I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS có một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của
những chiến sĩ trong bài thơ.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự
nhiên chân thực.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: Giúp học sinh có lòng yêu nước, cảm thông với những khó khăn
của người lính; càng thêm yêu mến, trân trọng và cảm phục hình ảnh anh bộ đội cụ
Hồ trong kháng chiến chống Pháp. Sẵn sàng tham gia vào công cuộc bảo vệ tổ quốc.
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm đối với bạn bè, trân trọng tình bạn, ý thức
được trách nhiệm của công dân với đất nước.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các nội dung trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: có khả năng phân tích được những
hình ảnh thơ hay, đặc sắc mang giá trị nội dung, nghệ thuật cao.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng đọc và tìm hiểu, khái quát
kiến thức chính liên quan đến thơ hiện đại Việt Nam.
+ Trình bày (viết và nói) ngắn gọn được đoạn văn cảm nhận về một hình ảnh
thơ đặc sắc
20 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 26/10/2020 (9A3); 27/10/2020 (9A2)
TIẾT 36
Văn bản: ĐỒNG CHÍ (Tiết 1)
(Chính Hữu)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS có một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của
những chiến sĩ trong bài thơ.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự
nhiên chân thực.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: Giúp học sinh có lòng yêu nước, cảm thông với những khó khăn
của người lính; càng thêm yêu mến, trân trọng và cảm phục hình ảnh anh bộ đội cụ
Hồ trong kháng chiến chống Pháp. Sẵn sàng tham gia vào công cuộc bảo vệ tổ quốc.
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm đối với bạn bè, trân trọng tình bạn, ý thức
được trách nhiệm của công dân với đất nước.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các nội dung trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: có khả năng phân tích được những
hình ảnh thơ hay, đặc sắc mang giá trị nội dung, nghệ thuật cao.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng đọc và tìm hiểu, khái quát
kiến thức chính liên quan đến thơ hiện đại Việt Nam.
+ Trình bày (viết và nói) ngắn gọn được đoạn văn cảm nhận về một hình ảnh
thơ đặc sắc.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Bảng phụ. Nghiên cứu tài liệu, sgk, sgv.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp,Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, hoạt động
nhóm.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
? Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích : Lục Vân Tiên cứu
Kiều Nguyệt Nga?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- HS xem đoạn video.
Đây là những hiện hiện thực ác liệt của những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
Và các em ạ, chúng ta thật may mắn khi được sinh ra trong thời bình. Song có
những bài ca không bao giờ quên, có những năm tháng chiến tranh không thể phai
mờ trong kí ức. Theo tiếng gọi của tự do, những người con đất Việt đều không ngần
ngại dấn thân vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Họ trở thành những
người lính, giữa họ hình thành một tình cảm sâu sắc, thiêng liêng, cảm động đó là
tình đồng chí. Chính Hữu đã tìm hiểu, khám phá, tái hiện chân thực, sinh động đầy
cảm xúc tình cảm ấy giữa những người lính trong bài Đồng chí.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
PP: nêu và giải quyết vấn đề,hợp tác...
KT: trình bày, động não...
- HS theo dõi chú thích * sgk.
? Em hãy nêu vài nột khái quát về tác
giả?
? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời của
bài thơ ?
- GV hướng dẫn đọc: Đọc chậm rãi,
tình cảm chú ý những câu thơ tự do,
vần chân, cách đối xứng, câu thơ đồng
chí đọc với giọng lắng sâu, ngẫm nghĩ,
câu thơ cuối đọc với giọng ngâm nga.
- GV đọc mẫu- 2HS đọc.
- Nhận xét cách đọc?
? Đồng chí có nghĩa là gì?
- HS nêu một số chú thích tiêu biểu.
? Dựa vào mạch cảm xúc em thấy bài
thơ được chia làm mấy phần?
(GV lưu ý HS về vị trí, vai trò câu thứ
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả, văn bản:
a. Tác giả:
- Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc;
sinh 1926; quê Can Lộc- Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ quân đội từng tham gia
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Chủ yếu viết về những người lính và hai
cuộc kháng chiến.
