ, sẵn sàng đối phó kịp thời và nhất định chiến thắng bão lũ của bộ tộc miền núi, nước Việt thời cổ. Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, trong bài thơ lãng mạn Sơn Tinh, Thủy Tinh đã hình dung cảnh + Thủy Tinh: Tay hất chòm râu xanh Bắt quyết, hô mây to, nước cả Giậm chân, rung khắp làng gần quanh + Còn Sơn Tinh thì Vung tay niệm chú: Núi từng dải Nhà lớn, đồi con lổm ngổm bò Chạy mưa! + Cảnh chiến đấu cũng rất ghê gớm, khủng khiếp Sóng cả gầm reo, lăn như chớp Thủy Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng Cá voi quác mồm to, muốn đớp Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng Càng cua lởm chởm giơ như mác Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao Sơn Tinh hiểu thần ghen, tức khắc Niệm chú, đất nảy vù lên cao! NVĐ: Kết thúc truyện như thế phản ánh sự thật gì? ? Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh giải thích cho hiện tượng gì ở nước ta hàng năm? ? Qua chiến thắng của Sơn Tinh, nhân dân ta muốn nói lên điều gì? Thần núi Tản Viên trở thành con rể của vua Hùng, điều này có ý nghĩa đề cao quyền lực của các vua Hùng (đứng trên cả thần linh) và chiến công dựng nước của người Viêt cổ trong thời đại các vua Hùng 3. Phân tích 3.1. Giới thiệu hoàn cảnh truyện và các nhân vật - 2 nhân vật chính: Sơn Tinh Thủy Tinh - Thần núi Tản Viên - Thần nước - Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; - Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi - Gọi gió, gió đến - Hô mưa, mưa về - Oai phong kỳ dị, có tài lạ, xứng đáng làm rể vua Hùng -> Cách giới thiệu hấp dẫn 3.2. Vua Hùng kén rể - Kén rể bằng cách thi tài dâng lễ vật sớm. -> Lễ vật vừa trang nghiêm, giản dị, truyền thống vừa quý hiếm -> Thiên vị Sơn Tinh -> Phản ánh thái độ của người Việt cổ đối với rừng núi và lũ lụt. Lũ lụt là kẻ thù; rừng núi là quê hương, là bạn bè. -> Thủy Tinh bất lợi, nhưng chàng vẫn quyết trổ tài đấu với Sơn Tinh 3.3. Hai thần quyết chiến Thủy Tinh Sơn Tinh - Hô mưa gọi gió làm thành giông bão, rung chuyển đất trời, nước sông dâng lên cuồn cuộn - Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ - Nước ngập ruộng đồng, nhà cửathành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên mặt nước - Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi dâng lên bấy nhiêu -> Thua. -> Vững vàng, không hề nao núng Tượng trưng cho thiên tai lũ lụt, sự đe dọa thường xuyên đối với cuộc sống con người Tượng trưng cho sức mạnh chế ngự thiên nhiên 3.4. Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh - Sự trả thù hàng năm : Giải thích hiện tượng lũ lụt ở miền Bắc nước ta mang tính chu kỳ/năm/lần - Chiến thắng của Sơn Tinh : + Phản ánh sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên tai, bão lụt của nhân dân + Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng ? Hãy khái quát lại nội dung toàn bài? ? Phát hiện những đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong truyện ? ? Gọi HS đọc ghi nhớ ? Qua văn bản, tác giả dân gian muốn nói lên điều gì ? 4. Tổng kết 4.1. Nội dung - Hoàn cảnh và mục đích của việc vua Hùng kén rể - Cuộc thi tài giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh : + Cả hai đều có phép lạ, tài cao + Kết quả : Sơn Tinh lấy được Mị Nương. Thủy Tinh nỏi giận, làm ra mưa gió, đem nước đánh Sơn Tinh. - Đằng sau câu chuyện mối tính Sơn Tinh, Thủy Tinh và nàng Mị Nương là cốt lõi lịch sử nằm sâu trong các sự việc được kể phản ánh hiện thực : + Cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai, lũ lụt hàng năm của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. + Khát vọng của người Việt Cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, xây dựng, bảo vệ cuộc sống của mình. 4.2. Nghệ thuật - Xây dựng hình tương nhân vật mang dáng dấp thần linh Sơn Tinh và Thủy Tinh với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo. - Tạo sự việc hấp dẫn : hai vị thần cùng cầu hôn Mị Nương. - Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn, sinh động. 4.3. Ghi nhớ: sgk. 34 * Ý nghĩa : - Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước - Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ C. LUYỆN TẬP *Hoạt động 3 : Luyện tập - Mục đích: HS khắc sâu kiến thức thông qua thảo luận bài tập - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 3 phút - Cách thức tiến hành: ? Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu hecta rừng của Nhà nước hiện nay ? - Mục đích : giảm bớt thiên tai do lũ lụt gây ra. - Ý nghĩa : bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta trong hiện tại và tương lai. ? Kể tên 1 số truyện dân gian liên quan đến các thời đại vua Hùng mà em biết ? - Con Rồng, cháu Tiên - Bảnh chưng, bánh giầy - Thánh Gióng 4.4. Củng cố (3 phút) - Thể loại truyền thuyết có những đặc điểm gì? - Nêu ý nghĩa của truyện? 4.5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài (5 phút) * Hướng dẫn học bài : - Học thuộc bài theo tổng kết - Kể lại chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh * Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Nghĩa của từ - Trả lời các câu hỏi theo các đề mục trong sách giáo khoa. - Đánh dấu các bài tập khó trong phần luyện tập. 5. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_van_ban_son_tinh_thuy_tinh.doc
Giáo án liên quan