I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Bước đầu nắm được nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con
người.
- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu, cảm nhận văn bản nghị luận.
3. Thái độ:
- Hiểu được vai trò của văn nghệ trong đời sống.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nắm vững nội dung, kiến thức, tham khảo tài liệu.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, đọc tích cực
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
H. Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn và đọc sách như thế nào?
b. Kiểm tra bài mới:
H. Văn bản Tiếng nói của văn nghệ thuộc kiểu văn bản nào?
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 93: Tiếng nói của văn nghệ (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9B- 2/1/2020
Tiết 93-Văn bản
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (tiết 1)
(Nguyễn Đình Thi)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Bước đầu nắm được nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con
người.
- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu, cảm nhận văn bản nghị luận.
3. Thái độ:
- Hiểu được vai trò của văn nghệ trong đời sống.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nắm vững nội dung, kiến thức, tham khảo tài liệu.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, đọc tích cực
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
H. Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn và đọc sách như thế nào?
b. Kiểm tra bài mới:
H. Văn bản Tiếng nói của văn nghệ thuộc kiểu văn bản nào?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Văn nghệ có nội dung và sức mạnh riêng độc đáo như thế nào? Nhà nghệ sĩ sáng
tác tác phẩm với mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận, đến với quần chúng
nhân dân bằng con đường nào? Nguyễn Đình Thi đã góp phần trả lời những câu hỏi trên
qua bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục Tiếng nói của văn nghệ.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ, năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
- HS đọc chú thích SGK.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả, văn bản.
a. Tác giả:
H. Căn cứ vào chú thích SGK hãy nêu
một vài nét cơ bản về tác giả?
- GV giới thiệu, mở rộng về tác giả.
H. Hoàn cảnh ra đời của văn bản?
- GV nêu yêu cầu đọc, 3 hs đọc - n/ xét.
- Chú ý các dẫn chứng thơ.
H. Giải thích cụm từ phật giáo diễn ca?
- Phật giáo diễn ca: bài thơ dài nôm na
dễ hiểu về nội dung đạo phật.
H. Văn bản thuộc kiểu văn bản nào?
H. Trình bày các luận điểm của phần
trích? Nêu nội dung của luận điểm?
Hs hoạt động nhóm 4 phút
- Luận điểm 1: Nội dung của văn nghệ
là phản ánh hiện thực khách quan, lời
gửi, lời nhắn nhủ của nhà nghệ sĩ tới
người đọc... từ đầu đến một cách sống
của tâm hồn.
- Luận điểm 2: Sức mạnh kì diệu của
văn nghệ phần còn lại.
H. Nhan đề của bài viết thể hiện điều
gì?
* Nhan đề thể hiện tính khái quát và gợi
sự gần gũi, nó bao hàm cả nội dung lẫn
cách thức, giọng điệu nói của văn nghệ.
- HS đọc phần 1.
H. Xác định luận điểm?
H. Phản ánh của văn nghệ theo Nguyễn
Đình Thi có điểm gì đặc biệt ?
H. Để làm sáng tỏ vấn đề đó tác giả đã
dùng dẫn chứng nào?
- Dẫn từ 2 tác giả vĩ đại của văn học
dân tộc. “Nguyễn Du hay tôn- xtôi”
Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003)
- Sáng tác và hoạt động văn nghệ từ trước
cách mạng T8/ 1945.
- Là cây bút lí luận phê bình có tiếng.
- Năm 1996 được nhà nước trao tặng Giải
thưởng HCM về VHNT.
b. Văn bản:
- Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ viết
năm 1948 (thời kì đầu cuộc kháng chiến
chống Pháp)
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
a. Đọc:
b. Chú thích: (SGK)
3. Thể loại.
- Thể loại: kiểu văn bản nghị luận.
- Vấn đề: Văn nghệ.
4. Bố cục.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
- Văn nghệ không chỉ phản ánh cái khách
quan mà còn biểu hiện cái chủ quan của
người sáng tạo.