- Các tác phẩm: Đầu súng trăng treo, Ngọn
đèn đứng gác, Đường ra trận, Lá đỏ.
b. Văn bản:
- Viết 1948 tại chiến khu Việt Bắc.
- Là TP’ tiêu biểu nhất về người lính cách
mạng của văn học thời k/c chống TDP.
- In trong tập "Đầu súng trăng treo"
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
a. Đọc.
b. Chú thích.
3. Bố cục: 3 đoạn.
7 trong bài)
+ 7 câu thơ đầu: Cơ sở của tình đồng chí.
+ 10 câu tiếp theo: Biểu hiện của tình
đồng chí.
+ 3 câu cuối: Vẻ đẹp của tình đồng chí.
? Phương thức biểu đạt của văn bản?
? Bài thơ thuộc thể thơ nào? Em hiểu gì
về thể thơ ấy?
HS đọc lại đoạn 1.
? Câu thơ nào nói về hoàn cảnh xuất
thân của những người lính CM?
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
? Em hiểu hình ảnh “Nước mặn, đồng
chua, đất cày lên sỏi đá” gợi cho em
liên tưởng đến điều gì về quê hương
của những người lính?
-> Đó là những làng quê nghèo khó ở
Việt Nam.
? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ
này?
? Qua hai câu thơ đầu em hiểu gì về
quê hương và hoàn cảnh xuất thân của
những người lính? Cơ sở của tình đồng
chí được cắt nghĩa như thế nào?
- Là những người nông dân trên các
miền quê nghèo khó.
Gv: Liên hệ bài thơ Tây Tiến.
? Tình đồng chí còn bắt nguồn từ điều
gì khác?
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
? Em hiểu “đôi tri kỉ” là như thế nào?
- Tri kỉ: biết mình, “đôi tri kỉ” đôi bạn
thân thiết.
? Hình ảnh “ Súng bên súng” gợi cho
em liên tưởng đến điều gì?
-> Gợi cảnh tượng đội ngũ sát cánh,
trùng điệp trong đấu tranh.
? Hình ảnh thơ ở đây có gì đặc sắc?
4. Phương thức biểu đạt:
- Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm trong đó Biểu
cảm là chính.
5. Thể thơ: Thể thơ tự do.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Cơ sở của tình đồng chí
* Hoàn cảnh xuất thân:
-> Hình ảnh thơ chân thực mộc mạc, tự
nhiên, từ ngữ gợi tả, thành ngữ.
=> Tình đồng chí đồng đội bắt nguồn sự
tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo
khó.
-> Hình ảnh ẩn dụ, tả thực, có ý nghĩa
tượng trưng.
? Tình đồng chí cuả những người lính
còn được xây dựng trên cơ sở nào?
- GV: Từ những miền quê nghèo khó
khác nhau họ cùng hội tụ lại cùng
chung chiến hào, chung lí tưởng và trở
nên gần gũi, thân thiết, cùng nhau chia
ngọt sẻ bùitrong chiến đấu, tình đồng
chí, đồng đội nảy nở và bền chặt.
? Sự gắn bó giữa những con người này
thể hiện rõ nhất qua câu thơ nào?
Đồng chí!
? Em có nhận xét gì về cấu trúc câu thơ
và cách kết thúc câu?
-> Cấu trúc ngắn gọn, nhịp đột ngột,
kết thúc bằng dấu chấm cảm, câu đặc
biệt
? Tác giả muốn diễn tả điều gì qua cách
sử dụng câu đặc biệt.
=> Cùng chung nhiệm vụ, mục đích, lí
tưởng.
=> Tình đồng chí kết tinh, biểu hiện cao
độ của tình bạn, tình người thiêng liêng
cao đẹp.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.
- Đọc diễn cảm bài thơ.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.
- Em ấn tượng với hình ảnh thơ nào nhất trong tiết học vừa rồi? Vì sao?
HĐ 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO.
- Tìm đọc các tài liệu viết về tác phẩm Đồng chí và về nhà thơ Chính Hữu.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài : Đồng chí ( Tiếp theo)
- Yêu cầu: Đọc, tìm hiểu biểu hiện của tình đồng chí được thể hiện như thế nào?
