Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.

 - Sự khác nhau của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.

 - Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản NL.

2. Kĩ năng:

 - Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp.

 - Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc - hiểu văn bản nghị luận.

3. Thái độ:

 - Rèn kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong lập luận, kĩ năng phân tích và tổng hợp trong nói, viết.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

 - Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, phiếu học tập.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

- Gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, đàm thoại, dạy học theo nhóm.

2. Kĩ thuật:

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, Chia sẻ nhóm đôi, hoạt động hợp tác, HĐ cá nhân.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9A4: 14/1/2020 TIẾT 99 PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Sự khác nhau của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản NL. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc - hiểu văn bản nghị luận. 3. Thái độ: - Rèn kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong lập luận, kĩ năng phân tích và tổng hợp trong nói, viết. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, phiếu học tập. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, đàm thoại, dạy học theo nhóm. 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, Chia sẻ nhóm đôi, hoạt động hợp tác, HĐ cá nhân. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới * HĐ1: Khởi động: ? Văn nghị luận có những phép lập luận nào? Hãy kể tên? Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? HS: trình bày - Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới * HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung gợi ý * Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động hợp tác, Chia sẻ nhóm đôi 2’, động não GV: Gọi học sinh đọc văn bản “'Trang phục”' SGK/9. HS: HĐN bàn 5’/ phiếu học tập ? VB bàn luận về vấn đề gì? ? Đoạn mở đầu tác giả nêu lên dẫn chứng nào về ăn mặc? - Dẫn chứng: “Không ai ăn mặc chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giầy có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt”. ? Thông qua một loạt dẫn chứng ở phần mở bài. Tác giả rút ra nhận xét về vấn đề gì? HS: Trình bày, nhận xét GV: Nhận xét, chốt ? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì? Hãy chỉ ra? GV: Nhận xét, chốt ý. ? Để xác lập 2 luận điểm trên, tác giả dùng phép lập luận nào? + Lđ’1: Ăn cho mình mặc cho người. - Cô gái 1mình trong hang sâu chắc không đỏ chót móng chân, móng tay. - Anh TN đi tát nước chắc không sơ mi phẳng tắp. - Đi đám cướichân lấm tay bùn - Đi dự đám tang không được ăn mặc áo quàn lòe loẹt, nói cười oang oang. + Lđ’2: Y phục xứng kì đức - Dù mặc đẹp đến đâu làm mình tự xấu đi mà thôi. - Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. GV: Nhận xét. ? Tác giả đã dùng những biện pháp nào trong quá trình phân tích? Em hãy chỉ ra cụ thể trong văn bản? - Sử dụng biện pháp: nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu ... - “Dù mặc đẹp đến đâu... mà thôi”. - “Không kể trên đường tuần tra... mọi người”. - “Cô gái một mình... nói cười oang oang” - “Trang phục không có pháp luật nào can thiệp... cười nói oang oang”. GV: Để phân tích người ta có thể vận dụng cả phép lập luận giải thích, chứng minh. ? Qua tìm hiểu bài tập, em hiểu thế nào là phân tích? Vai trò? GV: Bổ sung mục 1, 2, 3 (SGV/ 10) ? Để phân tích nội dung của các sự vật hiện tượng người ta có thể dùng các phương pháp nào? ? Sau khi đã nêu các biểu hiện, các “quy tắc ngầm” về trang phục. Để chốt lại vấn đề, tác giả đã dùng phép lập luận nào? Kết luận như thế nào? - Kết luận ở cuối văn bản: “Thế mới biết, trang phục văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp”. ? Phép lập luận tổng hợp giúp ta hiểu vấn đề cụ thể như thế nào? - Phép lập luận phân tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể. - Phép lập luận tổng hợp giúp cho ta hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của cách ăn mặc; Nghĩa là không ăn mặc một cách tuỳ tiện, cẩu thả như một số người lầm tưởng rằng đó là sở thích và ''quyền'' bất khả xâm phạm của mình. GV: Để làm rõ ý nghĩa của sự vật hiện tượng nào đó ngoài dùng phép phép phân tích, người ta thường dùng phép tổng hợp ? Tổng hợp là gì? Vị trí? GV: Gọi HS đọc ghi nhớ. HS: Chia sẻ nhóm đôi 2’ ? Hai phép lập luận phân tích và tổng hợp quan hệ như thế nào với nhau? - Phép phân tích và tổng hợp đối lập nhau. - Hai phép lập luận này tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp mới có ý nghĩa, mặt khác trên cơ sở phân tích mới có sự tổng hợp -> Không phân tích thì không có tổng hợp. I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp 1. Ví dụ: Văn bản: Trang phục. * Nhận xét: - Vấn đề bàn luận: Cách ăn mặc, trang phục - Tác giả rút ra nhận xét về vấn đề ăn mặc chỉnh tề. Cụ thể là sự đồng bộ, hài hòa giữa quần áo, giày, tất trong trang phục của con người. - LĐ1: Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh và mang tính văn hóa xã hội. - LĐ2: Trang phục phù hợp với đạo đức, giản dị và hài hòa với môi trường xung quanh. => Lập luận phân tích - Ý kiến: ''Ăn cho mình, mặc cho người''. - Ý kiến: ''Y phục xứng kì đức''. => Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng => Có thể vận dụng các biện pháp: nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu... và cả phép lập luận giải thích, CM. => Lập luận tổng hợp => Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. - Vị trí: Đặt cuối đoạn hay cuối văn bản. Ở phần kết luận của một phần hay toàn bộ văn bản. 2. Ghi nhớ: SGK/10. * HĐ 3: Luyện tập * Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động hợp tác, động não, chia sẻ nhóm đôi GV: Gọi học sinh đọc bài tập 1. ? Tìm hiểu kĩ năng phân tích văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm. HS: HĐN bàn 5’ GV: Chia nhóm - Nhóm 1, 2: làm bài tập 1 - Nhóm 3, 4: làm bài tập 2 - Nhóm 5, 6: làm bài tập 3 ? Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trong của học vấn”? HS: HĐN lớn 3’ ? Tác giả phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào? ? Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách như thế nào? HS: Chia sẻ nhóm đôi 2’ ? Phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận? II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Phân tích luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách... của học vấn theo thứ tự: - Thứ nhất: Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau. - Thứ hai: Bất kì ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu từ ''kho tàng quí báu'' được lưu giữ trong sách; Nếu không mọi sự bắt đầu sẽ là con số không, thậm chí là lạc hậu, giật lùi. - Thứ ba: Đọc sách là ''hưởng thụ'' thành quả về tri thức và kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại; Đó là tiền đề cho sự phát triển học thuật của mỗi người. 2. Bài tập 2: Phân tích lí do phải chọn sách để đọc. - Do sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách tốt mà đọc mới có ích. - Do sức người có hạn, không chọn sách mà đọc thì lãng phí sức mình. - Sách có loại chuyên môn, có loại thường thức, chúng liên quan với nhau, nhà chuyên môn cũng cần đọc sách thường thức. 3. Bài tập 3: Tầm quan trọng của đọc sách: - Không đọc thì không có điểm xuất phát cao. - Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức. - Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả. - Đọc ít mà kĩ còn hơn đọc nhiều mà qua loa, không lợi ích gì. 4. Bài tập 4: - Phương pháp phân tích rất cần trong lập luận, vì có qua sự phân tích lợi-hại, đúng - sai thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục. * HĐ4: Vận dụng ? Tìm đoạn văn có sử dụng phép phân tích và tổng hợp? * HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép phân tích và tổng hợp V. HD chuẩn bị bài học tiết sau - Chuẩn bị bài mới: Các thành phần biệt lập + Yêu cầu: H: Các từ ngữ in đậm trong ví dụ 1 thể hiện thái độ gì của người nói đối với người nghe, hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu? a. Chắc chắn bạn ấy sẽ tiến bộ. b. Hình như cậu không hài lòng thì phải ? c. Theo tôi anh ấy là một người tốt. d. Chúng em chào cô ạ! H. Các từ ngữ in đậm trong ví dụ 2 thể hiện thái độ gì của người nói ? a. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. b. - Trời ơi, chỉ còn có năm phút ! H. Trong các từ ngữ in đậm ở ví dụ 3 từ ngữ nào dùng để gọi, từ ngữ nào dùng để đáp ? TN nào để tạo lập, TN nào để duy trì cuộc giao tiếp ? a. - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? b. - Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ? Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời: - Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. H. Trong ví dụ 4 các từ ngữ in đậm được thêm vào câu để chú thích cho cụm từ nào ? Những từ ngữ trên có tác dụng gì trong câu ? a. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. b. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. H. Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa thành phần tình thái, cảm thán, phụ chú và gọi đáp ? ................................. * * * .................................. Ngày giảng: 9A4: 15/01/2020 TIẾT 97+98 CHỦ ĐỀ: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp HS nắm được - Đặc điểm của thành phần tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú. - Công dụng của các thành phần trên. - Khái niệm các thành phần biệt lập. 2. Kĩ năng - Chỉ ra được điểm giống và khác nhau của các thành phần biệt lập. - Nhận diện và giải thích được công dụng của các thành phần biệt lập. - Biết đặt câu, viết đoạn văn có thành phần biệt lập. 3. Thái độ - Học sinh luôn có ý thức sử dụng đúng thành phần tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú trong nói, viết. - Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ, PHT 2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, làm các bài tập trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; phân tích, luyện tập, thực hành. 2. Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi, KT chia nhóm, KT trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: H. Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu ? Đặt 2 câu có thành phần khởi ngữ ? 3. Bài mới: * HĐ1: Khởi động ? Kể tên các thành phần chính và thành phần phụ của câu ? - Thành phần chính: Chủ ngữ và vị ngữ. - Thành phần phụ: Trạng ngữ, khởi ngữ. Vậy bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết thêm một thành phần mới không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Đó là các thành phần biệt lập. Vậy thế nào là các thành phần biệt lập ? - Trước hết chúng ta cần hiểu biệt lập có nghĩa là gì? Biệt: riêng, lập: đứng -> Đứng tách riêng ra. Vậy các thành phần biệt lập bao gồm những thành phần nào ? Chúng có đặc điểm và công dụng gì ? * HĐ2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung gợi ý Kĩ thuật đặt câu hỏi, HĐ chung, HĐ cá nhân 1 phút. GV: chia lớp làm 6 nhóm - Phát phiếu HT số 1 - HS HĐ nhóm 4 trong 5 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung. GVKL: GVKL: Thành phần trên là thành phần tình thái. ? Vậy thành phần tình thái được dùng để làm gì ? ? Dựa vào đâu mà em hiểu được những từ ngữ “ồ”,“trời ơi” bộc lộ tâm lí người nói ? - Dựa vào phần câu tiếp theo. (sao mà độ ấy vui thế, chỉ còn có 5 phút!) - GV phân tích cụ thể trong ví dụ. - Tâm trạng vui sướng của ông Hai khi nghĩ tới khoảng thời gian đã qua ở làng chợ Dầu. - Sự tiếc nuối của anh thanh niên khi thời gian trò chuyện với ông họa