- Văn nghệ lấy chất liệu ở tư tưởng tình
cảm của người viết gửi vào đó lời nhắn
nhủ của riêng mình.
- Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- An- na- Ca- rê- nhi- na của Lép- tôn-
xtôi.
H. Em có nhận xét gì về hai dẫn chứng
đó?
- Hai câu thơ nổi tiếng của tác phẩm
truyện Kiều với lời bình.
- Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân tươi
đẹp. Làm chúng ta rung động với cái
đẹp lạ lùng mà tác giả đã miêu tả. Cảm
thấy trong lòng ta có sự sống tươi trẻ
luôn tái sinh. Đó chính là 1 lời gửi, lời
nhắn 1 trong những nội dung cuả truyện
Kiều.
- Cái chết thảm khốc của nhân vật An-
na-Ca-rê-nhi-na đã làm cho người đọc
cảm thấy bâng khuâng thương cảm khó
quên.
H. Thông qua hai dẫn chứng tác giả
muốn gửi gắm điều gì tới bạn đọc?
- Đó là lời gửi, lời nhắn, là ND tư
tưởng, tình cảm độc đáo của tác phẩm
văn học.
H. Vì sao những lời gửi gắm của các
tác giả đến với người đọc lại phong phú
sâu sắc vậy?
- Bởi các tác phẩm văn nghệ đã làm cho
các lời khuyên lí thuyết khô khan trở
nên tình cảm rung động lòng người.
- GV bình:
H. Vì sao tác giả viết lời gửi của văn
nghệ sĩ cho nhân loại, cho đời sau phức
tạp hơn, phong phú và sâu sắc hơn
những bài học luân lí triết lí đời người.
Lời khuyên xử thế dù là triết lí nổi tiếng
sau sắc?
- Để nêu rõ tính phong phú, phức tạp,
sâu sắc của nó, đi sâu bàn về nội dung
của văn nghệ, tư tưởng, tình cảm của
nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm...
H. Nội dung của văn nghệ có điểm gì
khác với nội dung của các môn khoa
học khác?
H. Em có nhận xét gì về NT nghị luận
của tác giả trong phần VB này?
H. Bằng cách lập luận ấy, tác giả muốn
nhấn mạnh và lưu ý người đọc ở ND
phản ánh thể hiện của văn nghệ là gì?
- Nội dung của văn nghệ tập trung miêu
-> Dẫn chứng tiêu biểu, cách nêu dẫn
chứng cụ thể.
- Người đọc rung động trước cái đẹp mà
tác giả đã miêu tả. Là lời nhắn gửi tới
truyện Kiều.
=> Tác giả muốn gửi những bài học luân lí
về những ứng xử trong cuộc sống.
-> Văn nghệ làm rung động nhận thức của
từng người, nó được mở rộng và phát huy
qua từng thế hệ người đọc, người xem...
-> Luận cứ cụ thể, kết hợp với miêu tả và
tự sự.
=> Hiện thực mang tính cụ thể, sinh động
đời sống tình cảm của con người qua cái
nhìn, tình cảm cá nhân của người nghệ sĩ.
tả khám phá chiều sâu tính cách số phận
con người ... qua cái nhìn tình cảm của
người nghệ sĩ.
Hoạt động 3: Luyện tập
Hs đọc lại văn bản
Hoạt động 4: Vận dụng
- Viết đoạn văn nêu cảm nhậncủa em về nội dung của văn nghệ
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Tìm dẫn chứng chứng minh: Văn nghệ làm rung động nhận thức của từng người, nó
được mở rộng và phát huy qua từng thế hệ người đọc, người xem...
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Nắm vững tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
- Vai trò của văn nghệ đối với đời sống con người.
- Học bài chuẩn bị phần tiếp theo
+ Tìm hiểu tiếng nói của văn nghệ
+ Khả năng kì diệu của văn nghệ
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_93_tieng_noi_cua_van_nghe_tiet_1.pdf