Vẻ đẹp của tình đồng chí ?
Ngày dạy: 28/10/2020 (9A2,9A3)
TIẾT 37
Văn bản: ĐỒNG CHÍ (Tiết 2)
(Chính Hữu)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS tiếp tục tìm hiểu về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của dân tộc ta qua VB.
- Thấy được lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh
thần của những chiến sĩ trong bài thơ.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự
nhiên chân thực.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: Giúp học sinh có lòng yêu nước, cảm thông với những khó khăn
của người lính; càng thêm yêu mến, trân trọng và cảm phục hình ảnh anh bộ đội cụ
Hồ trong kháng chiến chống Pháp. Sẵn sàng tham gia vào công cuộc bảo vệ tổ quốc.
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm đối với bạn bè, trân trọng tình bạn, ý thức
được trách nhiệm của công dân với đất nước.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các nội dung trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: có khả năng phân tích được những
hình ảnh thơ hay, đặc sắc mang giá trị nội dung, nghệ thuật cao.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng đọc và tìm hiểu, khái quát
kiến thức chính liên quan đến thơ hiện đại Việt Nam.
+ Trình bày (viết và nói) ngắn gọn được đoạn văn cảm nhận về một hình ảnh
thơ đặc sắc.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Bảng phụ. Nghiên cứu tài liệu, sgk, sgv.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp,Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, hoạt động
nhóm.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, trình bày
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
? Đọc thuộc lòng 7 câu thơ đầu của VB “ Đồng chí” và nêu nội dung chính của
đoạn đó?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Tiết trước chúng ta đã thấy được hoàn cảnh xuất thân của những người lính
và tình đồng chí của họ, vậy những biểu hiện và vẻ đẹp của tình đồng chí được thể
hiện như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong tiết tiếp theo ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
PP: nêu và giải quyết vấn đề,hợp tác...
KT: trình bày, động não...
- HS đọc đoạn 2 và nêu nội dung.
? Họ ra đi để lại đằng sau những gì?
?“Ruộng nương, gian nhà, giếng
nước”... có mối quan hệ như thế nào
với người nông dân?
- Quan hệ chặt chẽ, thân thiết, gắn bó
với cuộc sống của người nông dân.
GV: Tuy có quan hệ chặt chẽ như vậy
nhưng những người lính vẫn phải ra đi,
phải có một thái độ nhất định.
? Các từ " mặc kệ", " gửi" nói lên thái
độ gì của người lính?
? Em có nhận xét gì về hình ảnh, từ
ngữ trong những câu thơ trên?
? Qua đó ta hiểu gì về tình cảm, thái độ
của họ?
HS thảo luận cặp đôi
? Có ý kiến cho rằng những người lính
ấy vô tình, thiếu trách nhiệm với gia
đình, quê hương.
? Em có đồng ý với ý kiến đó không?
Vì sao? (HS trao đổi 1’)
-> Không đồng ý vì sự quyết tâm lên
đường chiến đấu của họ là Biểu hiện
của lòng yêu nước sâu sắc, của tình
đồng chí thiêng liêng, họ ý thức sâu
sắc việc họ làm:
" Ta hiểu vì sao ta chiến đấu
Ta hiểu vì sao ta hiến máu"
? Tình đồng chí còn được biểu hiện cụ
thể qua những hình ảnh thơ nào?
Khó khăn: Biết ớn lạnh; Sốt run
người áo rách vai, quần vá;
...cười buốt giá, chân không giày.
II. Đọc, tìm hiểu chung văn bản (Tiếp)
2. Biểu hiện của tình đồng chí
- Bỏ lại: Ruộng nương....gian nhà không
mặc kệ gió lung lay, giếng nước, gốc đa,
người thân...
-> Dứt khoát, mạnh mẽ.
-> Hình ảnh nhân hóa, hoán dụ gần gũi,
ngôn ngữ giản dị, mộc mạc.
=> Hi sinh cao cả, hiểu được tâm tư, nỗi
lòng của nhau.
- Khó khăn: Biết ớn lạnh; Sốt run
người áo rách vai, quần vá;
? Nhận xét của em về những hình ảnh
đó.