sĩ và cô kĩ sư đã sắp hết và họ sắp phải chia tay nhau. GVKL: Các từ ngữ trên là thành phần cảm thán. ? Em hãy NX vị trí của từ ngữ in đậm? GV nhấn mạnh: Khi đứng trong một câu cùng với các thành phần câu khác các từ ngữ này thường đứng ở đầu câu. ? Theo em, các từ ngữ này có thể tách ra thành câu riêng được không? - Tách được - GV yêu cầu học sinh tách. a. Ồ! Sao mà độ ấy vui thế. b. Trời ơi! Chỉ còn có năm phút! ? Khi tách ra như vậy, nội dung của câu có thay đổi không ? - Nội dung của câu không thay đổi. ? Vậy câu được tách đó thuộc kiểu câu nào đã học? - Câu đặc biệt. ? Thành phần cảm thán được dùng để làm gì ? ? Thành phần gọi đáp được dùng để làm gì? ? Em có nhận xét gì về vị trí của các từ ngữ trên ? ? Khi đứng ở trong câu, các từ ngữ trên được phân cách với thành phần chính của câu bằng dấu hiệu nào ? GVKL: ? Thành phần phụ chú được dùng để làm gì ? ? Nếu bỏ các từ ngữ in đậm trong các ví dụ trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có thay đổi không ? Vì sao ? GV: sử dụng KT trình bày 1 phút, HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung - GVKL. ? Đặt câu có sử dụng 4 thành phần trên ? HS: HĐ cá nhân 2 phút, mỗi thành phần đặt 1 câu, trình bày, nhận xét. * Ví dụ: - TP tình thái + Chắc là hôm nay trời nắng to đấy. -> Chỉ độ tin cậy cao. + Hôm qua bạn Anh nghỉ học chắc chắn bạn ấy bị ốm. -> Chỉ độ tin cậy cao. + Mọi việc dường như đã ổn. + Hình như Lan bị ốm. + Có lẽ trời còn rét nữa. -> Chỉ độ tin cậy thấp. + Cháu chào bác ạ! -> chỉ thái độ kính trọng của người nói với người nghe. - TP cảm thán: + Ôi! Sao hôm nay buồn thế. + A! Mẹ đã về. - TP gọi đáp + Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Than Uyên ở đâu ạ ? -> Tạo lập quan hệ giao tiếp + Vâng, con đi ngay đây ạ . -> Duy trì quan hệ giao tiếp. - TP phụ chú + Bạn Ánh - lớp trưởng lớp tôi - không những học giỏi mà còn hát rất hay. - GV phát PHT số 2 ? Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa thành phần tình thái, cảm thán, phụ chú và gọi đáp ? HS: thảo luận cặp đôi 3 phút, trình bày, nhận xét, bổ sung. GVKL: trên bảng phụ. GV chốt: 4 thành phần trên được gọi là thành phần biệt lập. ? Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập? I. Thành phần biệt lập 1. Ví dụ 1 a. Chắc chắn -> Thể hiện độ tin cậy cao. b. Hình như -> Thể hiện độ tin cậy thấp. c. Theo tôi -> Thể hiện ý kiến của người nói. d. ạ -> Thái độ kính trọng của người nói đối với người nghe. => Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc trong câu. -> Thành phần tình thái 2. Ví dụ 2: a. Ồ: vui sướng Bộc lộ tâm lí b. Trời ơi: tiếc nuối của người nói. -> Thành phần cảm thán - Thường đứng ở đầu câu. Có khi tách thành câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. 3. Ví dụ 3 a. Này: dùng để gọi. -> Tạo lập cuộc giao tiếp. b. Thưa ông: dùng để đáp. -> Duy trì cuộc giao tiếp. -> Thành phần gọi-đáp. 4. Ví dụ a. Từ ngữ in đậm chú thích thêm cho: Đứa con gái đầu lòng. b. Cụm chủ vị in đậm chú thích cho suy nghĩ riêng của nhân vật tôi. - Tác dụng: Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. - Vị trí: Không bao giờ đứng ở đầu câu. - Thường được đặt giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, giữa hai dấu phẩy... -> Thành phần phụ chú. 5. Bài học (Sgk). * HĐ3: Luyện tập Kĩ thuật đặt câu hỏi, HSs cá nhân, HĐ chung. HS: đọc, nêu yêu cầu bài tập 1. HS: HĐ cá nhân 1’ ? Tìm thành phần tình thái, cảm thán trong các câu ? - 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở. HS: Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn trên bảng. - Gv kết luận. - HS xác định yêu cầu bài tập. HS: Chia sẻ nhóm đôi 2’ HS: sắp xếp, chia sẻ trước lớp, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - Lưu ý: Khi sử dụng các từ tình thái cần lựa chọn những từ thích hợp với mức độ chắc chắn của sự việc mình định nói đến. HS: Thảo luận cặp đôi 3 