Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 97+98 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức. Giúp HS nắm được

 - Đặc điểm của thành phần tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú.

 - Công dụng của các thành phần trên.

- Khái niệm các thành phần biệt lập.

 2. Kĩ năng

- Chỉ ra được điểm giống và khác nhau của các thành phần biệt lập.

- Nhận diện và giải thích được công dụng của các thành phần biệt lập.

- Biết đặt câu, viết đoạn văn có thành phần biệt lập.

 3. Thái độ

Học sinh luôn có ý thức sử dụng đúng thành phần tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú trong nói, viết.

 4. Định hướng năng lực

 a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

 b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Máy chiếu, PHT

 2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, làm các bài tập trong sgk. Thế nào là thành phần biệt lập ? Đặc điểm, công dụng của từng thành phần biệt lập ? Lấy ví dụ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 97+98 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /01/2020 Tiết 97,98 Bài 19 CHỦ ĐỀ: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp HS nắm được - Đặc điểm của thành phần tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú. - Công dụng của các thành phần trên. - Khái niệm các thành phần biệt lập. 2. Kĩ năng - Chỉ ra được điểm giống và khác nhau của các thành phần biệt lập. - Nhận diện và giải thích được công dụng của các thành phần biệt lập. - Biết đặt câu, viết đoạn văn có thành phần biệt lập. 3. Thái độ Học sinh luôn có ý thức sử dụng đúng thành phần tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú trong nói, viết. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy chiếu, PHT 2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, làm các bài tập trong sgk. Thế nào là thành phần biệt lập ? Đặc điểm, công dụng của từng thành phần biệt lập ? Lấy ví dụ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; phân tích, luyện tập, thực hành. 2. Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi, KT chia nhóm, KT trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: H. Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu ? Đặt 2 câu có thành phần khởi ngữ ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Kể tên các thành phần chính và thành phần phụ của câu ? - Thành phần chính: Chủ ngữ và vị ngữ. - Thành phần phụ: Trạng ngữ, khởi ngữ. Vậy bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết thêm một thành phần mới không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Đó là các thành phần biệt lập. Vậy thế nào là các thành phần biệt lập ? - Giải thích tên đầu bài - Vậy các thành phần biệt lập bao gồm những thành phần nào ? Chúng có đặc điểm và công dụng gì ? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV chia lớp làm 6 nhóm - Phát phiếu HT số 1 - HS HĐ nhóm 4 trong 5 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung. - GVKL - GVKL: Thành phần trên là thành phần tình thái. H. Vậy thành phần tình thái được dùng để làm gì ? H. Dựa vào đâu mà em hiểu được những từ ngữ “ồ”,“trời ơi” bộc lộ tâm lí người nói ? - Dựa vào phần câu tiếp theo. (sao mà độ ấy vui thế, chỉ còn có 5 phút!) - GV phân tích cụ thể trong ví dụ. - Tâm trạng vui sướng của ông Hai khi nghĩ tới khoảng thời gian đã qua ở làng chợ Dầu. - Sự tiếc nuối của anh thanh niên khi thời gian trò chuyện với ông họa sĩ và cô kĩ sư đã sắp hết và họ sắp phải chia tay nhau. - GVKL: Các từ ngữ trên là thành phần cảm thán. H. Em hãy nhận xét vị trí của từ ngữ in đậm ? - GV nhấn mạnh: Khi đứng trong một câu cùng với các thành phần câu khác các từ ngữ này thường đứng ở đầu câu. H. Theo em, các từ ngữ này có thể tách ra thành câu riêng được không ? Tách được. - GV yêu cầu học sinh tách. a. Ồ! Sao mà độ ấy vui thế. b. Trời ơi! Chỉ còn có năm phút! H. Khi tách ra như vậy, nội dung của câu có thay đổi không ? - Nội dung của câu không thay đổi. H. Vậy câu được tách đó thuộc kiểu câu nào đã học ? - Câu đặc biệt. H. Thành phần cảm thán được dùng để làm gì ? H. Thành phần gọi đáp được dùng để làm gì ? H. Em có nhận xét gì về vị trí của các từ ngữ trên ? H. Khi viết, các từ ngữ trên được đặt giữa những dấu nào ? - GVKL H. Thành phần phụ chú được dùng để làm gì ? H. Nếu bỏ các từ ngữ in đậm trong các ví dụ trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có thay đổi không ? Vì sao ? - GV sử dụng KT trình bày 1 phút, HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung - GVK H. Đặt câu có sử dụng 4 thành phần trên ? - HSHĐ cá nhân 2 phút, mỗi thành phần đặt 1 câu, trình bày, nhận xét. - GV phát PHT số 2 H. Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa thành phần tình thái, cảm thán, phụ chú và gọi đáp ? - HS thảo luận cặp đôi 3 phút, trình bày, nhận xét, bổ sung. - GVKL trên máy chiếu. - GV chốt: 4 thành phần trên được gọi là thành phần biệt lập. H. Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập? - GV sử dụng trò chơi ô chữ để khái quát kiến thức của bài. I. Thành phần biệt lập 1. Ví dụ 1 a. Chắc chắn -> Thể hiện độ tin cậy cao. b. Hình như -> Thể hiện độ tin cậy thấp. c. Theo tôi -> Thể hiện ý kiến của người nói. d. ạ -> Thái độ kính trọng của người nói đối với người nghe. => Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc trong câu. -> Thành phần tình thái 2. Ví dụ 2: a. Ồ Bộc lộ tâm lí của ng. nói b. Trời ơi Ồ: vui sướng Trời ơi: tiếc nuối -> Thành phần cảm thán - Thường đứng ở đầu câu. Có khi tách thành câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. 3. Ví dụ 3 a. Này: dùng để gọi. -> Tạo lập cuộc giao tiếp. b. Thưa ông: dùng để đáp. -> Duy trì cuộc giao tiếp. -> Thành phần gọi-đáp. 4. Ví dụ a. Từ ngữ in đậm chú thích thêm cho: Đứa con gái đầu lòng. b. Cụm chủ vị in đậm giải thích thêm cho suy nghĩ riêng của nhân vật tôi. - Tác dụng: Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. - Không bao giờ đứng ở đầu câu. - Thường được đặt giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, giữa hai dấu phẩy, giữa 2 dấu gạch ngang,... -> Thành phần phụ chú. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Hoạt động của GV - HS Nội dung - HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 1. - Tìm thành phần tình thái, cảm thán trong các câu ? - 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở. - Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn trên bảng. - Gv kết luận. - HS xác định yêu cầu bài tập. - HS sắp xếp, chia sẻ trước lớp, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - Lưu ý: Khi sử dụng các từ tình thái cần lựa chọn những từ thích hợp với mức độ chắc chắn của sự việc mình định nói đến. - Thảo luận cặp đôi 3 phút, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, kết luận. - GV phát PHT số 3 - HS HĐ cặp đôi 2 phút, chia sẻ trước lớp, nhận xét, bổ sung - GV KL trên máy chiếu - Đối tượng hướng tới của sự gọi: Tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt Nam. - GV phát PHT số 4 - HS thảo luận nhóm 4, 3 phút. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV KL trên máy chiếu. - GV yêu cầu học sinh viết đoạn văn 3 phút - HS trình bày, nhận xét, cho điểm khuyến khích những em viết tốt. II. Luyện tập 1. Bài tập 1(T19) Xác định thành phần cảm thán, tình thái. a. có lẽ c. hình như -> Thành phần TT d. Chả nhẽ b. Chao ôi -> Thành phần CT. 2. Bài tập 2 (T19) Sắp xếp các từ ngữ đã cho theo trình tự tăng dần độ tin cậy. - dường như / hình như / có vẻ như -> có lẽ ->chắc là -> chắc hẳn-> chắc chắn. 3. Bài tập 3 (T19) - Từ chắc chắn là có độ tin cậy cao nhất. - Từ hình như có độ tin cậy thấp nhất. - Tác giả dùng từ chắc vì niềm tin vào sự việc sẽ có thể diễn ra theo hai khả năng: + Theo tình máu mủ huyết thống thì sự việc sẽ diễn ra như vậy. + Do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút. 4. Bài tập 1,2 (T32) Tìm thành phần gọi- đáp; từ gọi, từ đáp, quan hệ; lời gọi –đáp hướng đến ai Thành phần gọi - đáp Quan hệ gọi - đáp Từ gọi Từ đáp Này Vâng Trên - dưới Bầu ơi Không hướng đến riêng ai. 5. Bài tập 3,4 (T33). Tìm thành phần phụ chú, từ ngữ liên quan, điều được bổ sung. Câu TP phụ chú Từ ngữ liên quan Điều được bổ sung a kể cả anh mọi người Giải thích thêm mọi người trong đó có anh b các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này Xác định cụ thể những người nắm giữ chìa khóa của giáo dục. c những người chủ thực sự của đất nước lớp trẻ Bổ sung vai trò của lớp trẻ trong tương lai d - có ai ngờ - thương thương quá đi thôi Cô bé Mắt đen tròn - Sự ngạc nhiên của người nói - Xúc động của “tôi” trước nụ cười và đôi mắt của cô gái. 6. Viết đoạn văn Viết đoạn văn ngắn giới thiệu buổi sinh hoạt dưới cờ ở trường em, trong đó có ít nhất một câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà) - Viết đoạn văn nói về cả xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, ảnh, tượng,...) trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm thành phần biệt lập sử dụng trong các tác phẩm văn học lớp 9 V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Thế nào là thành phần biệt lập ? - Nêu công dụng của thành phần tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú ? - GV khái quát nội dung cơ bản. - Chuẩn bị: Phép phân tích và tổng hợp Yêu cầu: đọc kĩ ví dụ trả lời câu hỏi trong sgk. CHCB: H. Thế nào là phép phân tích và tổng hợp ? H. Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp ? H. Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận ? ---------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_9798_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.doc