? Cuộc sống chiến đấu của người lính
ntn?(cuộc sống chiến đấu gian khổ)
? Từ đó tác giả muốn diễn tả điều gì?
? Em hiểu “miệng cười buốt giá” ở đây
như thế nào? tại sao tác giả không viết
“nụ cười” mà viết “miệng cười”
- Nói một cách cụ thể đến cái miệng
với đôi môi nhợt nhạt -> Cười trong
buốt giá vì quần áo không chống được
rét. Người vượt lên trên giá buốt mặc
dù trời lạnh -> Coi thường gian khổ,
cái cười lạc quan yêu đời là nụ cười
đẹp.
? Câu thơ “thương nhau tay nắm bàn
tay” gợi tả điều gì?
- Thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy
(họ truyền cho nhau cả hơi ấm, niềm
tin, sức mạnh để chiến thắng kẻ thù).
- GV liên hệ với câu thơ của Lưu
Quang Vũ:
" Phút chia tay ta chỉ nắm tay mình
Điều chưa nói bàn tay đã nói "
- HS khái quát biểu hiện của tình đồng
chí của những người lính cách mạng.
- GV chuyển ý.
- HS quan sát bức tranh trong sgk.
? Bức tranh minh hoạ cho chi tiết nào
trong bài thơ.
- HS đọc 3 câu thơ cuối
? Câu thơ “đêm nay rừng hoang sương
muối” gợi cho em suy nghĩa gì?
- Gợi lên những gian khổ của cuộc
kháng chiến; các anh phải có mặt trong
mọi hoàn cảnh gia khổ của cuộc kháng
chiến, thời tiết khắc nghiệt nhất-> một
lần nữa khẳng định những khó khăn
...cười buốt giá, chân không giày.
-> Miêu tả chân thực, cụ thể ; những câu
thơ sóng đôi, đối ứng nhau.
=>Sự đoàn kết gắn bó, chia sẻ, giúp nhau
trong mọi cảnh ngộ của người lính.
- Thương nhau tay nắm bàn tay
-> Hình ảnh chân thực, mộc mạc giản dị -
-> Tình cảm gắn bó sâu nặng của người
lính.
=>Biểu hiện của tình đồng chí: Hiểu, cảm
thông sâu sắc tâm tư tình cảm của nhau;
cùng nhau chia sẻ gian lao, gắn bó yêu
thương
3. Vẻ đẹp của tình đồng chí.
thiếu thốn mà các anh phải chịu ...
GV: Trong cái khó khăn gian khổ đó.
? Cảnh tượng “đứng cạnh bên nhau
chờ giặc tới” diễn tả điều gì?
- Trong gian khổ ấy các anh vẫn kề vai
sát cánh đương đầu với kẻ thù.
? Em hiểu gì về hình ảnh " Đầutrăng
treo"? Hình ảnh đó gợi cho em những
liên tưởng nào?
+ Nghĩa đen: đó là cảnh tượng trong
đêm khuya các anh bộ đội đứng gác
nòng súng hướng lên trời cho ta cảm
giác “trăng treo đầu súng”.
- Nghĩa bóng: Súng tượng trưng cho
cuộc chiến đấu gian khổ và ác liệt.
Trăng tượng trưng cho cái đẹp, cuộc
sống thanh bình -> Súng bảo vệ cho
cuộc sống thanh bình. diễn tả nhiệm vụ
chiến đấu và tâm hồn lãng mạn của
người lính. Nó gợi ra sự liên tưởng
phong phú thực tại và mơ mộng, chiến
sĩ và thi sĩ , gần và xa...
? Nhận xét cách sử dụng hình ảnh thơ
của tác giả?
? Hình ảnh trong những câu thơ gợi
cho em cảm nghĩa gì?
? Nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài
thơ.
? Qua bài thơ em có cảm nhận gì về
hình ảnh người lính cách mạng trong
cuộc kháng chiến chống Pháp?
Đầu súng trăng treo.
-> Hình ảnh thực, lãng mạn, biểu tượng
giàu ý nghĩa, hình ảnh độc đáo, đặc sắc
đầy sáng tạo.
=> Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí,
đồng đội, của cuộc đời người chiến sĩ.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân
gian, thể hiện tình cảm chân thành.
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với
lãng mạn tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang
ý nghĩa biểu tượng.
2. Nội dung
- Tình đồng chí của những người lính dựa
trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý
tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự
nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn
cảnh.
- Góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh
và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách
? Ý nghĩa của bài thơ?
mạng.
3. Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi tình cảm
đồng chí cao đẹp giữa những người chiến
sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống
thực dân Pháp gian khổ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.
- Khái quát lại nội dung bài học?
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.
? Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối của bài thơ.
HĐ 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO.
- Tìm đọc các tài liệu viết về tác phẩm Đồng chí và về nhà thơ Chính Hữu.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài: Làng
- Yêu cầu: Đọc, tóm tắt văn bản, tìm hiểu về tác giả, văn bản ? Tóm tắt các chi
tiết nổi bật khi nói về nhân vật ông Hai.
Ngày dạy: 29/10/2020 (9A2,3); 30/10/2020 (9A3)
TIẾT 38+39
Văn bản: LÀNG
(Trích) (Kim Lân)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần
kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện, qua đó hiểu được tinh thần yêu nước
của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến.
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu
tả sinh động diễn biến tâm trạng và ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: Giúp học sinh có lòng yêu nước, yêu quê; càng thêm yêu mến, trân
trọng và cảm phục tình cảm của những người nông dân trong thời kì kháng chiến. Sẵn
sàng tham gia vào công cuộc bảo vệ tổ quốc.
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm đối với gia đình, quê hương, ý thức được
trách nhiệm của công dân với đất nước.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các nội dung trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: có khả năng phân tích và lí giải được
tình huống truyện; Nêu và giải thích được ý nghĩa của truyện đối với bản thân.
b. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
* Năng lực văn học:
- Vận dụng những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ngôn ngữ của tác phẩm để
đọc hiểu văn bản.
- Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại:
+ Nhận diện đề tài, chủ đề, thể loại, cảm hứng, tình huống, nhân vật, ngôi kể,
một số nét đặc sắc nghệ thuật cơ bản,
+ Phân tích, đánh giá tình huống truyện, nhân vật chính, hiểu được ý nghĩa tư
tưởng, những tìm tòi về nghệ thuật,
- Vận dụng những kiến thức kĩ năng để đọc các truyện khác cùng thể loại, đề tài, cảm
hứng,
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Máy chiếu, phiếu học tập.
- Nghiên cứu tài liệu, sgk, sgv.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp,Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, hoạt động
nhóm.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
Cho biết cơ sở hình thành tình đồng chí? Nêu ý nghĩa của văn bản?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV chiếu những hình ảnh về làng quê (lũy tre, đồng ruộng, ngôi nhà, cây đa,
giếng nước, sân đình). Với HSở bản làng vùng cao, có thể chiếu hình ảnh nhà sàn,
suối, ruộng đồng, nương rẫy,
Câu hỏi 1: Những bức ảnh này gợi cho em nghĩ đến vùng đất như thế nào? Em
đã có những hiểu biết và trải nghiệm, ấn tượng gì về đất và người nơi đó?
HS: Đó là làng quê, bản,Đó là nơi em ở/đã từng ở/đã từng đi qua,
Câu hỏi 2: Nêu tên một bài thơ/bài hát, mà em biết có nội dung nói về làng
quê?
HS: Nêu tên bài thơ, bài hát về làng quê. VD: bài hát Quê hương (Đỗ Trung
Quân), bài thơ Quê hương (Tế Hanh), bài hát Về quê (Phó Đức Phương,)
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
PP: nêu và giải quyết vấn đề,hợp tác...
KT: trình bày, động não...
HS theo dõi chú thích * sgk.
? Nêu những hiểu biết của em về tác
giả?
GV giảng, liên hệ hoàn cảnh lịch sử
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả, văn bản.
a. Tác giả:
- Kim Lân - tên khai sinh Nguyễn Văn
Tài (1920 - 2007).