phút, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, kết luận. HS: đọc, xác định yêu cầu bài tập. HS: HĐ cá nhân 2 phút, kiểm tra chéo nhau, chia sẻ trước lớp. GV: nhận xét, kết luận. HS: đọc, xác định yêu cầu bài tập ? HS: thảo luận cặp đôi: 2 phút, đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV: nhận xét, kết luận. HS: đọc, xác định yêu cầu bài tập ? GV: chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm làm một ý trong 2 phút. HS: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - GV yêu cầu học sinh viết đoạn văn. - HS trình bày, nhận xét, cho điểm khuyến khích những em viết tốt. Ví dụ: Ba hồi trống vang lên, chúng tôi lại tất bật cho việc tập trung hàng ngũ để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt dưới cờ. Dường như ý thức của việc tập trung trong giờ này đối với chúng tôi, đã trở thành thông lệ, hàng ngũ giờ đây đã chỉnh tề, từ loa phong thanh giọng thầy tổng phụ trách vang lên: “Nghỉ . . . Nghiêm ... Bài hát Quốc ca thật hùng tráng, lúc trầm, lúc bỗng theo nhịp trống Đội. Còn thầy, cô và các bạn học sinh, những người ấy với gương mặt thật nghiêm trang hướng về lá cờ đỏ sao vàng được hai bạn học sinh kéo lên tung bay phất phới trên nền trời xanh thẳm. II. Luyện tập 1. Bài tập 1(T19) Xác định thành phần cảm thán, tình thái. a. có lẽ c. hình như -> Thành phần TT d. Chả nhẽ b. Chao ôi -> Thành phần CT. 2. Bài tập 2 (T19) Sắp xếp các từ ngữ đã cho theo trình tự tăng dần độ tin cậy. - dường như / hình như / có vẻ như -> có lẽ ->chắc là -> chắc hẳn-> chắc chắn. 3. Bài tập 3 (T19) - Từ chắc chắn là có độ tin cậy cao nhất. - Từ hình như có độ tin cậy thấp nhất. - Tác giả dùng từ chắc vì niềm tin vào sự việc sẽ có thể diễn ra theo hai khả năng: + Theo tình máu mủ huyết thống thì sự việc sẽ diễn ra như vậy. + Do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút. 4. Bài tập 4(T32). Xác định thành phần gọi- đáp, và cho biết mối quan hệ giữa người gọi và người đáp. - Từ dùng để gọi: này. - Từ dùng để đáp: vâng. -> Quan hệ trên - dưới, thân mật. 5. Bài tập 5(T32) Xác định thành phần gọi - đáp, cho biết lời gọi - đáp đó hướng tới ai. - Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi. - Đối tượng hướng tới của sự gọi: Tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt Nam. 6. Bài tập 6(T33). Tìm thành phần phụ chú, nêu tác dụng. a. kể cả anh bổ sung về đối tượng được nói trong câu mọi người. b. các thầy cô giáo...người mẹ bổ sung ý nghĩa về vai trò của những con người trong việc giáo dục thế hệ trẻ Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này. c. những ngời chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới bổ sung về đối tượng làm chủ thực sự của thế kỉ tới lớp trẻ d. có ai ngờ: thái độ ngạc nhiên của người nói. thương thương quá đi thôi thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình với nhân vật cô bé 7. Bài tập 7. Viết đoạn văn Viết đoạn văn ngắn giới thiệu buổi sinh hoạt dưới cờ ở trường em, trong đó có ít nhất một câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán * HĐ4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà) - Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 3 câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, trong đoạn văn có câu chứa thành phần tình thái, cảm thán. *HĐ5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm thành phần biệt lập sử dụng trong các tác phẩm văn học lớp 9 V. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau - Thế nào là thành phần biệt lập ? - Nêu công dụng của thành phần tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú ? - GV khái quát nội dung cơ bản. - Chuẩn bị: Luyện tập phép phân tích và tổng hợp + Yêu cầu: đọc kĩ ví dụ trả lời câu hỏi trong sgk, ....................................... * * * ................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_22_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.doc