đất nước.
? Truyện ngắn '' Làng '' của Kim Lân
được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
GV: Nêu yêu cầu đọc -> đọc mẫu, GV:
Gọi 4 học sinh đọc tiếp đến hết. Chú ý
từ ngữ địa phương, những lời đối
thoại.
? Tóm tắt cốt truyện?
- Cuộc sống của gia đình ông Hai ở
nơi tản cư.
- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin
làng mình theo giặc.
- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin
làng mình được cải chính.
GV: HS tìm hiểu chú thích 12,15,16,
26,27, 28.
? Văn bản Làng của Kim Lân được
viết theo thể loại nào?
? Văn bản kết hợp các phương thức
biểu đạt nào? Phương thức biểu đạt
nào là chủ yếu? Vì sao?
(Tự sự là chính vì câu chuyện được
triển khai theo hệ thống các sự việc)
? Truyện được kể từ ngôi nào? Ngôi kể
này có tác dụng gì?
? Truyện được chia làm mấy phần?
Nội dung từng phần?
- Phần 1: Từ đầu -> vui quá: Cuộc
sống của ông Hai ở nơi tản cư.
- Phần 2: Ông lão -> đôi phần: Tâm
trạng của ông Hai từ khi nghe tin xấu
về làng.
- Phần 3: Còn lại: Tâm trạng của ông
Hai khi nghe tin làng được cải chính.
- Quê: Từ Sơn - Bắc Ninh.
- Nhà văn có sở trường về truyện ngắn.
- Am hiểu và gắn bó với nông thôn và
người nông dân.
b. Văn bản:
- Viết vào thời kì đầu của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp 1948.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
a. Đọc - tóm tắt:
b. Chú thích: (SGK)
3. Thể loại, PTBĐ:
- Thể loại: Truyện ngắn.
- PTBĐ: Tự sự kết hợp với miêu tả và
biểu cảm.
- Ngôi thứ ba -> đảm bảo tính khách
quan của những việc được kể, gợi cảm
giác chân thực cho người đọc.
4. Bố cục: 3 phần.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Tìm hiểu tình huống truyện.
? Để khắc họa nổi bật chủ đề truyện,
tính cách nhân vật, Kim Lân đã đặt
nhân vật vào một tình huống truyện
như thế nào?
- Tình huống: Ông Hai nghe tin đồn
làng chợ Dầu đã theo Việt gian phản
lại kháng chiến, Cụ Hồ.
? Nhận xét gì về tình huống truyện?
? Tình huống này có tác dụng gì?
? Qua đó em thấy được điều gì?
HS theo dõi từ đầu -> vui quá.
? Vậy ở nơi tản cư cuộc sống của ông
Hai như thế nào?
- Xa quê, ở nhờ nhà người khác.
- Mọi người đều lo kiếm sống.
( Vợ và con gái đầu chạy chợ, ông và
hai đứa con nhỏ tìm đất trồng trọt )
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của
gia đình ông Hai ở nơi tản cư?
? Ở nơi tản cư ông Hai luôn quan tâm
tới điều gì?
- Ông quan tâm đến làng quê, cuộc
kháng chiến của đất nước.
Gv: cho Hs chú ý '' ông lại nghĩ về...
làng quê".
? Ông Hai đã nhớ những gì ở làng?
+ Cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ
hào, khuân đá, cái chòi gác đầu làng,
những căn hầm bí mật.
? Vì sao ông Hai cảm thấy '' vui thế ''
khi nghĩ về làng mình?
- Vì làng ông là làng tích cực kháng
chiến.
? Điều đó cho thấy tình cảm của ông
Hai đối với làng quê như thế nào?
? Cách quan tâm của ông Hai đến cuộc
kháng chiến có những biểu hiện đặc
biệt nào?
- Mong nắng cho tây chết mệt ( nắng...
chúng nó). Nghe lỏm, đọc báo thường
-> Tình huống truyện đặc sắc.
- Tạo nút thắt của câu chuyện, gây ra
mâu thuẫn giằng xé tâm lí ông lão.
=>Tâm trạng, phẩm chất, tính cách
nhân vật thêm chân thực, sâu sắc.
2. Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư.
=> Cuộc sống tạm bợ, khó khăn nhưng
nề nếp.
=> Tình yêu làng tha thiết, cháy bỏng,
luôn tự hào.
xuyên ở phòng thông tin để biết tin tức
kháng chiến.
- Ông Hai đầy lòng tin kháng chiến.
Không giấu cảm xúc vui mừng. (Ruột
gan ông lão như múa cả lên, vui qúa).
? Lời văn của đoạn có gì đặc biệt?
? Từ tâm trạng đó giúp em hiểu gì về
tình cảm của ông Hai đối với kháng
chiến?
? Em tìm một số tác phẩm viết về tình
yêu quê hương đất nước?
(Quê hương; Nhớ con sông quê
hương; Ông lão vườn chim.)
GV khái quát nội dung tiết 1.
TIẾT 2
HS đọc ''Ông lão náo nức... đôi phần”
GV: Trước khi nghe tin dữ, ông Hai
đang ở phòng TT với tâm trạng phấn
chấn, vui sướng Ruột gan ông lão cứ
như múa cả lên -> Chi tiết chuẩn bị
cho nhân vật nhận tin xấu.
? Ông Hai đã có phản ứng ra sao và có
cảm giác như thế nào khi nghe tin làng
mình theo giặc? Tìm và phân tích một
số chi tiết thể hiện tâm trạng đó?
- Khi nghe tin làng mình theo giặc:
+ Ông quay phắt lại, lắp bắp hỏi:
+ Cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân
rân.
+ Ông lão lặng người đi tưởng như
không thở được...
? Em hiểu gì về tâm trạng của ông Hai
lúc ấy?
GV: Ông đánh trống lảng và ra về vẫn
nghe tiếng chửi đổng của người đàn bà
tản cư. Ông cúi gằm mặt để đi và
thoáng nghĩ tới mụ chủ nhà.
? Vì sao ông lại nghĩ tới mụ chủ nhà?
- Ngôn ngữ quần chúng, độc thoại nhân
vật.
-> Tình yêu yêu kháng chiến tha thiết,
nồng hậu.
=> Ông Hai là người nông dân có tính
tình vui vẻ, chất phác, gắn bó với làng
quê kháng chiến.
* Luyện tập.
Đọc lại một số đoạn văn đặc sắc trong
văn bản.
II. Đọc - hiểu văn bản.
3. Tâm trạng của ông Hai từ khi nghe
tin làng theo giặc.
=> Ông Hai bàng hoàng sửng sốt, đau
đớn, uất ức.
- Vì làng ông nếu theo Tây thật, ông sẽ
là người dân của làng theo Tây, trở
thành kẻ phản bội đất nước, giống nòi.
? Về đến nhà ông Hai có thái độ cử chỉ
như thế nào?
+ Nằm vật ra giường, nhìn lũ con,
nước mắt ông giàn ra.
? Em có nhận xét gì về cách viết của
tác giả ở những câu văn này?
-> Tin dữ đến đột ngột, gây xúc động
mạnh.
? Việc sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm
giúp em hiểu tâm trạng ông Hai lúc
này như thế nào?
? Cảm nghĩ cực nhục của ông Hai
được thể hiện qua đoạn văn nào?
- Chao ôi! cực nhục chưa... bán nước.
? Vì sao ông Hai lại cảm thấy cực
nhục?
+ Nếu làng ông theo Tây thật, ông sẽ
là kẻ lạc loài với bàn dân thiên hạ...
+ Là biểu hiện của lòng yêu nước cao
độ.
- HS đọc '' Ông Hai... phải thù ''.
? Cái tin làng Chợ Dầu theo việt gian
đã đẩy ông Hai vào hoàn cảnh nào?
- Phải lựa chọn...
? Quan điểm của ông Hai được thể
hiện qua chi tiết nào? Lựa chọn của
ông ntn?
- Lựa chọn dứt khoát: Làng thì yêu
thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ nhân
vật sử dụng trong đoạn văn?
? Tình yêu làn
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tuan_8_nam_hoc_2020_2021_truong_ptdtbt.pdf